NGHIÊN CỨU ĐA TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG CONG ĐÀO TẠO VÀ KẾT QUẢ LÂM SÀNG

NGHIÊN CỨU ĐA TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG CONG ĐÀO TẠO VÀ KẾT QUẢ LÂM SÀNG

NGHIÊN CỨU ĐA TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG CONG ĐÀO TẠO VÀ KẾT QUẢ LÂM SÀNG CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TOÀN BỘ VÁ THÔNG LIÊN NHĨ KHÔNG ROBOT HỖ TRỢ
Dang Quang Huy, Nguyen Cong Huu, Nguyen Minh Ngoc, Le Ngoc Thanh
Tóm tắt
125 bệnh nhân (89 bệnh nhân nữ; tuổi trung bình, 31,6 ± 18,7 tuổi; khoảng tuổi, 3-72 tuổi) với chẩn đoán TLN lỗ thứ phát được lựa chọn vào nghiên cứu. Sử dụng 3 trocar 5mm và 1 trocar 12mm; chỉ thắt tĩnh mạch chủ (TMC) trên. Khoang màng tim và màng phổi được làm đầy bằng CO2. Tất cả lỗ thông được đóng sử dụng miếng  vá  nhân  tạo,  khâu  vắt;  hở  van  ba  lá (VBL) được sửa sử dụng vòng van hoặc theo phương pháp DeVega cải tiến; tĩnh mạch phổi lạc chỗ được sửa dẫn máu về nhĩ trái. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật bởi một phẫu thuật viên trong điều kiện tim đập. Không có biến chứng nặng và không có trường hợp tử vong. Không có trường hợp nào có TLN tồn lưu được ghi nhận.  Dựa  vào  hình  thức sửa  VBL,  bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: nhóm I (không sửa VBL), nhóm II (sửa VBL theo phương pháp DeVega  cải  tiến),  và  nhóm  III(sử  dụng  vòng van). Ghi nhận đường cong đào tạo có ý nghĩa về thời gian phẫu thuật, thời gian chạy máy ở mỗi nhóm. Thời gian phẫu thuật và thời gian chạy máy ở nhóm I lần lượt là: y = 400 – 52 ln(x) (r2  = 0.616) and y = 293 – 51 ln(x) (r2  = 0.852);ở nhóm II lần lượt là: y = 271 – 29 ln(x) (r2   =  0.236)  and  y  =  178  –  34  ln(x)  (r2   = 0.659);ở nhóm III lần lượt là: y = 318 – 44 ln(x) (r2 = 0.565) and y = 184 – 29 ln(x) (r2 = 0.685). Thời  gian  nằm  hồi  sức  trung  bình  là  25,3  ± 20,7giờ. Bệnh nhân được ra viện sau mổ 8 ngày.

Trong  hơn  2  thập  niên  trở  lại  đây,  phẫu thuật nội soi toàn bộ (PTNSTB) đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân thông liên nhĩ (TLN) không điều trị được bằng phương pháp tim mạch can thiệp. Nhờ sự thuận lợi trong thao tác  kỹ  thuật, PTNSTB  có  hỗ  trợ  của  robot  sửa TLN  đã  được  ứng  dụng  rộng  rãi  và  có  nhiều nghiên cứu lâu dài chứng minh tính an toàn, hiệu quả của phương pháp[1-4]. Đến thời điểm này, có ít  báo  cáo  về  PTNSTB  không  robot  hỗ  trợ  sửa TLN  với  số  lượng  bệnh  nhân  không  lớn;  đồngthời chưa có sự thống nhất về phương pháp phẫu thuật giữa các trung tâm [5-7]. Trong bài báo này, chúng  tôi  xây  dựng  phương  pháp  nghiên  cứu nhằm  mục  đích  đánh  giá  kết  quả  lâm  sàng  và đường  cong  đào  tạo  của  phương  pháp  riêng  do chúng tôi phát triển

NGHIÊN CỨU ĐA TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG CONG ĐÀO TẠO VÀ KẾT QUẢ LÂM SÀNG

Leave a Comment