Nghiên cứu đặc điểm tình hình, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị viêm da tiết bã ở người lớn bằng itraconazol phối hợp E-PSORA tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021 – 2022

Nghiên cứu đặc điểm tình hình, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị viêm da tiết bã ở người lớn bằng itraconazol phối hợp E-PSORA tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021 – 2022

Luận văn chuyên khoa II Nghiên cứu đặc điểm tình hình, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị viêm da tiết bã ở người lớn bằng itraconazol phối hợp E-PSORA tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021 – 2022.Viêm da tiết bã là một bệnh lý rối loạn viêm da mãn tính liên quan đến tuyến bã nhờn, phổ biến trên thế giới với tỷ lệ mắc từ 1 đến 10% dân số trưởng thành nói chung [49]. Tại Hoa Kỳ, 2-5% dân số mắc bệnh viêm da tiết bã [27]. Ở Úc, 9,7% người trưởng thành mắc bệnh viêm da tiết bã [13].
Nguyên nhân viêm da tiết bã chưa rõ. Có nhiều yếu tố nguy cơ phối hợp làm bùng phát bệnh đã được biết đến: nấm men Malassezia; phản ứng miễn dịch của cơ thể; bệnh thần kinh, tâm thần; chế độ ăn nhiều chất béo; hormone; sử dụng rượu, bia,… Trong đó, vai trò của nấm men Malassezia trong cơ chế bệnh sinh viêm da tiết bã được đề cập nhiều nhất.


Viêm da tiết bã diễn tiến dai dẳng, xen kẽ là những đợt bùng phát. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng thương tổn xảy ra ở mặt, da đầu làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Chẩn đoán bệnh viêm da tiết bã không khó nhưng bệnh khó điều trị dứt điểm và hay tái phát, làm tiêu tốn nhiều chi phí điều trị. Từ đó đặt ra nỗ lực giải quyết vấn đề cho nền y tế của mỗi quốc gia [16].
Hiện nay, có nhiều loại thuốc điều trị viêm da tiết bã với đường dùng khác nhau: dùng tại chỗ và đường toàn thân tùy tình trạng bệnh. Các thuốc bôi tại chỗ như zinc pyrithione, selenium sulfide, thuốc kháng nấm tại chỗ, corticosteroid tại chỗ, pimecrolimus, hắc ín,… thường được sử dụng điều trị bệnh nhẹ. Các thuốc bôi này giúp giảm triệu chứng tạm thời nhưng ít hiệu quả trong các trường hợp bệnh nặng. Các thuốc kháng nấm toàn thân bao gồm itraconazole, ketoconazole, fluconazole,… được biết là có hiệu quả điều trị nhiễm trùng loài Malassezia, được đề xuất là một trong những phương thức điều trị trong trường hợp viêm da tiết bã không đáp ứng thuốc bôi hay bệnh nặng hoặc bệnh xảy ra nhiều vùng cơ thể [12].2
Các nghiên cứu gần đây cho thấy itraconazole tỏ ra có hiệu quả tốt hơn và kiểm soát các triệu chứng tốt hơn trong điều trị bệnh nhân viêm da tiết bã quá mức so với các loại thuốc kháng nấm khác. Tuy nhiên, thông tin về hiệu quả điều trị itraconazole trên bệnh nhân viêm da tiết bã còn hạn chế [20].
Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu điều trị viêm da tiết bã bằng uống itraconazole kết hợp bôi corticoid của Hoàng Thị Ngọ công bố năm 2009 đạt kết quả tốt [1]. Việc điều trị viêm da tiết bã thường được các bác sĩ sử dụng thuốc uống phối hợp với thuốc bôi có chứa corticoid như nghiên cứu nêu trên và nếu điều trị lâu dài thì sẽ để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Công trình nghiên cứu điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc bôi tại chỗ EPSORA chưa được sử dụng rộng rãi và chưa có nghiên cứu nào về điều trị thuốc uống Itraconazol phối hợp thoa E-PROSA trên bệnh nhân viêm da tiết bã. Xuất phát từ thực tế đó tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tình hình, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị viêm da tiết bã ở người lớn bằng itraconazol phối hợp E-PSORA tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021 – 2022” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, tìm hiểu một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân viêm da tiết bã tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021 – 2022.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm da tiết bã ở người lớn bằng Itraconazol phối hợp E-PSORA tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021 – 2022

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Bệnh viêm da tiết bã…………………………………………………………… 3
1.2. Các yếu tố liên quan của bệnh viêm da tiết bã……………………….. 9
1.3. Itraconazol trong điều trị viêm da tiết bã…………………………….. 12
1.4. Vai trò các thành phần hoạt chất của e-psora trong điều trị viêm
da tiết bã ……………………………………………………………………………………………. 15
1.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước ………………………………………… 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………. 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 23
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………. 33
2.4. Giới hạn của nghiên cứu: ………………………………………………….. 34
Chương 3: KẾT QUẢ ……………………………………………………………………….. 35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………. 35
3.2. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan …………………………. 41
3.3. Kết quả điều trị bệnh viêm da tiết bã bằng Itraconazol phối hợp
E-Psora ……………………………………………………………………………………………… 44
Chương 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 494.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………. 49
4.2. Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan …………………………. 51
4.3. Kết quả điều trị bệnh viêm da tiết bã bằng itraconazol uống phối
hợp bôi E-Psora ………………………………………………………………………………….. 58
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 68
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tuổi khởi phát bệnh …………………………………………………………….. 38
Bảng 3.2: Thời gian mắc bệnh ……………………………………………………………… 38
Bảng 3.3: Lý do đến khám …………………………………………………………………… 39
Bảng 3.4: Đặc điểm lâm sàng ………………………………………………………………. 39
Bảng 3.5: Phân bố thương tổn ……………………………………………………………… 40
Bảng 3.6: Giới hạn thương tổn …………………………………………………………….. 40
Bảng 3.7: Vị trí xuất hiện tổn thương ……………………………………………………. 40
Bảng 3.8: Mức độ nặng của bệnh …………………………………………………………. 41
Bảng 3.9: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tính chất da………………………. 41
Bảng 3.10: Tiền sử thoa corticoid …………………………………………………………. 42
Bảng 3.11: Tinh thần căng thẳng ………………………………………………………….. 42
Bảng 3.12: Thời điểm khởi phát bệnh nhiều nhất trong năm ……………………. 42
Bảng 3.13: Tình trạng kinh nguyệt (đối với nữ) ……………………………………… 43
Bảng 3.14: Tỉ lệ nhiễm nấm ………………………………………………………………… 43
Bảng 3.15 Kết quả điều trị…………………………………………………………………… 44
Bảng 3.16: Kết quả điều trị sau 2 tuần ………………………………………………….. 44
Bảng 3.17: Kết quả điều trị sau 4 tuần ………………………………………………….. 45
Bảng 3.18: Kết quả điều trị sau 6 tuần ………………………………………………….. 45
Bảng 3.19: Triệu chứng ngứa sau 6 tuần điều trị ……………………………………. 48
Bảng 3.20: Triệu chứng rát sau 6 tuần điều trị……………………………………….. 48DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân viêm da tiết bã theo nhóm tuổi ………………. 35
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân viêm da tiết bã theo giới tính …………………. 36
Biểu đồ 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ………………….. 36
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân viêm da tiết bã theo địa dư…………………….. 37
Biểu đồ 3.5: Phân bố bệnh nhân viêm da tiết bã theo trình độ học vấn ………. 37
Biểu đồ 3.6: Kết quả điều trị theo tuổi …………………………………………………… 46
Biểu đồ 3.7: Kết quả điều trị theo tiền sử bôi corticoid ……………………………. 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Thị Ngọ (2009), Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và kết
quả điều trị viêm da dầu người lớn bằng uống itraconazole kết hợp bôi
corticoid, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Phạm Thị Uyển Nhi, Vũ Thị Phương Thảo và Nguyễn Trọng Hào (2020),
“Khảo sát tính hiệu quả và an toàn của dầu gội chứa selenium sulfide
1% trong điều trị gàu trên bệnh nhân viêm da dầu vùng đầu”, Tạp chí Y
học thành phố Hồ Chí Minh, 24(4), tr. 85-93.
3. Tchiu Bích Xuân và Lê Ngọc Diệp (2018), “Đặc điểm lâm sàng và chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm da tiết bã khám tại bệnh viện Da
liễu thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,
22(3), tr. 313-9

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment