Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ em do chấn thương sản khoa

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ em do chấn thương sản khoa

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ em do chấn thương sản khoa.Đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) là một mạng lưới dây thần kinh ngoại biên có nguồn gốc từ các rễ thần kinh cột sống cổ và ngực cao (từ C5 đến T1), và phân chia các dây thần kinh chi phối cơ, da ở vùng vai và cánh tay. 1
Tổn thương ĐRTKCT hầu hết xảy ra ở vùng trên xương đòn, trong đó các rễ và thân hay bị tổn thương hơn là các bó, ngành và nhánh tận. Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào vị trí, mức độ, số lượng rễ bị tổn thương cũng như khoảng thời gian từ khi bắt đầu bị bệnh tới lúc được điều trị. Trong số các thăm dò không xâm lấn, chụp cộng hưởng từ (CHT) giúp đánh giá về vị trí, hình thái, mức độ tổn thương của cả thành phần trước và sau hạch, cung cấp nhiều thông tin giúp đánh giá tổn thương ĐRTKCT. 2,3 Ở người trưởng thành, nguyên nhân chính gây ra tổn thương ĐRTKCT là do chấn thương 4, và được Narakas (1985) tổng kết thành “quy luật 70-70”: hơn 70% là chấn thương do tai nạn giao thông, 70% tổn thương trên xương đòn, 70% có đa chấn thương, 70% bệnh nhân (BN) có nhổ ít nhất 1 rễ, 70% có nhổ giật các rễ C7, C8, T1 và 70% BN bị nhổ rễ có đau mạn tính. 5


Ở trẻ em, tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa là một nhóm nguyên nhân đặc biệt, đề cập tới các tổn thương gặp phải khi sinh liên quan đến một phần hoặc toàn bộ ĐRTKCT. 6 Tỉ lệ mắc tổn thương ĐRTKCT liên quan tới sản khoa theo các nghiên cứu dịch tễ được tiến hành ở thế kỷ trước tại các nước công nghiệp cho tỉ lệ từ 0,19-2,5/1000 trẻ ra đời. 7 Tuy nhiên, quá trình cải tiến các kỹ thuật sản khoa đã làm giảm đáng kể tỉ lệ này. Thống kê gần đây của Van der Looven và cs (2020) với tổng cỡ mẫu trên 29 triệu trẻ sơ sinh cho kết quả tỉ lệ mắc là 1,74/1000 trẻ, trong đó kẹt vai và thai to là hai yếu tố nguy cơ hàng đầu. 82
Các nghiên cứu cũng cho thấy tiến triển lâm sàng của tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa rất thay đổi và nằm giữa hai thái cực: một mặt phần lớn các trường hợp có khả năng phục hồi chức năng hoàn toàn trong tháng đầu tiên sau đẻ mà không cần can thiệp, mặt khác tỉ lệ tàn tật vĩnh viễn ở các bệnh nhi còn lại có thể lên tới 18-23% nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. 9-11 Do đó tổn thương ĐRTKCT ở nhóm đối tượng này cần được phát hiện, quản lý và can thiệp kịp thời.
Trước đây chẩn đoán tổn thương ĐRTKCT sản khoa chủ yếu dựa trên lâm sàng và điện cơ, tuy nhiên dấu hiệu lâm sàng đôi khi không điển hình, dẫn tới tổn thương thường được phát hiện và chẩn đoán muộn. Ngay cả khi triệu chứng lâm sàng đã điển hình và có chỉ định can thiệp ngoại khoa, việc xác định chính xác vị trí tổn thương là trước hạch hay sau hạch (yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn phương pháp và cách thức phẫu thuật) cũng rất khó khăn dù cho có điện sinh lý thần kinh cơ phối hợp.
Sử dụng CHT trong đánh giá ĐRTKCT đã được đề cập và ứng dụng trên lâm sàng từ lâu song chủ yếu là ở người trưởng thành. Ưu điểm chính của kỹ thuật này là khả năng xác định trực tiếp và chính xác vị trí, hình thái, mức độ tổn thương của cả thành phần trước và sau hạch, từ đó giúp lựa chọn được chiến lược can thiệp phẫu thuật phù hợp. 2,3
Ở trẻ em, do kích thước ĐRTKCT nhỏ nên thế hệ máy CHT có từ lực từ 1,5 Tesla trở về trước có vai trò rất hạn chế. Sự ra đời của các thế hệ máy CHT từ lực từ 3 Tesla (3T) trở lên cho thấy khả năng tạo ảnh ĐRTKCT với mức độ chi tiết hơn cũng như giúp giảm nhiễu ảnh và thời gian chụp, do đó có tiềm năng ứng dụng trong đánh giá ĐRTKCT ở trẻ em có tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa, đặc biệt là ở các trẻ có chỉ định can thiệp phẫu thuật. 12 Tại Việt Nam hiện nay các máy CHT 3T cũng đã bắt đầu được lắp đặt tại nhiều trung tâm lớn như BV Bạch Mai, BV Việt Đức… tuy nhiên3 việc ứng dụng trong đánh giá tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa còn chưa được phổ biến. Bên cạnh đó, các dữ liệu về giá trị chẩn đoán của CHT 3T trong đánh giá tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa, đặc biệt là các dữ liệu nghiên cứu có đối chiếu với phẫu thuật và điện sinh lý thần kinh cơ trong thực tế tại Việt Nam còn thiếu. Vì vậy để góp phần nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hƣởng từ trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ em do chấn thương sản khoa” với 02 mục tiêu:
1- Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 3Tesla của tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương sản khoa ở trẻ em.
2- Đánh giá giá trị của cộng hưởng từ 3Tesla trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương sản khoa ở trẻ em có đối chiếu với điện sinh lý thần kinh cơ và/hoặc phẫu thuật

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 4
1.1. Cấu tạo, chức năng đám rối thần kinh cánh tay……………………………….. 4
1.2. Đại cương về bệnh ĐRTKCT ở trẻ em do chấn thương sản khoa………. 7
1.2.1. Định nghĩa và dịch tễ học ……………………………………………………….. 7
1.2.2. Bệnh học tổn thương ĐRTKCT ở trẻ em do chấn thương sản khoa … 7
1.2.3. Chẩn đoán xác định………………………………………………………………. 14
1.2.4. Quản lý và điều trị bệnh ĐRTKCT ở trẻ em do chấn thương
sản khoa………………………………………………………………………………. 21
1.3. Cộng hưởng từ bệnh ĐRTKCT ở trẻ em do chấn thương sản khoa….. 24
1.3.1. Kỹ thuật chụp CHT ĐRTKCT ở trẻ em ………………………………….. 24
1.3.2. Khảo sát ĐRTKCT ở trẻ em do chấn thương sản khoa trên CHT….. 26
1.4. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới……………………….. 33
1.4.1. Trên thế giới………………………………………………………………………… 33
1.4.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………….. 35
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 36
2.1.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………… 36
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn……………………………………………………………… 36
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………….. 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 37
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………… 37
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………… 38
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu …………………………………………………………………. 38
2.3. Quy trình khám và đánh giá tổn thương ĐRTKCT trên lâm sàng ……. 38
2.4. Quy trình chụp và đánh giá tổn thương ĐRTKCT trên CHT…………… 40
2.4.1. Quy trình chụp CHT ĐRTKCT ……………………………………………… 40
2.4.2. Các dấu hiệu hình ảnh ĐRTKCT trên CHT …………………………….. 442.5. Quy trình khảo sát và đánh giá tổn thương ĐRTKCT trên điện sinh lý
thần kinh cơ……………………………………………………………………………….. 49
2.5.1. Khảo sát tổn thương ĐRTKCT trên điện sinh lý thần kinh cơ……. 49
2.5.2. Định khu tổn thương ĐRTKCT trên điện sinh lý thần kinh cơ…… 51
2.6. Đánh giá tổn thương ĐRTKCT trong phẫu thuật …………………………… 52
2.7. Biến số nghiên cứu…………………………………………………………………….. 53
2.8. Thu thập và xử lý số liệu…………………………………………………………….. 56
2.8.1. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ……………………………….. 56
2.8.2. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………….. 56
2.9. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………… 59
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 60
3.1. Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý thần kinh cơ ……………………………. 60
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………….. 60
3.1.2. Đặc điểm điện sinh lý thần kinh cơ ………………………………………… 64
3.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ……………………………………………….. 71
3.3. Giá trị chẩn đoán cộng hưởng từ đối chiếu với xét nghiệm điện sinh lý
thần kinh cơ………………………………………………………………………………. 76
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 88
4.1. Dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ tổn thương ĐRTKCT ở trẻ em do
chấn thương sản khoa…………………………………………………………………. 88
4.1.1. Dịch tễ học ………………………………………………………………………….. 88
4.1.2. Yếu tố nguy cơ…………………………………………………………………….. 88
4.2. Nguyên tắc chung trong quản lý trẻ em có tổn thương ĐRTKCT do
chấn thương sản khoa…………………………………………………………………. 89
4.2.1. Nguyên tắc chung trong chẩn đoán ………………………………………… 89
4.2.2. Nguyên tắc chung trong quản lý, chỉ định phẫu thuật và điều trị
bảo tồn ………………………………………………………………………………… 90
4.3. Đặc điểm lâm sàng tổn thương ĐRTKCT của các BN trong nghiên cứu… 92
4.3.1. Cơ lực…………………………………………………………………………………. 92
4.3.2. Phân độ và định khu tổn thương ĐRTKCT theo Narakas………….. 93
4.3.3. Một số hạn chế của thăm khám lâm sàng………………………………… 944.4. Điện sinh lý thần kinh cơ trong đánh giá tổn thương ĐRTKCT ở trẻ em
do chấn thương sản khoa…………………………………………………………….. 95
4.4.1. Biến đổi của điện sinh lý thần kinh cơ trong tổn thương thần kinh
ngoại biên do chấn thương…………………………………………………….. 95
4.4.2. Vai trò điện sinh lý thần kinh cơ trong chẩn đoán và đánh giá tổn
thương ĐRTKCT …………………………………………………………………. 96
4.4.3. Kết quả điện sinh lý thần kinh cơ các tổn thương ĐRTKCT trong
nghiên cứu…………………………………………………………………………… 98
4.5. CHT trong đánh giá tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa 101
4.5.1. Vai trò của CHT trong đánh giá tổn thương ĐRTKCT ở trẻ em do
chấn thương sản khoa …………………………………………………………. 101
4.5.2. Vai trò của CHT trong lập kế hoạch phẫu thuật điều trị phục hồi tổn
thương ĐRTKCT ở trẻ em do chấn thương sản khoa………………. 103
4.5.3. Thời điểm tiến hành chụp ĐRTKCT …………………………………….. 104
4.5.4. Một số kinh nghiệm về kỹ thuật chụp và phân tích phim ………… 106
4.5.5. Đặc điểm hình ảnh tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa
trong nghiên cứu ………………………………………………………………… 107
4.6. Giá trị chẩn đoán tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa của
CHT trong nghiên cứu ……………………………………………………………… 113
4.6.1. Đối chiếu giữa CHT và điện sinh lý thần kinh cơ …………………… 113
4.6.2. Đối chiếu giữa CHT và kết quả phẫu thuật ……………………………. 118
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 127
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ2.5. Quy trình khảo sát và đánh giá tổn thương ĐRTKCT trên điện sinh lý
thần kinh cơ……………………………………………………………………………….. 49
2.5.1. Khảo sát tổn thương ĐRTKCT trên điện sinh lý thần kinh cơ……. 49
2.5.2. Định khu tổn thương ĐRTKCT trên điện sinh lý thần kinh cơ…… 51
2.6. Đánh giá tổn thương ĐRTKCT trong phẫu thuật …………………………… 52
2.7. Biến số nghiên cứu…………………………………………………………………….. 53
2.8. Thu thập và xử lý số liệu…………………………………………………………….. 56
2.8.1. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ……………………………….. 56
2.8.2. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………….. 56
2.9. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………… 59
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 60
3.1. Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý thần kinh cơ ……………………………. 60
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………….. 60
3.1.2. Đặc điểm điện sinh lý thần kinh cơ ………………………………………… 64
3.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ……………………………………………….. 71
3.3. Giá trị chẩn đoán cộng hưởng từ đối chiếu với xét nghiệm điện sinh lý
thần kinh cơ………………………………………………………………………………. 76
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 88
4.1. Dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ tổn thương ĐRTKCT ở trẻ em do
chấn thương sản khoa…………………………………………………………………. 88
4.1.1. Dịch tễ học ………………………………………………………………………….. 88
4.1.2. Yếu tố nguy cơ…………………………………………………………………….. 88
4.2. Nguyên tắc chung trong quản lý trẻ em có tổn thương ĐRTKCT do
chấn thương sản khoa…………………………………………………………………. 89
4.2.1. Nguyên tắc chung trong chẩn đoán ………………………………………… 89
4.2.2. Nguyên tắc chung trong quản lý, chỉ định phẫu thuật và điều trị
bảo tồn ………………………………………………………………………………… 90
4.3. Đặc điểm lâm sàng tổn thương ĐRTKCT của các BN trong nghiên cứu… 92
4.3.1. Cơ lực…………………………………………………………………………………. 92
4.3.2. Phân độ và định khu tổn thương ĐRTKCT theo Narakas………….. 93
4.3.3. Một số hạn chế của thăm khám lâm sàng………………………………… 944.4. Điện sinh lý thần kinh cơ trong đánh giá tổn thương ĐRTKCT ở trẻ em
do chấn thương sản khoa…………………………………………………………….. 95
4.4.1. Biến đổi của điện sinh lý thần kinh cơ trong tổn thương thần kinh
ngoại biên do chấn thương…………………………………………………….. 95
4.4.2. Vai trò điện sinh lý thần kinh cơ trong chẩn đoán và đánh giá tổn
thương ĐRTKCT …………………………………………………………………. 96
4.4.3. Kết quả điện sinh lý thần kinh cơ các tổn thương ĐRTKCT trong
nghiên cứu…………………………………………………………………………… 98
4.5. CHT trong đánh giá tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa 101
4.5.1. Vai trò của CHT trong đánh giá tổn thương ĐRTKCT ở trẻ em do
chấn thương sản khoa …………………………………………………………. 101
4.5.2. Vai trò của CHT trong lập kế hoạch phẫu thuật điều trị phục hồi tổn
thương ĐRTKCT ở trẻ em do chấn thương sản khoa………………. 103
4.5.3. Thời điểm tiến hành chụp ĐRTKCT …………………………………….. 104
4.5.4. Một số kinh nghiệm về kỹ thuật chụp và phân tích phim ………… 106
4.5.5. Đặc điểm hình ảnh tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa
trong nghiên cứu ………………………………………………………………… 107
4.6. Giá trị chẩn đoán tổn thương ĐRTKCT do chấn thương sản khoa của
CHT trong nghiên cứu ……………………………………………………………… 113
4.6.1. Đối chiếu giữa CHT và điện sinh lý thần kinh cơ …………………… 113
4.6.2. Đối chiếu giữa CHT và kết quả phẫu thuật ……………………………. 118
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 127
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại tổn thương ĐRTKCT……………………………………………… 11
Bảng 1.2. Phân độ Narakas trong định khu và đánh giá mức độ nặng của tổn
thương ĐRTKCT …………………………………………………………………. 15
Bảng 1.3. Khảo sát đám rối thần kinh cánh tay trên CHT ……………………….. 30
Bảng 1.4. Tương quan tổn thương thần kinh giữa phân độ Sunderland
và CHT ………………………………………………………………………………. 32
Bảng 1.5. Kết quả một số nghiên cứu liên quan tới CHT ĐRTKCT trong
NBPI có đối chiếu với phẫu thuật ………………………………………….. 33
Bảng 2.1. Kỹ thuật chụp CHT ĐRTKCT trong nghiên cứu ……………………… 42
Bảng 2.2. Khảo sát vị trí tổn thương điện cơ kim trong nghiên cứu …………. 50
Bảng 2.3. Khảo sát mức độ tổn thương điện cơ kim trong nghiên cứu………. 50
Bảng 2.4. Định khu tổn thương trước hạch, sau hạch trên điện sinh lý thần
kinh cơ………………………………………………………………………………… 51
Bảng 2.5. Các biến số nghiên cứu…………………………………………………………. 53
Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng nhóm BN trong nghiên cứu ………………………. 60
Bảng 3.2. Khác biệt về cân nặng (gram) giữa hai giới trong nghiên cứu……. 62
Bảng 3.3. Thời điểm BN được chẩn đoán bệnh trên lâm sàng ………………….. 62
Bảng 3.4. Phân loại mức độ liệt trên lâm sàng ……………………………………….. 63
Bảng 3.5. Phân loại mức độ tổn thương ĐRTKCT trên lâm sàng theo Narakas…. 63
Bảng 3.6. Đặc điểm điện thế cảm giác TK giữa và TK trụ trong nghiên cứu … 64
Bảng 3.7. Đặc điểm SNAP TK giữa và TK trụ tay liệt của nhóm BN nghiên cứu …. 65
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa bất thường SNAP TK giữa và phân độ Narakas … 67
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa bất thường SNAP TK trụ và phân độ Narakas… 68
Bảng 3.10. Dự đoán vị trí tổn thương ĐRTKCT trên XN điện sinh lý thần
kinh cơ………………………………………………………………………………… 69Bảng 3.11. Dự đoán mức độ tổn thương rễ ĐRTKCT trên điện sinh lý thần
kinh cơ………………………………………………………………………………… 70
Bảng 3.12. Thời điểm chụp CHT chẩn đoán tổn thương ĐRTKCT…………… 71
Bảng 3.13. Tỉ lệ rễ TK bình thường và bất thường trên CHT ĐRTKCT ……. 71
Bảng 3.14. Phân bố mức độ tổn thương trên CHT của các rễ TK……………… 72
Bảng 3.15. Tỉ lệ nhổ rễ TK trên CHT ĐRTKCT trong số các rễ bệnh lý …… 73
Bảng 3.16. Tỉ lệ giả thoát vị màng tủy trên CHT trong số các rễ bệnh lý…… 73
Bảng 3.17. Tỉ lệ u thần kinh sau chấn thương trên CHT ĐRTKCT trong số
các rễ bệnh lý ………………………………………………………………………. 74
Bảng 3.18. Phù nề rễ TK trong số các rễ bệnh lý trên CHT……………………… 74
Bảng 3.19. Tỉ lệ mất liên tục rễ TK trong số các rễ bệnh lý trên CHT……….. 75
Bảng 3.20. Phân bố vị trí tổn thương các rễ TK bệnh lý trên CHT……………. 75
Bảng 3.21. Đồng thuận CĐ tổn thương rễ TK giữa CHT và điện sinh lý thần
kinh cơ………………………………………………………………………………… 76
Bảng 3.22. Đồng thuận CĐ tổn thương rễ TK………………………………………… 76
Bảng 3.23. Đồng thuận CĐ tổn thương trước hạch giữa CHT và điện sinh lý thần
kinh cơ ………………………………………………………………………………… 77
Bảng 3.24. Đồng thuận CĐ tổn thương sau hạch giữa CHT và điện sinh lý
thần kinh cơ…………………………………………………………………………. 78
Bảng 3.25. Đồng thuận CĐ vị trí tổn thương rễ TK giữa CHT và điện sinh lý
thần kinh cơ…………………………………………………………………………. 78
Bảng 3.26. Đồng thuận CĐ tổn thương rễ thần kinh không hoàn toàn giữa
CHT và điện sinh lý thần kinh cơ …………………………………………… 79
Bảng 3.27. Đồng thuận CĐ tổn thương hoàn toàn rễ TK giữa CHT và điện
sinh lý thần kinh cơ………………………………………………………………. 80
Bảng 3.28. Đồng thuận CĐ mức độ tổn thương rễ TK giữa CHT và điện sinh
lý thần kinh cơ……………………………………………………………………… 81Bảng 3.29. Phân độ tổn thương rễ TK theo Sunderland trên CHT ở BN được
phẫu thuật……………………………………………………………………………. 82
Bảng 3.30. Giá trị của CHT trong CĐ nhổ rễ ở các BN được phẫu thuật …… 83
Bảng 3.31. Giá trị của CHT trong CĐ tổn thương trước hạch ở các BN được
phẫu thuật……………………………………………………………………………. 84
Bảng 3.32. Giá trị của CHT trong CĐ tổn thương đứt rễ sau hạch ở các BN
được phẫu thuật……………………………………………………………………. 85
Bảng 3.33. Giá trị của CHT trong CĐ tổn thương u thần kinh sau chấn thương
ở các BN được phẫu thuật……………………………………………………… 86
Bảng 3.34.  iên quan giữa kỹ thuật phẫu thuật phục hồi thần kinh với tổn
thương ĐRTKCT trên CHT trước mổ …………………………………….. 87
Bảng 4.1. Thang điểm “AMS-Active Movement Scale” …………………………. 91DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ đám rối thần kinh cánh tay và các nhánh …………………………….. 5
Hình 1.2. Đẻ ngôi vai gây tổn thương đám rối thần kinh cánh tay………………. 8
Hình 1.3. Giải phẫu vi thể cắt ngang sợi thần kinh……………………………………. 9
Hình 1.4. Các hình thái tổn thương thần kinh ngoại vi…………………………….. 12
Hình 1.5. Minh họa các tổn thương trước hạch và sau hạch trong bệnh
ĐRTKCT ở trẻ em do chấn thương sản khoa ………………………….. 13
Hình 1.6. Liệt Erb tay phải (A) và liệt Klumpke tay trái (B)…………………….. 16
Hình 1.7. (A) bản ghi CMAP; (B) bản ghi SNAP …………………………………… 18
Hình 1.8. Rễ con trước (mũi tên dài), rễ con sau (mũi tên ngắn), hạch gai (dấu
sao) trên CHT và thiết đồ giải phẫu các cấu trúc thần kinh trong và
ngoài lỗ liên hợp …………………………………………………………………. 27
Hình 1.9. Cung sau xương sườn 1, rễ T1 nằm dưới, C8 nằm trên……………… 27
Hình 1.10. Tam giác cơ bậc thang. ĐM dưới đòn và các rễ C7, C8, T1 nằm
giữa cơ bậc thang giữa (MS) và trước (AS). …………………………… 28
Hình 1.11. Khoang sườn đòn. ……………………………………………………………… 28
Hình 1.12. Khoang dưới cơ ngực bé……………………………………………………… 28
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………….. 38
Hình 2.2. Hình ảnh ĐRTKCT bình thường (mũi tên) trên ảnh 3D
SPACE/CISS hướng coronal …………………………………………………. 43
Hình 2.3. Hình ảnh nhổ hoàn toàn rễ trước và rễ sau bên phải (so sánh với bên
đối diện còn quan sát các rễ này cắm vào tủy sống) có kèm
GTVMT …………………………………………………………………………….. 44
Hình 2.4. Hình ảnh GTVMT (A-mũi tên) kèm theo nhổ rễ C8 (B-mũi tên nhỏ)
và rễ T1 (B-mũi tên lớn) bên trái trên CHT, tủy sống bị kéo lệch
sang phải ……………………………………………………………………………. 45Hình 2.5. Hình ảnh phù nề rễ TK C6 phải trên ảnh STIR (A), T2
SPACE/CISS (B) và STIR cắt mỏng (C) ……………………………….. 46
Hình 2.6. Tổn thương thâm nhiễm xơ hóa quanh rễ thần kinh, tăng ngấm
thuốc đoạn sau hạch trên ảnh T1W sau tiêm …………………………… 47
Hình 2.7. Đứt hoàn toàn đoạn sau hạch ĐRTKCT bên trái trên CHT………… 48
Hình 2.8. Hình ảnh u thần kinh sau chấn thương rễ C5, C6 trái phải trên
ảnh STIR ……………………………………………………………………………. 49
Hình 4.1. BN Pham Quynh A. nữ 2,5 tháng …………………………………………. 104
Hình 4.2. BN Hồ Như M, nữ 3 tháng tuổi ……………………………………………. 106
Hình 4.3. BN Trần Thị Mai A. nữ 4 tháng tuổi …………………………………….. 116
Hình 4.4. BN Phạm Bình A. nữ 2 tháng tuổi ……………………………………….. 122
Hình 4.5. BN Nguyễn Tiến M, nam 5 tháng tuổi ………………………………….. 123
Hình 4.6. BN Trần Kim Tr. nam 7,5 tháng tuổi………………………………………. 12

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment