Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT trong viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT trong viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT trong viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương.Viêm mũi xoang (VMX) là sự phản ứng viêm của niêm mạc hốc mũi và xoang có thể có hoặc không bao gồm tổn thương xương. Ngày nay, thuật ngữ “viêm mũi xoang” đã được thay thế cho thuật ngữ “viêm xoang” do niêm mạc mũi và xoang đều có cấu trúc là niêm mạc hô hấp và liên hệ mật thiết với nhau về giải phẫu, sinh lý cũng như cơ chế sinh bệnh. Theo hội mũi xoang châu Âu, dựa vào thời gian mắc bệnh, viêm mũi xoang được chia làm viêm mũi xoang cấp và viêm mũi xoang mạn tính.
Viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) là tình trạng viêm niêm mạc của mũi và các xoang cạnh mũi kéo dài trên 12 tuần.VMXMT còn được phân thành hai thể là thể có polyp và thể không có polyp [25] VMXMT là một trong những bệnh mạn tính hay gặp với tỷ lệ mắc bệnh ở châu Mỹ khoảng 14%, châu Âu khoảng 10,9% [25]. Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh ước tính 2-5% và 86,8% ở độ tuổi 16-50 [14]. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khói thuốc lá,… Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng sống do ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ, đau nhức mặt, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, đồng thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới, biến chứng mắt và nội sọ, … [3].


Viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như virus, vi khuẩn, dị ứng, tật vẹo vách ngăn, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hay chấn thương,.. Tại Việt Nam, do đặc điểm khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí khiến các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp nói chung và bệnh viêm mũi xoang ở người lớn nói riêng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, việc tự điều trị bệnh không đúng cách, việc bảo vệ và chăm sóc mũi họng không được đảm bảo, cùng với thói quen sử dụng kháng sinh một cách bừa bài, tùy tiện, không hợp lý và không đủ liều đã trở thành vấn đề nghiêm trọng, làm cho việc điều trị viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn trở nên khó khăn hơn.2
Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương là đơn vị đầu ngành về Tai Mũi Họng của Việt Nam, hàng năm có hàng vạn bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị, trong đó số lượng lớn lớn bệnh nhân có bệnh lí viêm mũi xoang mạn tính ở độ tuổi từ 18 trở lên.
Nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị viêm mũi xoang, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT trong viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương” được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương
2. Mô tả hình ảnh nội soi và phim chụp CLVT của viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại bệnh viên Tai Mũi Họng trung ương

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………… 3
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: …………………………………………….. 3
1.1.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………… 3
1.1.2. Ở Việt nam ……………………………………………………………………….. 3
1.2. GIẢI PHẪU MŨI XOANG ……………………………………………………………….. 4
1.2.1. Đại thể ……………………………………………………………………………… 4
1.2.2. Vi thể ……………………………………………………………………………….. 7
1.3. SINH LÝ MŨI XOANG ……………………………………………………………………. 8
1.3.1. Sự thông khí ……………………………………………………………………… 8
1.3.2. Sự dẫn lưu bình thường của xoang ……………………………………….. 8
1.3.3 Những chức năng chính của hệ thống mũi xoang ……………………. 11
1.4. BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH. …………………………………. 12
1.4.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ……………………………………….. 12
1.4.2. Lâm sàng ………………………………………………………………………… 13
1.4.3. Phim CT mũi xoang ………………………………………………………….. 15
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………….. 17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………… 17
2.1.1. Mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………….. 17
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………… 17
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………. 17
2.1.4. Tiêu chuẩn lựa chọn ………………………………………………………….. 17
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………. 17
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………………… 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: …………………………………………………………. 18
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu: ……………………………………………………. 18
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………… 18viii
2.2.4. Tiêu chí nghiên cứu ………………………………………………………….. 18
2.2.4. Thời điểm đánh giá …………………………………………………………… 20
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu …………………………………………………….. 20
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ……………………………………………………………………………. 21
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………… 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………. 23
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ………………………………………………………………………. 23
3.1.1. Về giới và tuổi …………………………………………………………………. 23
3.1.2. Tiền sử ……………………………………………………………………………. 23
3.1.3. Lý do vào viện …………………………………………………………………. 25
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ………………………………………………………………… 26
3.2.1. Phân bố triệu chứng cơ năng ………………………………………………. 26
3.2.2. Triệu chứng chảy mũi ……………………………………………………….. 26
3.2.3. Triệu chứng ngạt tắc mũi …………………………………………………… 27
3.2.4. Triệu chứng đau nhức sọ mặt ……………………………………………… 27
3.2.5. Triệu chứng ngửi kém, mất ngửi …………………………………………. 29
3.2.6. Triệu chứng ho, hắt hơi ……………………………………………………… 29
3.2.7. Triệu chứng toàn thân ……………………………………………………….. 30
3.2.8. Triệu chứng sưng nề ở mặt ………………………………………………… 30
3.2.9. Ấn các điểm đau ………………………………………………………………. 31
3.3. HÌNH ẢNH NỘI SOI ……………………………………………………………………… 32
3.3.1. Tình trạng chung của hốc mũi, vòm họng …………………………….. 32
3.3.2. Hình ảnh nội soi khe giữa ………………………………………………….. 32
3.3.3. Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới ……………………………………….. 33
3.3.4. Bệnh lý các cơ quan lân cận ……………………………………………….. 33
3.4. HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP CT ………………………………………………… 34
3.4.1. Phân bố tổn thương các xoang trên phim CT ………………………… 34
3.4.2. Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT ………………………. 34ix
3.4.3. Tổn thương phức hợp lỗ ngách …………………………………………… 35
3.4.4. Phân độ theo thang điểm Lund-Mackey ……………………………….. 35
3.4.5. Các tổn thương khác trên CT ……………………………………………… 36
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………….. 37
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ………………………………………………………………………. 37
4.1.1. Về giới và tuổi …………………………………………………………………. 37
4.1.2. Tiền sử ……………………………………………………………………………. 37
4.1.4. Lý do vào viện …………………………………………………………………. 38
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ………………………………………………………………… 38
4.2.1. Phân bố triệu chứng cơ năng ………………………………………………. 38
4.2.2. Triệu chứng chảy mũi ……………………………………………………….. 39
4.2.3. Triệu chứng ngạt tắc mũi …………………………………………………… 40
4.2.4. Triệu chứng đau nhức sọ mặt ……………………………………………… 40
4.2.5. Triệu chứng rối loạn ngửi ………………………………………………….. 41
4.2.6. Triệu chứng ho, hắt hơi ……………………………………………………… 41
4.2.7. Triệu chứng toàn thân ……………………………………………………….. 42
4.2.8. Triệu chứng sưng nề ở mặt ………………………………………………… 42
4.2.9. Ấn các điểm đau ………………………………………………………………. 42
4.3. HÌNH ẢNH NỘI SOI ……………………………………………………………………… 43
4.3.1 Tình trạng chung của hốc mũi, vòm họng ……………………………… 43
4.3.2. Hình ảnh nội soi khe giữa ………………………………………………….. 43
4.3.3. Tình trạng cuốn mũi giữa và dưới ……………………………………….. 43
4.3.4. Bệnh lý các cơ quan lân cận ……………………………………………….. 44
4.4. HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP CT ………………………………………………… 45
4.4.1. Tổn thương các xoang trên phim CT ……………………………………. 45
4.4.2. Đặc điểm tổn thương các xoang trên phim CT ………………………. 45
3.4.3. Tổn thương phức hợp lỗ ngách …………………………………………… 45
4.4.8. Phân độ VMXMT theo thang điểm Lund-Mackey …………………. 46x
4.4.9. Các tổn thương khác trên CT ……………………………………………… 46
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………. 47
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………….. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………… 50
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………… 54
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU …………………………………………………. 5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment