Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ nhiễm Chlamydia trachomatis đến khám vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2012

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ nhiễm Chlamydia trachomatis đến khám vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2012

Hiện nay, một vấn đề xã hội mà thế giới đang rất quan tâm, đó là các bệnh lây truyền qua qua đường tình dục. Theo ước tính của WHO, mỗi năm trên thế giới có tới 370 triệu trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó, nhiễm Chlamydia chiếm tỷ lệ cao nhất: khoảng 89 triệu ca nhiễm C.trachomatis, 62 triệu ca lậu, 12 triệu ca giang mai. Mặc dù tỷ lệ nhiễm C.trachomatis chỉ chiếm khoảng 5% dân số nhưng viêm nhiễm sinh dục do C.trachomatis để lại nhiều biến chứng nguy hiểm lâu dài đặc biệt là trong lĩnh vực sản sinh sản [39],[78].
Triệu chứng lâm sàng của nhiễm C.trachomatis rất nghèo nàn, thường ở dạng tiềm ẩn khó phát hiện, khoảng 50-70% nhiễm C. trachomatis không có triệu chứng, ngay cả khi có biến chứng viêm vùng chậu cũng chỉ khoảng 25% có triệu chứng. Do vậy bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị sớm làm gia tăng lây lan bệnh và gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm tiểu khung, chửa ngoài dạ con, viêm vòi tử cung, ảnh hưởng đối với phụ nữ mang thai… đặc biệt hậu quả nặng nề nhất là vô sinh do viêm tắc vòi tử cung [2],[11],[29],[34].
Số người nhiễm C.trachomatis trên thế giới ngày càng tăng. Năm 1990 có 5 triệu người nhiễm C.trachomatis, năm 1999 có 92 triệu người nhiễm, đến năm 2001 đã có 300 triệu người nhiễm [55],[66]. Theo một điều tra của Mỹ ở nữ, tuổi từ 15-25 đến khám phụ khoa có tới một phần ba nhiễm C.trachomatis và mỗi năm có khoảng 3-4 triệu người nhiễm mới. Khoảng 40% phụ nữ nhiễm C.trachomatis mà không được điều trị sẽ bị bệnh viêm nhiễm vùng chậu (Pelvic Inflammatory Disease = PID) và 20% trong s ố phụ nữ PID sẽ vô sinh [75]. Ở Việt Nam, Viện Da liễu Quốc gia đã có thống kê về tình hình nhiễm C.trachomatis trên toàn quốc từ năm 1996 nhưng các số liệu thống kê không thường xuyên từ các tỉnh và trong các năm. Theo thống kê giai đoạn 1996 đến 2000 có 14.800 ca nhiễm C.trachomatis. Năm 2007 có 2.414 ca ở nam giới và 3.473 ca nhiễm ở nữ giới [14],[15].Nghiên cứu năm 1999-2000 ở 415 phụ nữ tại huyện Hóc Môn Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang kết quả cho thấy tỷ lệ viêm CTC do C.trachomatis là 18,07% [4]. Nghiên cứu khác ở bệnh nhân vô sinh có tắc vòi tử cung đều cho thấy tỷ lệ nhiễm C.trachomatis khá cao 40-59,5% [22],[26].
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, hằng năm có rất đông các cặp vợ chồng đến khám vô sinh và xét nghiệm C.trachomatis là một trong những xét nghiệm thăm dò thường quy được áp dụng cho tất cả phụ nữ đến khám vô sinh. Chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào đầy đủ và có hệ thống về tình hình nhiễm C.trachomatis ở phụ nữ đến khám vô sinh tại đây vì vậy đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ nhiễm Chlamydia trachomatis đến khám vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2012” đã được tiến hành với 2 mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ởphụ nữ nhiễm C.trachomatis đến khám vô sinh tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2012.
2.    So sánh đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm C.trachomatis bằng test nhanh.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    13
1.1.    Đặc điểm vi sinh vật và khả năng gây bệnh của Chlamydia trachomatis.. 13
1.1.1.    Lịch sử phát triển và phân loạ i    13
1.1.2.    Đặc tính sinh vật    14
1.1.3.    Phương thức sinh sản và lây truyền    14
1.1.4.    Dịch tễ học vi khuẩn C.trachomatis    15
1.2.    Chlamydia trachomatis và vấn đề vô sinh ở nữ giớ i    16
1.2.1.    Các khái niệm về vô sinh    16
1.2.2.    Triệu chứng lâm sàng nhiễm C.trachomatis ở nữ giớ i    17
1.2.3.    Chlamydia và vấn đề vô sinh ở nữ    19
1.3.    Một số yếu tố nguy cơ nhiễm Chlamydia trachomatis    21
1.3.1.    Tuổi    21
1.3.2.    Tuổi giao hợp lần đầu tiên    22
1.3.3.    Số bạn tình    22
1.3.4.    Tiền sử đặt DCTC và uống thuốc tránh thai    22
1.3.5.    Tiền sử sản khoa    23
1.3.6.    Tiền sử viêm nhiễm trùng đường sinh dục    23
1.    4. Các nghiên cứu trong nước và quốc tế về nhiễm Chlamydia trachomatis .. 23
1.4.1.    Các nghiên cứu trong nước    23
1.4.2.    Các nghiên cứu trên thế giới    25
1.5.    Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Chlamydia trachomatis    26
1.5.1.    Phương pháp nhuộm soi trực tiếp    26
1.5.2.    Nuôi cấy vi khuẩn    27
1.5.3.    Phương pháp miễn dịch    27
1.5.4.    Phương pháp lai acid nucleic     28
1.5.5.    Phương pháp khuếch đại gen    28
1.5.6.    Phát hiện kháng thể    29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    30
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    30
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng    30
2.1.2.    Tiêu chuẩn loạ i trừ    30
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    30
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    30
2.2.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu    31
2.2.3.    Cách chọn mẫu    31
2.2.4.    Các bước tiến hành    31
2.3.    Phân tích và xử lý số liệu    37
2.4.    Thời gian    37
2.5.    Khía cạnh đạo đức    37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    38
3.1.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của phụ nữ vô sinh nhiễm
C.trachomatis    38
3.1.1.    Tỷ lệ nhiễm C.trachomatis    38
3.1.2.    Phân    bố theo nhóm tuổi    39
3.1.3.    Phân    bố theo nghề nghiệp    40
3.1.4.    Phân    bố theo trình độ học    vấn    41
3.1.5.    Phân    bố tỷ lệ nhiễm C.trachomatis theo vô sinh    41
3.1.6.    Thai kỳ lần cuối    42
3.1.7.    Triệu chứng cơ năng    43
3.1.8.    Tính chất khí hư    44
3.1.9.    Tình trạng viêm âm hộ,    âm đạo    44
3.1.10.    Tình trạng CTC    45
3.1.11.    Kết quả soi tươi    45
3.1.12.    Kết quả chụp tử cung vòi    tử cung    46
3.2.    So sánh đặc điểm lâm sàng với kết quả xét nghiệm C.trachomatis …. 47
3.2.1.    Tuổi    47
3.2.2.    Tuổi giao hợp lần đầu tiên    48
3.2.3.    Tiền sử nạo, sẩy thai, can thiệp vào buồng tử cung/ VSTP    49
3.2.4.    Tiền sử đặt DCTC/vô sinh thứ phát    50
3.2.5.    Tiền sử uống thuốc tránh thai    51
3.2.6.    Tiền sử mổ can thiệp vùng tiểu khung    52
3.2.7.    Tiền sử có viêm đường sinh dục    52
3.2.8.    Tính chất khí hư    53
3.2.9.    Tình trạng lộ tuyến CTC    54
3.2.10.    Tổn thương vòi tử cung trên phim chụp X quang    55
Chương 4: BÀN LUẬN    56
4.1.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của phụ nữ nhiễm Chlamydia trachomatis
đến khám vô sinh tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương năm 2012.    56
4.1.1.    Kết quả chẩn đoán C.trachomatis bằng phương pháp test nhanh .. 56
4.1.2.    Kết quả xét nghiệm C.trachomatis sau điều trị    60
4.1.3.    Đặc điểm chung của nhóm nhiễm C.trachomatis    61
4.1.4.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    63
4.2.    So sánh đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm C.trachomatis bằng
test nhanh    65
4.2.1.    Mối liên quan về tuổi và tuổi giao hợp lần đầu tiên    65
4.2.2.    Tiền sử sản khoa    67
4.2.3.    Các biện pháp tránh thai đã sử dụng    68
4.2.4.    Tiền sử mổ vùng tiểu khung và viêm đường sinh dục có điều trị.. 69
4.2.5.    So sánh đặc điểm lâm sàng với kết quả xét nghiệm C.trachomatis70
4.2.6.    Tổn thương vòi tử cung trên phim chụp tử cung vòi tử cung    70
KẾT LUẬN    72
KIẾN NGHỊ    73
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment