Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng hạ Natri máu của bệnh nhân ung thư phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai
Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng hạ Natri máu của bệnh nhân ung thư phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai/ Đỗ Minh Thu.Ung thư phế quản hay ung thư phổi (UTP) là thuật ngữ để chỉ bệnh lý ác tính của phế quản phổi xuất phát từ biểu mô niêm mạc phế quản, tiểu phế quản, phế nang, các tuyến của phế quản hoặc từ các thành phần khác của phổi [1],[2].
Theo tình hình thống kê ung thư trên toàn thế giới năm 2012, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất, chiếm 1,8 triệu trường hợp mới và 1,6 triệu ca tử vong. Khoảng 402.326 người Mỹ hiện nay đã được chẩn đoán ung thư phổi. Trong năm 2015, ước tính có khoảng 221.200 trường hợp ung thư phổi mới được chẩn đoán, chiếm khoảng 13% tất cả các chẩn đoán ung thư [3]. Ở Việt Nam những thống kê ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001¬2004 cho thấy, UTP đứng đầu trong các ung thư ở nam giới và đứng thứ 3 trong các ung thư ở nữ giới [4],[5]. Tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 1996 – 2000 có 639 trường hợp mắc ung thư phổi, chiếm 16,6% tổng số bệnh nhân điều trị, đứng thứ hai sau bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [1],[2].
Chẩn đoán UTP phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các kỹ thuật xâm lấn lấy bệnh phẩm, trong đó tiêu chuẩn vàng là xét nghiệm mô bệnh học. Nhiều biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của UTP khá giống với bệnh lý khác ở phổi nên bệnh nhân thường được chẩn đoán nhầm với viêm phổi và lao phổi. Trong giai đoạn đầu bệnh thường không biểu hiện hoặc biểu hiện triệu chứng mơ hồ. Giai đoạn sau bệnh có thể biểu hiện với triệu chứng tại phổi, triệu chứng xâm lấn các cơ quan khác và dấu hiệu toàn thân của ung thư.
Hạ natri máu là một trong những rối loạn thường gặp trên lâm sàng nói chung với các biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi, mất phương hướng, đau bắp cơ. Hạ natri máu nặng có thể dẫn đến co giật. Ở bệnh nhân ung thư phổi, hạ natri máu gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất hiện riêng rẽ nhưng có thể nằm trong hội chứng bài tiết không phù hợp hormone chống bài niệu (SIADH – Hội chứng Schwartz – Batter). Theo Andreas Hermes (2012), khoảng 18,9% ở bệnh nhân UTP tế bào nhỏ có hạ natri máu [6].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng hạ natri máu nặng ở bệnh nhân ung thư phổi, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh, vai trò, hậu quả của hạ natri máu. Ở Việt Nam, cho tới nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến hạ natri máu ở bệnh nhân ung thư phổi, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với 2 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi có hạ natri máu.
2. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và nhận xét bước đầu về tình trạng hạ natri máu ở bệnh nhân ung thư phổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng hạ Natri máu của bệnh nhân ung thư phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai
1. Ngô Quý Châu (2010), Ung thư phổi tiên phát – Bệnh Hô Hấp, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 219 – 265.
2. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu ( 2011Q, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 387 – 389.
3. Lung cancer fact sheet (2015), American lung asociation.
4. Nguyễn Bá Đức, Đào Ngọc Phong (2009), Dịch tễ học bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 11-19.
5. Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Viết Nhung, Phạm Hoàng Anh và CS (1996), Tổng kết nghiên cứu dịch tễ và điều tra bệnh ung thư phổi nguyên phát. Áp dụng phòng chống ung thư phổi ở Việt Nam, Tổng hội Y dược học Việt Nam, Hội lao và bệnh phổi, Hà Nội, 13 -14.
6. Andreas. H, Benjamin. W, Martin. R (2012), Hyponatremia as prognostic factor in small cell lung cancer – A retrospective single institution analysis, Respiratory Medicine. 106, 6, 900 – 904.
7. Nguyễn Bá Đức và CS (2006), Tình hình ghi nhận ung thư giai đoạn 2001
– 2004 qua ghi nhận ung thư tại 5 tỉnh thành Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, 9 – 17.
8. Ngô Quý Châu (2002), Ảnh hưởng của hút thuốc lá thụ động và chủ động lên sức khỏe, Thông tin y học lâm sàng, 18 – 21.
9. Pass HI., et al (2005), Lung cancer: Principle & Practice, 3rd Ed, Lippincott Williams & Wilkins.
10. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh và CS (2012), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục, tập 1, 129 – 135.
11. Lê Hùng và CS (1994), Cân bằng điện giải, Dịch và điện giải từ lý thuyết đến lâm sàng, Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, 53
– 93.
12. Norman G, Levinsky N.G (1993), Dịch và các chất điện phân, Các nguyên lý y học nội khoa (bản dịch của Lê Nam Trà và Nguyễn Văn Bàng), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập 1, 350 – 369.
13. John G. E (1998), Hypo – hypernatremia: disorder of water balance, Oxford Text book of Clinical Nephrology, 175 – 180.
14. Douglas M (2009), Fluid, Electrolyte & acid – base Disorder & therapy, Current pediatric, 1245-1253.
15. Dade, MC (2006), Disordesr of Sodium balance hyponatremia and drug use, BMJ, 332, 835 – 853.
16. Gill G, Huda B, Boyd A (2006), Characteristics and mortality of severe hyponatraemia – a hospital-based study, Clin Endocrinol (Oxf), 246-249.
17. Berghmans T, Paesmans M, Body JJ (2000), A prospective study on hyponatraemia in medical cancer patients: epidemiology, aetiology and differential diagnosis, Support Care Cancer. 8, 192 – 197
18. Shapiro J, Richardson GE (1995), Hyponatremia of malignancy, Crit Rev Oncol Hematol. 18, 129-135.
19. List AF, Hainsworth JD, Davis BW (1986), The syndrome of inappropriate secretion of antidiuretic hormone (SIADH) in small-cell lung cancer, J Clin Oncol. 4, 1191-1198.
20. Thái Hồng Quang và Bùi Xuân Tám (1984), Ung thư phổi và những hội chứng rối loạn nội tiết, Tạp chí Y học nội khoa,Tổng hội Y học Việt Nam, số 1, 20 – 24.
21. Fajardo JE, Stafford EM, Bass JW et al (1989), Inappropriate antidiuretic hormone in childrent with viral meningitis, Pediatr Neurol Jan – feb 5. 1, 37 – 40.
22. Y Travis W.P (1999), Histological of lung and pleural tumours. International histological classification of tumours, 3rd Ed, Springer, 8 – 9.
23. Y Brambilla E, Travis WD, Collby TV (2001), The new World Health Organization classification of lung tumours, Eur Respir J18, 1059 – 1068.
24. Goldfarb S, Ziyadech F. N (1994), Renal diseases, Fluid and electrolytes disorders, Medicine 2nd edition, 380-387
25. Nguyễn Quang Đợi (2008), Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học của ung thư phế quản, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 67.
26. Hee Sun P., et al. (2007), Trends of clinical characteristics of lung cancer diagnosed in Chungnam national university hospital since 2000, Journal of Thoracic Oncology. 2, 567.
27. Yang P., Allen MS, Marie C., Aubry MC, et al. (2005), Clinical Features of 5628 Primary Lung Cancer Patients: Experienoe at Mayo Clinie from 1997 to 2003, Chest. 128, 452 – 462.
28. Alberg AJ., Samet JM. (2003), Epidemiology of Lung cancer, Chest. 123, 21 – 49.
29. Hoàng Hồng Thái, Bùi Trung Nghĩa (2008), Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi điều trị tại khoa Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, 201 – 206.
30. Lee P.N, Chamberlain J., and Alderont M.R. (1986), Relationship of passive smoking to risk of lung cancer and other smoking – associated diseases, Br. J. Cancer. 54, 97 – 105.
31. Lê Hoàn (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu áp dụng phân loại TNM2009 cho ung thư phổi nguyên phát tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
32. Ngô Quý Châu (2001), Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của 598 bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (từ 1996-2000), công trình NCKH Bệnh viện Bạch Mai, 1, 305 – 315.
33. Nguyễn Hải Anh, Hoàng Hồng Thái, Nguyễn Quỳnh Loan, Chu Thị Hạnh (2004), Tình hình ung thư phổi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm từ 1991 – 2000, Công trình nghiên cứu Bệnh viện Bạch Mai, 1, 443 – 450.
34. Hoàng Thị Hương (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư phổi ở người cao tuổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
35. Bùi Trung Nghĩa (2008), Đặc điểm lâm sàng, nội soi và kết quả mô bệnh tế bào học ung thư phế quản tại khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai từ 01/2006 – 07/2007, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
36. Vũ Thị Thanh Tâm (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi điều trị tại khoa Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai (01/2008 – 12/2008), Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
37. Vũ Thanh Bình (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi còn chỉ định phâu thuật, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
38. Trần Nguyên Phú (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và phân loại TNM ung thư phế quản không tế bào nhỏ tại bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
39. Ngô Quý Châu (2002), Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của 598 bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 1996 – 2000, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, 305-313.
40. Hoàng Hồng Thái (2006), Nội soi phế quản, Bài giảng chẩn đoán và điều trị ung thư phế quản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, 48-60.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học ung thư phổi 3
1.1. l.Tình hình UTP trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình UTP ở Việt Nam 3
1.2. Ung thư phổi nguyên phát 4
1.2.1. Một số căn nguyên chính gây UTP 4
1.2.2 Triệu chứng lâm sàng 5
1.2.3. Triệu chứng cận lâm sàng 7
1.2.4. Hạ natri máu trong ung thư phổi 8
1.2.5. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi 13
1.3. Ung thư phổi thứ phát 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 15
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 15
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 15
2.2.3. Thông tin cần thu thập 15
2.2.4. Xử lý số liệu 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đặc điểm chung về lâm sàng 19
3.1.1. Phân bố bệnh theo tuổi 19
3.1.2. Phân bố bệnh theo giới 20
3.1.3. Tiền sử hút thuốc 20
3.1.4. Tiền sử bệnh khác 22
3.1.5. Thời gian biểu hiện triệu chứng lâm sàng trước khi vào viện 22
3.1.6. Triệu chứng cơ năng 23
3.1.7. Triệu chứng thực thể 24
3.2. Đặc điểm cận lâm sàng 24
3.2.1. Chụp X – quang phổi 24
3.2.2. Hình ảnh tổn thương trên phim X-quang phổi 25
3.2.3. Hình ảnh tổn thương trên CLVT lồng ngực 26
3.2.4. Vị trí u trên CLVT lồng ngực 27
3.2.5. Kích thước u trên CLVT 27
3.2.6. Hình ảnh tổn thương trên nội soi phế quản 28
3.2.7. Di căn 29
3.2.8. Phân bố hạ natri máu 29
3.2.9. Thời điểm xác định được tình trạng hạ natri máu 30
3.2.10. Thời gian hạ natri máu 31
3.2.11. Hạ natri và rối loạn kali máu 31
3.2.12. Mô bệnh học ung thư phổi 32
3.2.13. Phân bố mức độ hạ natri máu theo mô bệnh học 33
3.3. Chẩn đoán giai đoạn theo TNM 2009 35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 36
4.1. Đặc điểm chung 36
4.1.1. Tuổi 36
4.1.2. Giới 37
4.1.3. Tiền sử hút thuốc 37
4.2. Đặc điểm lâm sàng 38
4.2.1. Thời gian mắc bệnh 38
4.2.2. Triệu chứng cơ năng
4.2.3. Triệu chứng thực thể 39
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 39
4.3.1. Chụp X – quang phổi 39
4.3.2. Chụp CLVT lồng ngực 40
4.3.3. Nội soi phế quản 42
4.3.4. Di căn các cơ quan 42
4.3.5. Tình trạng hạ natri máu ở BN UTP 43
4.3.6. Thời điểm xác định hạ natri máu 43
4.3.7. Mô bệnh học và hạ natri máu 44
4.5. Đánh giá giai đoạn bệnh theo TNM 2009 44
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố bệnh theo tuổi 19
Bảng 3.2. Số lượng thuốc hút 21
Bảng 3.3. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng trước vào viện 22
Bảng 3.4. Vị trí tổn thương trên phim x-quang phổi chuẩn 24
Bảng 3.5. Vị trí u trên CLVT 27
Bảng 3.6. Kích thước u trên CLVT 27
Bảng 3.7. Phân bố hạ natri máu ở bệnh nhân UTP 29
Bảng 3.8. Thời điểm xác định được tình trạng hạ natri máu 30
Bảng 3.9. Thời gian hạ natri máu 31
Bảng 3.10. Rối loạn kali máu 31
Bảng 3.11. Phân bố mức độ hạ natri máu theo mô bệnh học 33
Bảng 3.12. Chẩn đoán giai đoạn theo TNM 2009 35
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo giới 20
Biểu đồ 3.2. Tiền sử hút thuốc 20
Biểu đồ 3.3. Tiền sử bệnh lý 22
Biểu đồ 3.4. Các triệu chứng cơ năng 23
Biểu đồ 3.5. Các triệu chứng thực thể 24
Biểu đồ 3.6. Hình ảnh tổn thương trên phim chup X – quang phổi 25
Biểu đồ 3.7. Hình thái tổn thương trên CLVT lồng ngực 26
Biểu đồ 3.9. Di căn các cơ quan 29