NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA HAI LOÀI TẦM GỬI TAXILLUS CHINENSIS VÀ MACROSOLEN TRICOLOR

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA HAI LOÀI TẦM GỬI TAXILLUS CHINENSIS VÀ MACROSOLEN TRICOLOR

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA HAI LOÀI TẦM GỬI TAXILLUS CHINENSIS (DC.) DANS. VÀ MACROSOLEN TRICOLOR(L.) DANS. Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú (trên 12000 loài thực vật bậc cao) với nguồn dược liệu dồi dào (gần 4000 loài cây thuốc) và truyền thống sử dụng dược liệu có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời. Đây là một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá cho các nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên, cũng như những nghiên cứu về hoạt tính sinh học theo hướng hiện đại.
Nguồn dược liệu tự nhiên không chỉ bổ sung thuốc cho hóa trị liệu, mà còn góp phần vào việc khắc phục các tác dụng phụ do các hóa chất tổng hợp gây nên. Nguồn tài nguyên đa dạng của sinh giới kết hợp với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và tiến bộ của các thiết bị nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp con người tìm ra thuốc mới để phòng và chống lại các  loại bệnh tật [2], [16], [24]. Họ Tầm gửi là một họ lớn gồm khoảng 40 chi, 1400 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số ít ở vùng ôn đới. Thành phần hóa học của họ Tầm gửi có nhiều lớp chất có hoạt tính sinh học như các flavonoid, các hợp chất phenolic và các pentacyclic triterpen, coumarin, saponin, acid hữu cơ, chất béo, đường khử, steroid, polysaccharid…, [53], [56], [84], [90], [117].

Cho đến nay những công bố về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các loài tầm gửi trên thế giới còn rất ít. Ở Việt Nam, y học cổ truyền thường dùng tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh). Gần đây có một số luận văn cao học bước đầu nghiên cứu tầm gửi trên cây Bưởi, trên cây Dâu tằm và trên cây Trúc đào [26], tầm gửi trên cây Mít [20], [21], [44] và một số khóa luận tốt nghiệp đại học sơ bộ nghiên cứu tầm gửi trên cây Nhãn [25], trên cây Quất hồng bì [38], trên cây Cao su [33]. Để góp phần tìm hiểu thành phần hóa học 2và một số tác dụng sinh học của một số loài tầm gửi đang được dùng theo
kinh nghiệm dân gian ở một số địa phương, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của hai loài tầm gửi Taxillus chinensis (DC.) Dans. và Macrosolentricolor(L.) Dans.” được thực hiện với
3 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm thực vật, thẩm định tên khoa học, xác định đặc điểm vi học loài tầm gửi ký sinh trên cây Gạo (Taxillus chinensis (DC.) Dans.) và loài tầm gửi ký sinh trên cây Na (Macrosolen tricolor(L.) Dans.).
2. Nghiên cứu thành phần hóa học của 2 loài tầm gửi trên.
3. Xác định độc tính cấp và một số tác dụng sinh học (tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan, tác dụng chống viêm, tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư) của 2 loài tầm gửi trên.
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………………… 3
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA HỌ TẦM GỬI (LORANTHACEAE) ……………. 3
1.1.1. Vị trí phân loại của họ tầm gửi (Loranthaceae) …………………………………….. 3
1.1.2. Khóa phân loại họ Tầm gửi (Loranthaceae) …………………………………………. 9
1.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI
MACROSOLENVÀ TAXILLUS…………………………………………………………………. 11
1.2.1. Đặc điểm chung của họ Tầm gửi ……………………………………………………….. 11
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài tầm gửi chi Taxillus……………. 13
1.2.3. Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài tầm gửi chi Macrosolen……… 14
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI
TAXILLUSVÀ MACROSOLEN…………………………………………………………………. 16
1.3.1. Thành phần hóa học của một số loài tầm gửi chi Taxillus……………………. 16
1.3.2. Thành phần hóa học của một số loài tầm gửi chi Macrosolen……………… 18
1.4. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI TẦM GỬI CHI TAXILLUS
VÀ MACROSOLEN…………………………………………………………………………………… 24
1.4.1. Tác dụng chống oxy hóa của một số loài tầm gửi chi Taxillus và
Macrosolen……………………………………………………………………………………………….. 24
1.4.1.1. Tác dụng chống oxy hóa của một số loài tầm gửi chi Taxillus ………….. 25
1.4.1.2. Tác dụng chống oxy hóa của một số loài tầm gửi chi Macrosolen …….. 25
1.4.2. Tác dụng bảo vệ gan của một số loài tầm gửi chi Macrosolen……………… 26
1.4.3. Tác dụng chống viêm của một số loài tầm gửi chi Taxillus………………….. 27
1.4.4. Các tác dụng khác của tầm gửi chi Taxillusvà Macrosolen…………………. 27
1.4.4.1. Tác dụng chống ung thư …………………………………………………………………. 28
1.4.4.2. Tác dụng giảm đau ………………………………………………………………………… 28
1.5. CÔNG DỤNG VÀ MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ VỊ TẦM GỬI ………………. 30
1.5.1. Công dụng ……………………………………………………………………………………….. 30
1.5.2. Một số bài thuốc có vị tầm gửi ………………………………………………………….. 31
1.5.2.1. Một số bài thuốc cổ phương …………………………………………………………… 31
1.5.2.2. Một số bài thuốc nghiệm phương có vị tầm gửi ……………………………….. 32
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………………….. 35
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU …………………………………………………. 35
2.1.1. Nguyên liệu ……………………………………………………………………………………… 35
2.1.2. Hóa chất …………………………………………………………………………………………… 35
2.1.3. Dụng cụ và thiết bị ……………………………………………………………………………. 36
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………… 37
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 37
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật ……………………………………….. 37
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học …………………………………….. 38
2.3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học …………………. 38
2.3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng ……………………………………………………… 39
2.3.2.3. Định lượng các chất trong phân đoạn ethylacetat ……………………………. 39
2.3.2.4. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ tầm gửi cây Gạo và cây Na ….. 40
2.3.2.5. Nhận dạng các chất phân lập từ tầm gửi cây Gạo và cây Na ……………. 45
2.3.3. Phương pháp xác định độc tính cấp ……………………………………………………. 45
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa ……………………………… 45
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan ……………………………………. 46
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính và mạn tính ……. 49
2.3.6.1. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính ……………………………………….. 49
2.3.6.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn tính ………………………………………. 51
2.3.7. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ………………………………. 51
2.3.8. Xử lý số liệu …………………………………………………………………………………….. 53
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………. 54
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA TẦM GỬI
CÂY GẠO VÀ CÂY NA …………………………………………………………………………… 54
3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật tầm gửi cây Gạo………………………. 54
3.1.1.1. Mô tả hình thái cây và thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu …. 54
3.1.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá và thân …………………………………………………………… 56
3.1.1.3. Đặc điểm bột dược liệu ………………………………………………………………….. 59
3.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật tầm gửi cây Na ………………………… 59
3.1.2.1. Mô tả hình thái cây và thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu …. 59
3.1.2.2. Đặc điểm vi phẫu lá và thân …………………………………………………………… 61
3.1.2.3. Đặc điểm bột dược liệu ………………………………………………………………….. 63
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẦM GỬI
CÂY GẠO VÀ CÂY NA …………………………………………………………………………… 63
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học của tầm gửi cây
Gạo và cây Na …………………………………………………………………………………………… 63
3.2.2. Hàm lượng các chất trong phân đoạn chiết ethylacetat từ tầm gửi cây Gạo
và cây Na ………………………………………………………………………………………………….. 66
3.2.3. Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Gạo và cây Na …. 67
3.2.3.1. Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Gạo …………….. 67
3.2.3.2. Nhận dạng các hợp chất phân lập được từ tầm gửi cây Na ………………. 93
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP CỦA TẦM GỬI CÂY GẠO
VÀ CÂY NA …………………………………………………………………………………………… 101
3.3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của tầm gửi cây Gạo ………………………. 101
3.3.2. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của tầm gửi cây Na ………………………… 102
3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA TẦM
GỬI CÂY GẠO VÀ CÂY NA …………………………………………………………………. 103
3.4.1. Kết quả nghiên cứu hoạt tính chống oxy hoá …………………………………….. 103
3.4.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan…………………………………………… 103
3.4.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tính …………………………….. 109
3.4.3.1. Trên mô hình gây phù chân chuột …………………………………………………. 109
3.4.3.2. Trên mô hình gây tràn dịch màng bụng chuột cống trắng……………….. 110
3.4.4. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn tính …………………………… 112
3.4.5. Kết quả nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào …………………………………….. 113
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………….. 114
4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT …………………………………………………………….. 114
4.2. VỀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC …………………………………………………………. 116
4.2.1. Về kết quả định tính………………………………………………………………………… 116
4.2.2. Về hàm lượng các chất chiết được bằng ethylacetat ………………………….. 116
4.2.3. Về kết quả phân lập các hợp chất …………………………………………………….. 117
4.3. VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC …………………………….. 121
4.3.1.Về độc tính cấp ……………………………………………………………………………….. 121
4.3.2. Về tác dụng sinh học ………………………………………………………………………. 122
4.3.2.1. Về tác dụng chống oxy hóa …………………………………………………………… 122
4.3.2.2. Về tác dụng bảo vệ gan ………………………………………………………………… 126
4.3.2.3. Về tác dụng chống viêm ……………………………………………………………….. 127
4.3.2.4. Về tác dụng gây độc tế bào …………………………………………………………… 131
4.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH
HỌC ……………………………………………………………………………………………………….. 132
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….. 134
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………….. 136
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.Vũ Xuân Giang, Phạm Thanh Kỳ, Phan Văn Kiệm (2011), “Phân lập và xác định cấu trúc quercitrin và afzelin từ cây tầm gửi – Taxillus chinensis(DC) Dans. sống trên cây Gạo”, Tạp chí Dược học, số 419 – 3: tr.37.
2.Vũ Xuân Giang, Phạm Thanh Kỳ, Phan Văn Kiệm (2011), “Phân lập và xác định cấu trúc catechin và quercituron từ cây tầm gửi – Taxillus chinensis(DC) Dans. sống trên cây Gạo”, Tạp chí Dược học, số 423 – 7: tr.29.
3. Vũ Xuân Giang, Phạm Thanh Kỳ, Phan Văn Kiệm (2011), “Hợp chất sterol trong tầm gửi Taxillus chinensis(DC) Dans. sống trên cây Gạo”, Tạp chí Dược liệu, số 4 – tập 16: tr.248.
4.Vũ Xuân Giang, Phạm Thanh Kỳ, Phan Văn Kiệm (2011), “Phân lập và xác định cấu trúc trans-phytol và α-tocopherolquinon từ cây tầm gửi – Taxillus chinensis(DC) Dans. sống trên cây Gạo”, Tạp chí Dược học, số 423 – 7: tr.36.
5.Vũ Xuân Giang, Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh (2011), “Nghiên cứu tác dụng chống viêm của tầm gửi cây Gạo (Taxillus chinensis(DC) Dans. và tầm gửi cây Na (Macrosolen tricolor(Lecomte) Dans”, Tạp chí Dược học, số 425 – 9: tr.41.
6.Vũ Xuân Giang, Phạm Thanh Kỳ, Nguyễn Trọng Thông, Phạm Thị Vân Anh (2011), “Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của tầm gửi cây Gạo (Taxillus chinensis(DC) Dans. và tầm gửi cây Na (Macrosolen tricolor(Lecomte) Dans”, Tạp chí Dược học, số 426 – 10: tr.40.
7.Vũ Xuân Giang, Phạm Thanh Kỳ, Phan Văn Kiệm (2013), “Phân lập và xác định cấu trúc hợp chất triterpen trong tầm gửi cây Na – Macrosolen tricolor(Lecomte) Dans ”, Tạp chí Dược học, số 450 – 10: tr.41

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment