Nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu-thiếu cơ ở người cao tuổi

Nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu-thiếu cơ ở người cao tuổi

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu – thiếu cơ ở người cao tuổi.Già hóa dân số đã trở thành một trong những biến đổi xã hội quan trọng nhất của thế kỷ XXI, có tác động đến hầu hết các lĩnh vực của xã hội, bao gồm cả thị trường lao động và tài chính, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, chẳng hạn như nhà ở, giao thông vận tải, bảo trợ xã hội, cũng như cấu trúc gia đình, mối quan hệ giữa các thế hệ, chăm sóc sức khỏe. Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử, số người từ 65 tuổi trở lên đông hơn trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu. Số người từ 80 tuổi trở lên được dự báo sẽ tăng gấp ba lần, từ 143 triệu người vào năm 2019 lên 426 triệu người vào năm 20501.
Suy yếu – Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty syndrome) là tình trạng người cao tuổi suy giảm cân bằng nội môi của một số hệ thống cơ thể và dễ bị tổn thương hơn đối với các yếu tố gây stress mà cuối cùng có thể dẫn đến các biến cố tiêu cực liên quan đến sức khỏe như tàn tật, gia tăng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thậm chí là tử vong2. Khoảng 1/4 số người trên 85 tuổi mắc suy yếu do đó việc xác định những người cao tuổi suy yếu là một ưu tiên sức khỏe cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho rằng hội chứng suy yếu được xác định bằng sự mất dần nguồn dự trữ sinh học tuy nhiên có thể điều chỉnh quỹ đạo của hội chứng suy yếu thông qua các biện pháp can thiệp hoạt động thể chất và dinh dưỡng3-6.


Thiếu cơ (Sarcopenia) được định nghĩa là sự mất dần khối lượng cơ và sức mạnh, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Đó là do cấu trúc cơ mỡ của cơ thể thay đổi theo sự gia tăng của tuổi. Chẩn đoán thiếu cơ bao gồm mức độ giảm của 3 đặc điểm sau: sức mạnh cơ, số lượng hoặc chất lượng cơ và hoạt động thể chất7. Sự thoái hóa cơ xương như vậy, có thể cản trở các hoạt động hàng ngày và có giá trị tiên đoán về kết cục bất lợi, gia tăng tỷ lệ biến chứng, tử vong và bệnh tật trong các thủ thuật phẫu thuật lớn8. Hơn nữa, cả hai tiêu chí giảm khối lượng cơ hoặc chức năng cơ đều là những yếu tố nguy cơ gây mất độc lập ở bệnh nhân trên 90 tuổi9.
Trên thực tế lâm sàng, thiếu cơ và suy yếu thường được chẩn đoán muộn bởi nó được coi như một phần của “quá trình lão hóa bình thường” với tốc độ giảm khối lượng và sức mạnh cơ rất chậm. Suy yếu và thiếu cơ đều dẫn đến các kết cục bất lợi ở người cao tuổi như: té ngã, tăng tỷ lệ nhập viện, thậm chí là tử vong, vì vậy việc xác định, chẩn đoán sớm người cao tuổi mắc suy yếu và thiếu cơ là rất cần thiết trong thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế cũng như trong cộng đồng10. Đồng thời cả suy yếu và thiếu cơ là 02 yếu tố có thể phục hồi một phần, có mối quan hệ nhân quả với các tình trạng bệnh lý, dinh dưỡng, và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi11. Điều đó cũng đặt ra một thách thức lớn đối với ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vì người cao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh mạn tính do suy giảm chức năng của nhiều cơ quan, tổ chức. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ liên quan đến suy yếu, thiếu cơ ở người cao tuổi12. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam, các nghiên cứu về suy yếu – thiếu cơ đặc biệt là các nghiên cứu trên quần thể người cao tuổi sống ở cộng đồng được công bố vẫn còn khá ít. Với mong muốn tìm hiểu, xem xét tác động của các yếu tố nhân khẩu học, lối sống và các tình trạng sức khỏe khác nhau đối với sự phát triển của suy yếu và thiếu cơ cũng như tác động của chúng đối với sự xuất hiện các kết quả bất lợi ở người cao tuổi ở cộng đồng, từ đó xác định, chẩn đoán sớm những đối tượng có nguy cơ cao mắc các kết cục bất lợi, giúp điều trị và kiểm soát, phòng ngừa các kết cục bất lợi về sức khỏe ở người cao tuổi nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu – thiếu cơ ở người cao tuổi”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tỷ lệ suy yếu (Frailty), thiếu cơ (Sarcopenia) ở người cao tuổi sống trong cộng đồng. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy yếu, thiếu cơ, đồng thời phân tích mối liên quan giữa tình trạng suy yếu, thiếu cơ với các kết cục bất lợi (tử vong, nhập viện, té ngã) ở người cao tuổi.
Mục tiêu cụ thể
1.    Khảo sát tỷ lệ suy yếu, thiếu cơ ở người cao tuổi sinh sống trên địa bàn Quận 9 (nay là thành phố Thủ Đức), Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.
2.    Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy yếu, tình trạng thiếu cơ ở người cao tuổi.
Phân tích mối liên quan giữa tình trạng suy yếu, thiếu cơ, sự đồng mắc suy yếu – thiếu cơ ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu với một số kết cục bất lợi về sức khỏe (tử vong, nhập viện, té ngã) ở người cao tuổi sau 6 tháng theo dõi.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN    i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT    iv
DANH MỤC CÁC BẢNG    vii
DANH MỤC CÁC HÌNH    ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ    x
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Đại cương về người cao tuổi và già hóa dân số tại Việt Nam    4
1.2.    Đại cương về suy yếu (Frailty syndrome), đại cương về thiếu cơ    7
1.3.    Các yếu tố liên quan đến suy yếu, thiếu cơ    29
1.4.    Mối liên quan giữa suy yếu, thiếu cơ, suy yếu – thiếu cơ với kết cục
bất lợi về sức khỏe ở người cao tuổi    35
1.5.    Nghiên cứu trong và ngoài nước    40
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    45
2.1.    Thiết kế nghiên cứu    45
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    45
2.3.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    45
2.4.    Cỡ mẫu của nghiên cứu    46
2.5.    Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc    48
2.6.    Phương pháp và công cụ đo lường,    thu thập số liệu    58
2.7.    Quy trình nghiên cứu    66
2.8.    Phương pháp phân tích dữ liệu    69
2.9.    Đạo đức trong nghiên cứu    70
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    72
3.1.    Tỷ lệ suy yếu, thiếu cơ ở người cao tuổi    72
3.2.    Suy yếu, thiếu cơ và các yếu tố liên quan    79
3.3.    Suy yếu, thiếu cơ và các kết cục bất lợi ở người cao tuổi    87
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    96
4.1.    Tỷ lệ suy yếu, thiếu cơ ở người cao tuổi    96
4.2.    Suy yếu, thiếu cơ và các yếu tố liên quan    108
4.3.    Giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu và thiếu cơ    119
KẾT LUẬN    130
KIẾN NGHỊ    132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định thiếu cơ    27
Bảng 1.2. Các kĩ thuật xác định khối lượng, sức mạnh và khả năng thực hiện động tác của cơ sử dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng    28
Bảng 1.3. Tỷ lệ suy yếu ở một số nghiên cứu về suy yếu ở người cao tuổi châu Á theo tiêu chuẩn Fried    41
Bảng 2.1. Giá trị thời gian đi bộ hiệu chỉnh theo giới và chiều cao    51
Bảng 2.2. Giá trị sức mạnh bàn tay hiệu chỉnh theo giới và BMI    52
Bảng 2.3. Tóm tắt thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu theo mục tiêu nghiên cứu    61
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu và phương tiện nghiên cứu    65
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu    73
Bảng 3.2. Một số chỉ số về nhân trắc của quần thể nghiên cứu    74
Bảng 3.3. Một số đặc điểm về bệnh lý của quần thể nghiên cứu    75
Bảng 3.4. Các tiêu chí thành phần chẩn đoán thiếu cơ theo AWGS 2019    78
Bảng 3.5. Các đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu liên quan với suy    yếu:
phân tích hồi quy đơn biến    79
Bảng 3.6. Mối liên quan của BMI với suy yếu: phân tích hồi quy đơn biến.. 80
Bảng 3.7. Mối liên quan của một số bệnh lý với suy yếu: phân tích hồi quy đơn biến    80
Bảng 3.8. Phân tích đa biến mối liên quan giữa suy yếu với các yếu tố liên quan.. 81
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thiếu cơ và đặc điểm chung mẫu nghiên cứu:
phân tích hồi quy đơn biến    82
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thiếu cơ và BMI: phân tích hồi quy đơn biến    83
Bảng 3.11. Mối liên quan của một số bệnh lý với thiếu cơ: phân tích hồi quy đơn biến    84
Bảng 3.12. Mối liên quan thiếu cơ và các tiêu chí đánh giá suy yếu theo tiêu chuẩn Fried: phân tích hồi quy đơn biến    85Bảng 3.13. Phân tích đa biến mối liên quan giữa thiếu cơ với các yếu tố liên quan 86Bảng 3.14. Đặc điểm mẫu nghiên cứu giai đoạn nghiên cứu đoàn hệ tại thời
điểm bắt đầu nghiên cứu    87
Bảng 3.15. Đặc điểm mẫu nghiên cứu về tình trạng sức khỏe của giai đoạn nghiên cứu đoàn hệ tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu    88
Bảng 3.16. Kết cục bất lợi sau 6 tháng theo dõi    89
Bảng 3.17. So sánh kết cục bất lợi chung giữa nhóm chứng và nhóm phơi nhiễm…90 Bảng 3.18.    Các tiêu chí đánh giá suy yếu và kết cục bất lợi chung    90
Bảng 3.19.    Các mức độ suy yếu và kết cục bất lợi chung    91
Bảng 3.20.    Suy yếu và kết cục bất lợi chung    91
Bảng 3.21.    Các yếu tố đánh giá thiếu cơ và kết cục bất lợi chung    92
Bảng 3.22.    Các mức độ thiếu cơ và kết cục bất lợi chung    92
Bảng 3.23.    Thiếu cơ và kết cục bất lợi chung    93
Bảng 3.24.    Đồng mắc suy yếu – thiếu cơ và kết cục bất lợi chung    93
Bảng 3.25. Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa kết cục bất lợi và các yếu tố liên quan    94
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.    Tháp dân số Việt Nam, 2009 và 2019    5
Hình 1.2.    Sự phát triển của suy yếu liên quan đến tuổi    10
Hình 1.3.    Cơ chế bệnh học của suy yếu    12
Hình 1.4.    Thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu (Clinical Fraity    Scale –    CFS) … 16
Hình 1.5.    Cơ chế bệnh học của thiếu cơ    19
Hình 1.6.    Hình ảnh phân tích cơ mỡ trên DXA của một phụ    nữ 84    tuổi    21
Hình 1.7.    Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thiếu cơ    35
Hình 2.1.    Tư thế thực hiện test đo Cơ lực tay    55
Hình 2.2.    Test tốc độ đi bộ bình thường    56
Hình 2.3.    Thước đo chiều cao Inbody InLab    63
Hình 2.4.    Lực kế cầm tay Jamar TM Hidraulic Hand Dynamometer    5030 J1…. 63
Hình 2.5.    Đồng hồ Jamar Electronic Timer/Stopwatch    64
Hình 2.6.    Máy phân tích thành phần cơ thể Inbody 770    64
Hình 2.7.    Sơ đồ nghiên cứu    68
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % theo giới tính    72
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ suy yếu của quần thể nghiên cứu theo mức độ suy yếu và
theo giới    76
Biểu đồ 3.3. Các tiêu chí thành phần chẩn đoán suy yếu theo tiêu chuẩn Fried    77
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thiếu cơ theo AWGS 2019    77
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ suy yếu, thiếu cơ, đồng mắc suy yếu và thiếu cơ    78

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment