Đánh giá chất lượng cuộc sống và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Đánh giá chất lượng cuộc sống và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tim mạn tính

Luận án tiến sĩ y học Đánh giá chất lượng cuộc sống và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tim mạn tính.Suy tim là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, trên thế giới có khoảng 64,3 triệu người mắc suy tim, tỷ lệ mắc suy tim gia tăng theo tuổi. Ở người cao tuổi, suy tim là nguyên nhân nhập viện và tử vong hàng đầu1. Tiên lượng sống sau 5 năm còn kém hơn so với một số loại ung thư2. Tử vong sau 5 năm ở bệnh nhân suy tim tâm thu độ IV theo phân độ chức năng của Hội Tim mạch New York (NYHA IV) khoảng 50%. Suy tim là bệnh lý tiến triển, tái phát dẫn đến phải nhập viện nhiều lần vì vậy ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và làm tăng gánh nặng kinh tế của bệnh nhân. Chi phí toàn cầu năm 2012 cho điều trị suy tim ước tính 108 tỷ đô la3.


Bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính có gánh nặng triệu chứng nặng nề bên cạnh các triệu chứng về thể chất như khó thở, phù, mệt… còn các triệu chứng tâm lý như lo âu, trầm cảm. Ngoài triệu chứng của bệnh còn thêm triệu chứng của bệnh đồng mắc, triệu chứng do sử dụng nhiều thuốc gây ra khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm4. Một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã chứng minh chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim kém hơn so với các bệnh mạn tính khác như bệnh phổi mạn tính, khớp, bệnh tim thiếu máu cục bộ và cả nhóm dân số khỏe mạnh5. Mục tiêu điều trị suy tim mạn tính ở người cao tuổi là giảm triệu chứng, ngăn ngừa nhập viện, kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chăm sóc giảm nhẹ với mục tiêu “cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh với những bệnh đe dọa tính mạng thông qua kiểm soát các vấn đề về thể chất, tâm lý, tinh thần” nên ngoài điều trị suy tim tối ưu thì chăm sóc giảm nhẹ được khuyến cáo. Tổ chức y tế thế giới ước tính có 35 % trong tổng số 40 triệu người bị bệnh tim mạch có nhu cầu được chăm sóc giảm nhẹ6. Tuy nhiên khoảng 86 % trong số đó không nhận được chăm sóc này. Việc đưa chăm sóc giảm nhẹ vào trong quản lý suy tim đã được xây dựng thành các khuyến cáo điều trị. Năm 2013 hướng dẫn của Trường môn Tim mạch hoa kỳ và Hội Tim mạch Hoa kỳ (ACC/AHA) khuyến cáo áp dụng chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân suy tim tiến triển với mức IB, đến năm 2022 khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân suy tim với mức IC7. Một nghiên cứu về can thiệp chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tim đã chứng minh chăm sóc giảm nhẹ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm chi phí chăm sóc, giảm tỷ lệ tái nhập viện và tăng thời gian sống8. Mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng, nhưng chăm sóc giảm nhẹ vẫn chưa được sử dụng đúng mức và không phải là thực hành chuẩn trong quản lý suy tim.
Bên cạnh các biện pháp điều trị tối ưu để giảm tử vong, tái nhập viện và nâng cao chất lượng cuộc sống, việc đánh giá tiên lượng đóng vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng giúp theo dõi, quản lý suy tim hiệu quả hơn. Có nhiều giá trị, mô hình tiên lượng đã được sử dụng trong đó chất lượng cuộc sống được chứng minh là yếu tố dự đoán về tử vong và tái nhập viện9,10. Một nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống giảm làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân11.Johasson và cộng sự nghiên cứu 24.000 bệnh nhân suy tim ở 40 quốc gia, chứng minh chất lượng cuộc sống là yếu tố dự đoán độc lập tái nhập viện và tử vong, bệnh nhân suy tim có chất lượng cuộc sống giảm tăng nguy cơ tái nhập viện và tử vong12.
Việt Nam, cùng với già hóa dân số là gia tăng tần suất mắc các bệnh không lây nhiễm mạn tính trong đó có bệnh tim mạch. Chăm sóc giảm nhẹ đã được đề cập ở bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, vai trò chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh tim mạch vẫn chưa được nhận thức đầy đủ trong thực hành lâm sàng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu” Đánh giá chất lượng cuộc sống và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tim mạn tính” với những mục tiêu sau:
1.    Khảo sát chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính
2.    Đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính
3.    Xác định mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống, nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại thời điểm nhập viện với tái nhập viện và tử vong ở nhóm đối tượng trên

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN    3
1.1.    Suy tim mạn tính ở người cao tuổi    3
1.1.1.    Định nghĩa suy tim    3
1.1.2.    Sinh lý bệnh của suy tim    3
1.1.3.    Dịch tễ học suy tim    3
1.1.4.    Phân loại suy tim    4
1.1.5.    Nguyên nhân và phân giai đoạn suy tim    5
1.1.6.    Chẩn đoán suy tim mạn tính    6
1.1.7.    Điều trị suy tim mạn tính     7
1.1.8.    Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý suy tim ở người cao tuổi    9
1.2.    Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính    12
1.2.1.    Khái niệm    12
1.2.2.    Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính …. 13
1.2.3.    Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống    16
1.3.    Chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính    21
1.3.1.    Khái niệm chăm sóc giảm nhẹ    21
1.3.2.    Tầm quan trọng của chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân cao tuổi suy
tim mạn tính    21
1.3.3.    Khuyến cáo áp dụng chăm sóc giảm nhẹ ở suy tim mạn tính    22
1.3.4.    Công cụ đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tim 23
1.3.5.    Đánh giá chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính… 25
1.3.6.    Can thiệp chăm sóc giảm nhẹ ở suy tim mạn tính    26
1.4.    Một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tim mạn tính trên thế giới và Việt Nam    31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    34
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    34
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn    34
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    35
2.2.    Thiết kế nghiên cứu    35
2.3.    Cỡ mẫu    36
2.3.1.    Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang    36
2.3.2.    Cỡ mẫu cho nghiên cứu theo dõi dọc    36
2.4.    Địa điểm nghiên cứu    37
2.5.    Các biến số, chỉ số nghiên cứu, phương tiện và phương pháp thu thập
số liệu    37
2.5.1.    Biến số về chất lượng cuộc    sống:    39
2.5.2.    Biến số về nhu cầu chăm    sóc    giảm nhẹ    40
2.5.3.    Các biến số đầu ra    41
2.5.4.    Các biến số độc lập khác    42
2.6.    Quy trình nghiên cứu:    44
2.7.    Phân tích số liệu    46
2.7.1.    Quản lý dữ liệu    46
2.7.2.    Đặc điểm của quần thể nghiên cứu    46
2.7.3.    Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao
tuổi suy tim mạn tính    46
2.7.4.    Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan ở bệnh
nhân cao tuổi suy tim mạn tính    47
2.7.5.    Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống, nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại thời điểm nhập viện với tái nhập viện và tử vong ở nhóm đối
tượng trên    48
2.8.    Khía cạnh đạo đức nghiên cứu    49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ    50
3.1.    Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu    50
3.2.    Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi
suy tim mạn tính    57
3.2.1.    Điểm chất lượng cuộc sống theo thang điểm KCCQ-12    58
3.2.2.    Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan    59
3.3.    Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân
cao tuổi suy tim mạn tính    64
3.3.1.    Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính có nhu cầu chăm sóc
giảm nhẹ theo thang điểm IPOS    64
3.3.2.    Các triệu chứng và tổng điểm nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ theo các
lĩnh vực    65
3.3.3.    Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan    67
3.4.    Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống, nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại
thời điểm nhập viện với tái nhập viện và tử vong ở nhóm đối tượng trên    71
3.4.1.    Tử vong và tái nhập viện theo các thời điểm theo dõi    71
3.4.2.    Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống, nhu cầu chăm sóc giảm
nhẹ tại thời điểm nhập viện với tử vong    73
3.4.3.    Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống, nhu cầu chăm sóc giảm
nhẹ tại thời điểm nhập viện với tái nhập viện    81
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    85
4.1.    Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính    85
4.1.1.    Điểm chất lượng cuộc sống theo thang điểm KCCQ-12    85
4.1.2.    Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan    88
4.2.    Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân
cao tuổi suy tim mạn tính    96
4.2.1.    Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn tính có nhu cầu chăm sóc
giảm nhẹ    96
4.2.2.    Các triệu chứng và tổng điểm nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ theo các
lĩnh vực    99
4.2.3.    Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan    100
4.3.    Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống, nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại
thời điểm nhập viện với tái nhập viện và tử vong ở nhóm đối tượng trên. .. 104
4.3.1.    Tử vong và tái nhập viện sau 12 tháng theo dõi    104
4.3.2.    Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống, nhu cầu chăm sóc giảm
nhẹ tại thời điểm nhập viện với tái nhập viện và tử vong    106
4.4.    Điểm mạnh và yếu của nghiên cứu    111
4.4.1.    Điểm mạnh    111
4.4.2.    Điểm yếu    114
KẾT LUẬN    117
KIẾN NGHỊ    119
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BANG
Bảng 1.1: Định nghĩa suy tim theo phân suất tống máu theo ESC 2021    4
Bảng 1.2: Phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim mạch New York    5
Bảng 1.3. Thang đo chất lượng cuộc sống tổng thể    17
Bảng 1.4. Thang đo chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim    19
Bảng 1.5. Công cụ đánh giá chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh nhân suy tim    24
Bảng 2.1. Tóm tắt thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu theo mục tiêu nghiên cứu 35
Bảng 2.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu    37
Bảng 2.3. Các thông số thu nhập theo các giai đoạn nghiên cứu    45
Bảng 3.1. Đặc điểm chung    50
Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh lý    51
Bảng 3.3. Xét nghiệm    52
Bảng 3.4. Chỉ số siêu âm tim    53
Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa trầm cảm và phân độ suy tim theo NYHA    55
Bảng 3.6. Tỷ lệ triệu chứng theo thang điểm triệu chứng Edmonton tại thời
điểm nhập viện    55
Bảng 3.7. Phân loại điểm triệu chứng ESAS    56
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa điểm gánh nặng triệu chứng ESAS và đặc điểm
nhân khẩu học, lâm sàng: phân tích hồi quy tuyến tính    57
Bảng 3.9. Điểm chất lượng cuộc sống theo từng lĩnh vực    58
Bảng 3.10.    Phân loại điểm chất lượng cuộc sống KCCQ-12    58
Bảng 3.11.    Đặc điểm nhân khẩu học theo phân nhóm tổng điểm    KCCQ-12. 59
Bảng 3.12.    Đặc điểm lâm sàng theo phân nhóm tổng điểm KCCQ-12    60
Bảng 3.13. Yếu tố ảnh hưởng đến điểm KCCQ-12 theo lĩnh vực hạn chế thể
chất, hạn chế xã hội: Phân tích đa biến    61
Bảng 3.14. Yếu tố ảnh hưởng đến điểm KCCQ-12 theo lĩnh vực chất lượng
cuộc sống, triệu chứng: Phân tích đa biến    62
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tổng điểm chất lượng cuộc sống KCCQ-12 với
một số yếu tố liên quan: phân tích đa biến    63
Bảng 3.16. Triệu chứng thể chất    65
Bảng 3.17. Triệu chứng cảm xúc    66
Bảng 3.18. Thông tin/giải quyết vấn đề    66
Bảng 3.19. Các yếu tố đặc điểm nhân khẩu học với nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ … 67
Bảng 3.20. Gánh nặng triệu chứng ESAS và nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ … 68
Bảng 3.21. Điểm thành phần chất lượng cuộc sống KCCQ-12 theo nhu cầu
chăm sóc giảm nhẹ    69
Bảng 3.22. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và một số yếu tố liên quan    70
Bảng 3.23. Nguyên nhân tử vong    71
Bảng 3.24. Địa điểm tử vong    72
Bảng 3.25. Số lần tái nhập viện vì suy tim    72
Bảng 3.26. Đặc điểm chung phân loại theo tử vong    73
Bảng 3.27. Đặc điểm xét nghiệm phân loại theo tử vong    74
Bảng 3.28. Điểm thành phần chất lượng cuộc sống KCCQ-12 với tử vong .. 75
Bảng 3.29. Mô hình hồi quy Cox đa biến ước tính mối liên quan giữa chất
lượng cuộc sống với tỷ lệ tử vong    77
Bảng 3.30. Mô hình hồi quy Cox đa biến ước tính mối liên quan giữa nhu cầu
chăm sóc giảm nhẹ với tỷ lệ tử vong    80
Bảng 3.31. Mô hình hồi quy Cox đa biến ước tính mối liên quan giữa chất
lượng cuộc sống với tái nhập viện      83
Bảng 3.32. Mô hình hồi quy Cox đa biến ước tính mối liên quan giữa nhu cầu
chăm sóc giảm nhẹ với tái nhập viện    84
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ trầm cảm theo bộ câu hỏi PHQ-9    54
Biểu đồ 3.2. Phân loại mức độ trầm cảm theo PHQ-9    54
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ    64
Biểu đồ 3.4. Kaplan-Meier ước tính tỷ lệ sống sót phân loại theo điểm chất lượng cuộc sống KCCQ-12    76
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tử vong theo phân độ NYHA và phân nhóm tổng điểm
KCCQ    78
Biều đồ 3.6. Kaplan-Meier ước tính tỷ lệ sống sót phân loại theo nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ    IPOS    79
Biểu đồ 3.7. Kaplan-Meier ước tính tỷ lệ tái nhập viện phân loại theo điểm chất lượng cuộc sống    KCCQ-12    81
Biều đồ 3.8. Kaplan-Meier ước tính tỷ lệ tái nhập viện phân loại theo nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ    82
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu    46 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment