Nghiên cứu chiết xuất, bào chế và đánh giá độc tính cấp của viên nang CTHepaB

Nghiên cứu chiết xuất, bào chế và đánh giá độc tính cấp của viên nang CTHepaB

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu chiết xuất, bào chế và đánh giá độc tính cấp của viên nang CTHepaB.Virus viêm gan B (HBV – virus hepatitis B) nhân lên ở gan, gây nên các rối loạn chức năng gan, làm tổn thương tế bào gan và gây bệnh viêm gan virus B (VGVRB). Nhiễm virus viêm gan B là một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu và là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến trên thế giới. Việt Nam là nước có tỷ lệ người nhiễm HBV cao, ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới [8].
Theo y học cổ truyền (YHCT), VGVRB được quy về các chứng hoàng đản, hiếp thống, tích tụ. Nền YHCT từ xưa cũng có nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh về gan mật bằng cách sử dụng cây cỏ, nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Một trong số những kinh nghiệm đó là những bài thuốc cổ phương điều trị bệnh gan mật được truyền lại đến ngày nay như Nhân trần cao thang, Tiêu dao tán…,và trong những năm gần đây các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu cho thấy nhiều loại thảo dược điều trị VGVRB có hiệu quả như: Hoàng kỳ, Đan sâm, Cốt khí, Bạch hoa xà thiệt thảo, Diệp hạ châu, Cà gai leo…


Với kinh nghiệm lâm sàng lâu năm, PGS. TS Đậu Xuân Cảnh đã đúc kết, đưa ra bài thuốc CTHepaB (gồm 8 vị thuốc Cà gai leo 30g, Cỏ sữa nhỏ lá 20g, Chi tử 10g, Đại hoàng 5g, Đinh lăng 10g, Nấm trùng thảo 5g, Linh chi 10g, Hà thủ ô 10g) và có hiệu quả nhất định trên bệnh nhân. Các vị thuốc này chủ yếu có vị đắng, tính mát, quy kinh can, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ích can, bổ khí huyết.
Hiện nay ở Việt Nam, việc quản lý chất lượng nguồn dược liệu rất khó khăn, trên thị trường lưu hành rất nhiều dược liệu không rõ nguồn gốc, không qua kiểm nghiệm, kém chất lượng. Việc sử dụng các dược liệu kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra để một thang thuốc sử dụng được cũng mất nhiều công sức và thời gian để sắc. Vì vậy việc hiện đại hóa thang thuốc là điều rất cấp bách hiện nay.
Do vậy, để góp phần nghiên cứu phát triển một chế phẩm thuốc mới, hiện đại hóa dạng bào chế để thuận lợi việc sử dụng điều trị trong cộng đồng, đánh giá tính an toàn và tác dụng của thuốc CTHepaB, chúng tôi nghiên cứu chiết xuất, bào chế viên nang cứng CTHepaB từ bột cao khô định chuẩn, chiết xuất từ bài thuốc CTHepaB với tám loại dược liệu trên.
Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chiết xuất, bào chế và đánh giá độc tính cấp của viên nang CTHepaB” với mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Xây dựng quy trình chiết xuất, bào chế của viên nang cứng
CTHepaB.
2. Đánh giá độc tính cấp của viên nang cứng CTHepaB trên động vật
thực nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………… 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………….. 3
1.1. Dược liệu dùng trong nghiên cứu. ………………………………………………… 3
1.1.1. Cà gai leo. …………………………………………………………………………… 4
1.1.2. Cỏ sữa lá nhỏ ……………………………………………………………………… . 5
1.1.3. Chi tử. ………………………………………………………………………………… 7
1.1.4. Đại hoàng…………………………………………………………………………… . 8
1.1.5. Đinh lăng. …………………………………………………………………………… 9
1.1.6. Nấm trùng thảo (Đông trùng hạ thảo). ………………………………….. 11
1.1.7. Linh chi…………………………………………………………………………….. 13
1.1.8. Hà thủ ô đỏ……………………………………………………………………….. . 14
1.2. Kỹ thuật bào chế bột cao khô định chuẩn. …………………………………… 16
1.2.1. Khái niệm………………………………………………………………………….. 16
1.2.2. Kỹ thuật chiết xuất dược liệu………………………………………………. . 17
1.2.3. Kỹ thuật phun sấy làm khô dịch chiết dược liệu. ……………………. 21
1.3. Viên nang cứng. ……………………………………………………………………….. 21
1.3.1. Thành phần viên nang…………………………………………………………. 21
1.3.2. Ưu nhược điểm viên nang cứng. ………………………………………….. 23
1.4. Quy trình bào chế viên nang cứng. ……………………………………………… 24
1.4.1. Quy trình tạo hạt. ……………………………………………………………….. 24
1.4.2. Quy trình đóng hạt vào nang. ………………………………………………. 25
1.5.Tổng quan về nghiên cứu độc tính cấp. ……………………………………….. 25
1.5.1. Nguyên nhân tiến hành thử độc tính……………………………………… 25
1.5.2. Thử nghiệm độc tính cấp…………………………………………………….. 26
Chƣơng 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 29
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu. ………………………………………. 292.1.1. Nguyên vật liệu…………………………………………………………………. . 29
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ. ……………………………………………………………….. 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ……………………………………………… 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. …………………………………………………………… 32
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu. ……………………………………………………. 32
2.4. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu. ………………………………………….. 41
2.4.1. Nghiên cứu chiết xuất, bào chế của viên nang cứng CTHepaB… 41
2.4.2. Nghiên cứu độc tính cấp của viên nang CTHepaB. ………………… 43
2.5. Phân tích và xử lý số liệu. …………………………………………………………. 44
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………. 44
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN……………………… 45
3.1. Nghiên cứu chiết xuất, bào chế của viên nang cứng CTHepaB………. 45
3.1.1. Kết quả nghiên cứu quy trình bào chế cao khô CTHepaB và xây
dựng tiêu chuẩn cơ sở cao khô CTHepaB ……………………………….. . 45
3.1.2. Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế viên nang cứng CTHepaB
và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở viên nang cứng CTHepaB……………. 60
3.2. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp. ……………………………………………….. 74
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cỡ số vỏ nang và thể tích của chúng ……………………………………. . 22
Bảng 2.1. Thành phần của bài thuốc CTHepaB …………………………………….. 29
Bảng 2.2. Thành phần dược chất, tá dược khảo sát xây dựng công thức viên
nang cứng CTHepaB ………………………………………………………….. . 36
Bảng 2.3: Định lượng Glycoalkaloid toàn phần tính theo Solasodin ………. 39
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của kích thước dược liệu ……………………………………. 45
Bảng 3.2. Khối lượng cao thu được từ các lần chiết ở các thời gian chiết
khác nhau ……………………………………………………………………………. 46
Bảng 3.3. Bảng hiệu suất chiết suất cao với các tỷ lệ DL/DM khác nhau …. 47
Bảng 3.4. Thiết kế ảnh hưởng của loại tá dược hỗ trợ phun sấy ……………… 48
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của loại TD đến quá trình phun sấy 49
Bảng 3.6. Thiết kế khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ TD hỗ trợ phun sấy ……… 51
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ TD đến quá trình phun sấy
……………………………………………………………………………………………. 51
Bảng 3.8. Thiết kế khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào đến quá trình
phun sấy ……………………………………………………………………………… 52
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào đến quá trình
phun sấy ……………………………………………………………………………… 53
Bảng 3.10. Kết quả xác định hàm ẩm của bột cao khô CTHepaB ……………. 55
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá độ tan của bột cao khô CTHepaB trong nước 55
Bảng 3.12. Kết quả xác định tro toàn phần trong mẫu cao khô CTHepaB… 56
Bảng 3.13. Kết quả định lượng hàm lượng Glycoalcaloid trong mẫu thử theo
Solasodin của bột cao khô CTHepaB ……………………………………. 58
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá độ nhiễm khuẩn của bột cao khô
CTHepaB ………………………………………………………………………….. 58Bảng 3.15. Kết quả kiểm nghiệm giới hạn kim loại nặng của bột cao khô
CTHepaB ……………………………………………………………………………. 59
Bảng 3.16. Thành phần dược chất, tá dược trong các công thức khảo sát 60
Bảng 3.17. Kết quả xác định khối lượng riêng của các thành phần đóng nang..
61
Bảng 3.18. Thành phần công thức khảo sát bào chế viên nang ………………… 62
Bảng 3.19. Kết quả đo độ rã của các công thức khảo sát …………………………. 63
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thành phần công thức đến độ ẩm của viên nang.. 64
Bảng 3.21. Kết quả định lượng Glycoalkaloid toàn phần tính theo solasodin
trong các công thức khảo sát………………………………………………… 65
Bảng 3.22. Công thức bào chế viên nang cứng CTHepaB ……………………….. 65
Bảng 3.23. Kết quả xác định độ đồng đều khối lượng viên nang cứng
CTHepaB ……………………………………………………………………………. 68
Bảng 3.24. Kết quả kiểm nghiệm hàm lượng kim loại nặng của viên nang
cứng CTHepaB …………………………………………………………………… 69
Bảng 3.25. Kết quả xác định độ rã của viên nang cứng CTHepaB …………… 69
Bảng 3.26. Kết quả định lượng hàm lượng Glycoalcaloid trong mẫu thử theo
Solasodin của viên nang CTHepaB. ……………………………………… 71
Bảng 3.27. Kết quả kiểm nghiệm độ nhiễm khuẩn viên nang cứng CTHepaB..
72
Bảng 3.28. Độc tính cấp theo đường uống của CTHepaB trên chuột nhắt trắng
trong 72 giờ. ……………………………………………………………………….. 74
Bảng 3.29. Độc tính cấp theo đường uống của CTHEPAB trên chuột nhắt
trắng trong 168 giờ……………………………………………………………….. 75DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cà gai leo (Solanum hainanense Hance Solanaceae) ……………………. 4
Hình 1.2. Cỏ sữa lá nhỏ (Eurphorbia thymifolia Burm)……………………………….. 5
Hình 1.3. Chi tử (Gardenia jasminoides ellis)……………………………………………… 7
Hình 1.4. Đại hoàng (Radix et Rhizoma Rhei)……………………………………………. 8
Hình 1.5. Đinh lăng (Cordyceps Militaris)………………………………………………….. 9
Hình 1.6: Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) ………………………………….. 11
Hình 1.7. Linh chi (Ganoderma lucidum)…………………………………………………. 13
Hình 1.8. Hà thủ ô (Fallopia multiflora)……………………………………………………. 14
Hình 2.1: Các dược liệu trong bài thuốc CTHepaB……………………………………. 30
Hình 3.1: Bột cao khô của CT2, CT3, CT4, CT5, CT6 ……………………………… 50
Hình 3.2: Bột cao khô của CT4, CT7, CT8, CT9………………………………………. 52
Hình 3.3: Bột cao khô của CT3, CT10, CT11, CT12…………………………………. 54
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình bào chế bột cao khô CTHepaB………………………….. 54
Hình 3.5: Hình ảnh chụp SEM cấu trúc bột cao khô CTHepaB………………….. 56
Hình 3.6: Sắc ký đồ lớp mỏng định tính Cà gai leo trong bột cao khô CTHepaB..57
Hình 3.7: Sắc ký đồ lớp mỏng định tính Chi tử trong bột cao khô CTHepaB. 57
Hình 3.8: Sắc ký đồ lớp mỏng định tính Hà thủ ô trong bột cao khô CTHepaB..57
Hình 3.9: Sơ đồ các giai đoạn bào chế viên nang CTHepaB………………………. 66
Hình 3.10. Viên nang CTHepaB………………………………………………………………… 67
Hình 3.11: Sắc ký đồ lớp mỏng định tính Cà gai leo trong viên nang CTHepaB..70
Hình 3.12: Sắc ký đồ lớp mỏng định tính Chi tử trong viên nang CTHepaB …70
Hình 3.13: Sắc ký đồ lớp mỏng định tính Hà thủ ô trong viên nang CTHepaB.7

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment