Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não ở trẻ em

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não ở trẻ em

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Trần Văn Học, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thanh Liêm

U tiểu não là một trong những u não thường gặp ở trẻ em, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng phác đồ sẽ kéo dài thời gian sống của trẻ. Nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc 124 bệnh nhân u tiểu não nhập viện trong 5 năm tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả cho thấy tuổi mắc trung bình là 6,2, thường gặp nhất từ 2 – 8 tuổi. Các triệu chứng lâm sàng tại thời điểm nhập viện: nôn 89,5%, mất điều hòa động tác 89,5%, loạng choạng 87,9%, đau đầu 81,5%, phù gai thị 54,4%, giảm trương lực cơ 33,9%, run chi 32,3%, các dấu hiệu khác ít gặp …;
Đặc điểm mô bệnh học: U nguyên tủy bào 49,2%, u tế bào hình sao 33,9%, u màng não thất 13,7%, các loại khác 3,2%.
Kết quả điều trị: Tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 38%. Các di chứng ở bệnh nhân sống là rối loạn vận động, liệt dây thần kinh sọ, thay đổi tính nết, rối loạn thị lực, rối loạn ngôn ngữ.
Kết luận: Đặc điểm lâm sàng u tiểu não ở trẻ em là hội chứng tăng áp lực nội sọ và hội chứng tiểu não, mô bệnh học chủ yếu là u nguyên tủy bào và u tế bào hình sao. Có 38% bệnh nhân sống sau 5 năm.

Các u não của hệ thần kinh trung ương chiếm khoảng 20% các khối tăng sinh ở trẻ em dưới 15 tuổi, trong đó u tiểu não chiếm hàng
đầu về tỷ lệ mắc, chiếm 25 – 40% tổng số u não trẻ em [1]. Về mô bệnh học, chủ yếu gồm ba loại là u nguyên tủy bào (medulloblastoma), u tế bào hình sao (astrocytoma), u màng não thất (ependymoma) và một số loại u khác hiếm gặp, như u đám rối mạch mạc phát triển từ đám rối mạch mạc, u tế bào mầm, u tổ chức biểu bì…. [2-4]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về u tiểu não còn chưa nhiều. Năm 1989, Nguyên Chương “Góp phần nghiên cứu chẩn đoán u tiểu não ở trẻ em” [5]. Năm 1996, Nguyên Tị Quỳnh Hương “Đối chiếu lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính u tiểu não ở trẻ em” [6]. Các nghiên cứu này thực hiện trong điều kiện các phương tiện chẩn đoán và khả năng điều trị u não ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về u tiểu não ở trẻ em bổ sung cho hai nghiên cứu trên. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não ở trẻ em

Leave a Comment