Nghiên cứu biểu đồ nhịp tim thai bất thường trong chuyển dạ tại bệnh viện phụ sản trung ương

Nghiên cứu biểu đồ nhịp tim thai bất thường trong chuyển dạ tại bệnh viện phụ sản trung ương

Tóm tắt luận văn chuyên khoa 2 Nghiên cứu biểu đồ nhịp tim thai bất thường trong chuyển dạ tại bệnh viện phụ sản trung ương.Suy thai là một tình trạng đe dọa sinh mạng thai, sức khỏe thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này[1].Vì thế phát hiện sớm những trường hợp suy thai là một nhiệm vụ quan trọng của người thầy thuốc sản khoa để cho ra đời một đứa trẻ khỏe mạnh.
Có hai loại suy thai: suy thai mãn và suy thai cấp trong chuyển dạ. Suy thai mãn là tình trạng thiếu oxy, dinh dưỡng cho thai từ khi còn là bào thai gặp trong những thai nghén có nguy cơ cao. Tử vong do suy thai mãn thường gặp khi chuyển dạ, xuất hiện một tình trạng suy thai cấp trên nền một suy thai mãn. Suy thai cấp là hậu quả của sự rối loạn trao đổi khí giữa mẹ và con trong lúc chuyển dạ làm cho thai bị thiếu oxy. Suy thai cấp trong chuyển dạ là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong chu sinh[1]. Theo nghiên cứu của Hyattsvill tại Hoa kỳ năm 1994, tỷ lệ suy thai cấp là 42,9/1000 trẻ[2]. Tỷ lệ tử vong vì suy thai cấp tính là 17,3/100.000 trẻ đẻ ra sống.Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Mai năm 1998 tại BV PSTW, tỷ lệ trẻ đẻ ra ngạt là 1%.[3]


Từ thập kỷ 50, máy Monitor sản khoa đã được áp dụng để theo dõi sự thay đổi của nhịp tim thai trong thời kỳ thai nghén và trong chuyển dạ để phát hiện những trường hợp suy thai. Trong thực tế, nhiều trường hợp có biểu hiện bất thường trên biểu đồ theo dõi nhịp tim thai liên tục và được chẩn đoán là suy thai cấp nhưng khi trẻ đẻ ra lại có chỉ số Apgar bình thường. Theo Phạm Văn Oánh, trong số 236 trường hợp mổ lấy thai vì suy thai tại Bệnh viện phụ sản trung ương năm 2000 thì chỉ có 175 trường hợp mổ là hợp lý[4]. Vì vậy, việc nghiên cứu các dạng biểu đồ nhịp tim thai để xác định chuẩn đoán suy thai là rất cần thiết để hạn chế các trường hợp mổ lấy thai không hợp lý. Gần đây nhiều tác giả nước ngoài như Sameshima (2004), William (2003), Freeman (2003)… đã đi sâu vào phân tích các dạng biểu đồ nhịp tim thai để xác định chuẩn đoán suy thai. Tại Việt Nam chưa thấy có những nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu biểu đồ nhịp tim thai bất thường trong chuyển dạ tại bệnh viện phụ sản trung ương” này nhằm mục tiêu.
                    Mục tiêu của đề tài
1.    Mô tả các biểu đồ nhịp tim thai bất thường trong chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2.    Nhận xét thái độ xử trí và tình trạng trẻ sơ sinh của những trường hợp trên.

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. SUY THAI    3
1.1.1. Khái niệm về suy thai    3
1.1.2. Giải phẫu và sinh lý tuần hoàn tử cung -rau    3
1.1.3. Sinh lý bệnh suy thai cấp tính trong chuyển dạ    4
1.1.4. Các đáp ứng của thai với tình trạng thiếu oxy    6
1.1.5. Một số thăm dò đánh giá tình trạng thai trước khi sinh    7
1.1.6. Một số phương pháp đánh giá tình trạng thai sau sinh.    9
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỂ MONITOR SẢN KHOA    9
1.2.1. Lịch sử phát triển của Monitoring sản khoa.    9
1.2.2. Cấu tạo của máy monitor sản khoa    10
1.2.3. Các chỉ định theo dõi nhịp tim thai liên tục    11
1.2.4. Phân tích nhịp tim thai    12
1.2.5. Các phương pháp theo dõi liên tục nhịp tim thai    26
1.2.6. Theo dõi và xử trí suy thai cấp trong chuyển dạ    28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân    30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.    30
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu.    30
2.2.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu .    31
2.2.3. Cách tiến hành.    31
2.2.4. Các tiêu chuẩn phân loại, đánh giá số liệu thu thập.    32
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU.    34
2.3.1. Tính giá trị trung bình    34
2.3.2. Sử dụng thuật toán.    34
2.3.3. Tính OR đa biến    34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    35
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SẢN PHỤ.    35
3.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THAI    36
3.3. BIỂU HIỆN CÁC BẤT THƯỜNG TRÊN BIẾU ĐỒ THEO DÕI NHỊP TIM THAI LIÊN TỤC.    36
3.3.1. Tỉ lệ suy thai    36
3.3.2. Tỉ lệ các dạng biểu đồ bất thuờng.    37
3.3.3. Các bất thường về nhịp tim thai cơ bản    38
3.3.4. Các bất thường về độ dao động của nhịp tim thai    39
3.4. LIÊN QUAN GIỮA DÂY RAU, NƯỚC ỐI VÀ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ NHỊP TT LIÊN TỤC BẤT THƯỜNG VỚI TÌNH TRẠNG SUY THAI    41
3.4.1. Yếu tố dây rau.    41
3.4.2. Yếu tố nước ối    41
Chương 4: BÀN LUẬN    44
KẾT LUẬN    44
KIẾN NGHỊ    44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1:     Tuổi của sản phụ    35
Bảng 3.2.     Các đặc điểm chung của sản phụ và tình trạng suy thai.    35
Bảng 3.3.     Đặc điểm thai liên quan đến tình trạng suy thai    36
Bảng 3.4:     Tỉ lệ suy thai    36
Bảng 3.5.     Tỉ lệ chung của các dạng biểu đồ nhịp tim thai liên tục bất thường    37
Bảng 3.6.     Tỉ lệ suy thai của các dạng biểu đồ nhịp tim thai liên tục bất thường    37
Bảng 3.7:     Tỉ lệ trẻ có chỉ số Apgar < 7 điểm ở nhóm NTTCB bất thường đơn thuần    38
Bảng 3.8.     Phân tích đa biến về mối tương quan giữa nhịp tim thai cơ bản bất thường và độ dao động với số trẻ có chỉ số Apgar < 7 điểm    38
Bảng 3.9.     Phân bố tỉ lệ trẻ có chỉ số Apgar < 7 điểm theo độ dao động    39
Bảng 3.10.     Phân tích đa biến về mối liên quan giữa độ dao động loại 0 và loại 1 kết hợp với các loại giảm nhịp tim thai.    39
Bảng 3.11.     Biên độ (độ sâu) của các loại NTT bất thường và tình trạng Apgar của trẻ sau sinh.    40
Bảng 3.12.     Thời gian kéo dài của các loại NTT bất thường và tình trạng Apgar của trẻ sau sinh    41
Bảng 3.13.     Tỉ lệ dây rau bất thường ở các loại giảm nhịp tim thai    41
Bảng 3.14.     Liên quan giữa màu sắc nước ối và các loại Dip    41
Bảng 3.15.     Bảng giá trị chuẩn đoán suy thai dựa vào biên độ và thời gian kéo dài của các dấu hiệu bất thường    42
Bảng 3.16.     Các phương pháp xử trí suy thai    43

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment