Nghiên cứu điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn tại bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định
Luận văn Nghiên cứu điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn tại bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định.Cắt tử cung là một trong những phẫu thuật phổ biến trong chuyên ngành sản phụ khoa. Phẫu thuật cắt tử cung được chỉ định để điều trị một số bệnh lý như: U xơ tử cung (UXTC), lạc nội mạc tử cung (LNMTC), sa sinh dục, xuất huyết tử cung bất thường, ung thư… Theo ACOG nghiên cứu tỷ lệ cắt tử cung trong năm 2008 là 33/10000 phụ nữ/ năm với 512.563 trường hợp cắt tử cung. Tỉ lệ cắt tử cung cao nhất thuộc nhóm tuổi từ 45 – 49 và 40 – 44 lần lượt là 9,7 và 9,6/1000 [1] và tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc vào tuổi, chủng tộc, địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, chỉ định của bác sĩ…
Có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt tử cung khác nhau như phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo, cắt tử cung qua đường bụng, cắt tử cung nội soi… Phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo được thực hiện sớm nhất bởi Conrad Langenbeck năm 1813, đến năm 1843 phẫu thuật cắt tử cung bán phần qua đường bụng được thực hiện bởi Charler Clay, năm 1929 EH Richardson báo cáo phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn qua đường bụng. Vào tháng 1 – 1989 Herry Reich đã thực hiện trường hợp cắt tử cung qua nội soi (Laparoscopic Hysterectomy) đầu tiên trên thế giới [2].
Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng lâm sàng của người bệnh, điều kiện trang thiết bị của cơ sở y tế, trình độ phẫu thuật viên (PTV)…, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.
Hiện nay phẫu thuật nội soi là một phẫu thuật ít xâm lấn, được phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng nhiều trong các chuyên ngành như phẫu thuật tiêu hóa, lồng ngực, mũi họng, phụ khoa… Cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi đang từng bước thay thế phẫu thuật mổ mở đã khắc phục được một số vấn đề khó khăn trong mổ mở và phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo. Cắt tử cung qua nội soi có giá trị và hữu ích với những trường hợp có kết quả giải phẫu bệnh lý tử cung lành tính hay ác tính. Tỉ lệ tử vong (3,3/100000) và biến chứng hậu phẫu (4,69/1000) giảm thấp so sánh với cắt tử cung qua đường bụng và đường âm đạo [3].
Phẫu thuật nội soi đã mang lại cho bệnh nhân thời kỳ hậu phẫu nhẹ nhàng với ít đau đớn, ít sử dụng kháng sinh, nhanh hồi phục, rút ngắn thời gian nằm viện, có tính thẩm mỹ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó bệnh nhân dễ dàng chấp nhận phương pháp phẫu thuật mới này. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm kể trên, phẫu thuật nội soi cũng đòi hỏi phẫu thuật viên cần phải được huấn luyện đầy đủ có hệ thống, chu đáo có kinh nghiệm và chi phí phẫu thuật còn cao và cũng còn những hạn chế cũng như nhược điểm nhất định.
Bệnh viện Phụ sản Nam Định là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Phụ sản Trung Ương và đã được chuyển giao kỹ thuật cắt tử cung nội soi từ năm 2015. Việc điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp cắt tử cung hoàn toàn nội soi và mổ mở đường bụng cùng tồn tại song song và hỗ trợ lẫn nhau. Bước đầu đánh giá hiệu quả của hai phương pháp này tại bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn tại bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các bệnh nhân điều trị u xơ tử cung được phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn tại bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn điều trị u xơ tử cung tại bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu tử cung 3
1.1.1. Kích thước và vị trí của tử cung trong tiểu khung. 3
1.1.2. Hình thể ngoài và liên quan 4
1.1.3. Phương tiện giữ tử cung 6
1.1.4. Mạch máu, thần kinh 7
1.2. U xơ tử cung 9
1.2.1. Dịch tễ học 9
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh 9
1.2.3. Phân loại UXTC 10
1.2.4. Chẩn đoán UXTC 10
1.2.5. Các phương pháp điều trị UXTC 12
1.2.6. Các kỹ thuật cắt tử cung 15
1.3. Cắt tử cung qua nội soi 17
1.3.1. Chỉ định 17
1.3.2. Chống chỉ định 17
1.3.3. Ưu điểm 18
1.3.4. Nhược điểm 19
1.3.5. Tai biến 19
1.3.6. Một số nghiên cứu cắt tử cung bằng thuật nội soi điều trị UXTC 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 24
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 24
2.2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu 24
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu 25
2.2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu 25
2.2.7. Biến số nghiên cứu 25
2.2.8. Xử lý số liệu 27
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1.Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 28
3.1.1. Tuổi người bệnh 28
3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp 29
3.1.3. Tiền sử sản khoa 29
3.1.4. Tiền sử phụ khoa 30
3.1.5. Tiền sử phẫu thuật ổ bụng 30
3.1.6. Triệu chứng lâm sàng 31
3.1.7. Kích thước tử cung trên lâm sàng 32
3.1.8. Kích thước u xơ trên siêu âm 32
3.1.9. Vị trí u xơ trên siêu âm 33
3.1.10. Nồng độ huyết sắc tố trước mổ 34
3.2. Điều trị và kết quả 34
3.2.1. Phương pháp phẫu thuật xử trí phần phụ 34
3.2.2. Thời gian phẫu thuật 36
3.2.3. Trọng lượng tử cung sau khi cắt 36
3.2.4. Tỷ lệ PTNS điều trị UXTC thành công 37
3.2.5. Thời gian phục hồi nhu động ruột sau phẫu thuật 37
3.2.6. Tình trạng sốt của người bệnh sau mổ 38
3.2.7. Dùng thuốc giảm đau sau mổ 39
3.2.8. Sử dụng kháng sinh sau mổ 39
3.2.9. Tình trạng vết mổ thành bụng, mỏm cắt âm đạo 40
3.2.10. Tai biến phẫu thuật 41
3.2.11. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 41
3.2.12. Kết quả xét nghiệm mô bệnh học 42
3.3. Tình hình phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn qua các năm nghiên cứu 43
Chương 4: BÀN LUẬN 44
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 44
4.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu 44
4.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 45
4.1.3. Tiền sử sản khoa 45
4.1.4. Tiền sử phụ khoa 46
4.1.5. Tiền sử phẫu thuật ổ bụng 47
4.1.6. Triệu chứng lâm sàng 47
4.1.7. Kích thước tử cung trên lâm sàng 48
4.1.8. Đặc điểm của u xơ trên siêu âm 49
4.1.9. Nồng độ huyết sắc tố trước phẫu thuật 50
4.1.10. Kết quả mô bệnh học 51
4.2. Điều trị và kết quả 52
4.2.1. Phương pháp cắt tử cung hoàn toàn 52
4.2.2. Tỷ lệ PTNS điều trị UXTC thành công 52
4.2.3. Phương pháp phẫu thuật và xử trí phần phụ theo tuổi 54
4.2.4. Thời gian phẫu thuật 55
4.2.5. Trọng lượng tử cung sau phẫu thuật 57
4.2.6. Thời gian phục hồi nhu động ruột sau phẫu thuật 58
4.2.7. Tình trạng sốt của người bệnh sau mổ 59
4.2.8. Dùng thuốc giảm đau sau mổ 59
4.2.9. Sử dụng kháng sinh sau mổ 60
4.2.10. Tình trạng vết mổ thành bụng, mỏm cắt âm đạo 61
4.2.11. Tai biến phẫu thuật 61
4.2.12. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 63
KẾT LUẬN 64
KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu 28
Bảng 3.2. Tiền sử phụ khoa 30
Bảng 3.3. Tiền sử phẫu thuật ổ bụng 30
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng 31
Bảng 3.5. Kích thước tử cung trên lâm sàng 32
Bảng 3.6. Kích thước u xơ trên siêu âm 32
Bảng 3.7. Vị trí u xơ trên siêu âm 33
Bảng 3.8. Nồng độ huyết sắc tố trước mổ 34
Bảng 3.9. Phương pháp phẫu thuật xử trí phần phụ 34
Bảng 3.10. Xử trí phần phụ theo tuổi 35
Bảng 3.11. Thời gian phẫu thuật 36
Bảng 3.12. Trọng lượng tử cung sau khi cắt 36
Bảng 3.13. Tỷ lệ PTNS điều trị UXTC thành công 37
Bảng 3.14. Thời gian phục hồi nhu động ruộtsau phẫu thuật 37
Bảng 3.15. Tình trạng sốt của người bệnh sau mổ 38
Bảng 3.16. Dùng thuốc giảm đau sau mổ 39
Bảng 3.17. Sử dụng kháng sinh sau mổ 39
Bảng 3.18. Tình trạng vết mổ thành bụng, mỏm cắt âm đạo 40
Bảng 3.19. Tai biến phẫu thuật 41
Bảng 3.20. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật 41
Bảng 3.21. Kết quả xét nghiệm mô bệnh học 42
Bảng 4.1. Thời gian phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi so với một số tác giả trong và ngoài nước 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MS Penny Murphy (2008), “Women’s Health STATS &FACTS 2011 provides a wide variety of national health data,trends, and other information specific to women’s health.”, ACOG, 54, tr. 19.
2. Nguyễn Đức Hinh (2011), “Lịch sử cắt tử cung”, trong Nhà xuất bản Y học, chủ biên, Một số kỹ thuật cắt tử cung, tr. 9-17.
3. Mc Cutcheon SP. O’ Hanlan KA., Mc Cucheon JG. (2011,), ““Laparoscopic hysterectomy: Impact of uterine size”, J Minim Invasive Gynecol, Jan-Feb, 18 (1): “.
4. Phan Trường Duyệt (2011), “Giải phẫu có liên quan đến phẫu thuật ở tử cung”, trong Nhà xuất bản Y học, chủ biên, Phẫu thuật sản phụ khoa, tr. 428-453.
5. Frank H. Netter. MD (2016), Atlas of Human Anatomy, tr. 371.
6. Back Matter (2004), Understanding Human Anatomy & Physiology, tr. 353.
7. Dương Thị Cương – Nguyễn Đức Hinh (2004), “U xơ tử cung”, trong Nhà xuất bản Y học, chủ biên, Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành, tr. 58-67, 88-107.
8. Nguyễn Đức Hinh Dương Thị Cương (1999), “Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành,” book, tr. 88 – 107.
9. Vũ Nhật Thăng (2005), “U xơ tử cung”, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, chủ biên,tr. 398-402.
10. Đỗ Minh Thịnh (2007), “Đánh giá phẩu thuật cắt tử cung đường âm đạo tại Bệnh viện phụ sản trung ương năm 2003 – 2007, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Hà Nội,” tr. 372 – 388.
11. Hoàng Văn Kết (2003,), “Nhận xét tình hình điều trị u xơ tử cung tại Viện BVBMTSS năm 2002, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa, Trường Đại học y Hà nội”.
12. TC Okeke, CCT Ezenyeaku và LC Ikeako (2015), “A Review of Treatment Options Available for Women with Uterine Fibroids”.
13. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2009), “Điều trị u xơ tử cung”, Hội nghị khoa học thường niên HOSREM lần 9.
14. N. Woodhead, R. Pounds, S. Irani et al (2018), “Ulipristal acetate for uterine fibroids: 2 years of real world experience in a UK hospital”, J Obstet Gynaecol, 38(6), tr. 813-817.
15. Đinh Thế Mỹ Phan Trường Duyệt (2007), “U xơ tử cung”, Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 574-575.
16. Nguyễn Đức Hinh Nguyễn Đức Vy (2005), “Đánh giá hiệu quả, độ an toàn và khả năng chấp nhận thuốc Trinh nữ hoàng cung trong điều trị u xơ tử cung”, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, nghiệm thu tháng 8/2005.
17. Kim Trang (2003), “Làm tắc động mạch tử cung là phương pháp hiệu quả điều trị u xơ tử cung”, tuần tin tức Y dược qua mạng internet số 41.
18. Ravina J.H (2000), “Pregnancy after embolisation of uterine myoma: report of 12 case”, Fertil Steril, tr. 1241-1243.
19. Phil D Millerjanet Lochrane (2003), “Uterine Fibroid Embolization Radiology round”, December, Volumel, Issue7.
20. Ravina J.H (2000), “Arterial embolization of uterine myoma results of 286 cases”, J Gynecol Obstet, tr. 272-275.
21. Qada L Ahmad A, Hassan N, Najarian K, (2000), “uterine artery embolization treatment of uterine fibroids: effect on ovarian funtion in younger women”, J Vasc Interv Radio, Oct; 13(10):, tr. 1017-20.
22. Nguyễn Đức Hinh (2011), “U xơ tử cung”, Một số kỹ thuật cắt tử cung, Nhà xuất bản Y học, tr. 44-45, 62-63,67-68.
23. Phan Trường Duyệt (1998), “Phẩu thuật sản phụ khoa, nhà xuất bản y học,”.
24. Nguyễn Đức Hinh (2011), “Chỉ định, chống chỉ định, tai biến của cắt tử cung qua nội soi,” Một số kỹ thuật cắt tử cung, Nhà xuất bản Y học, tr. 186-191.
25. Tôn Thất Bách Trần Bình Giang (2005), “Biến chứng của phẫu thuật nội soi”, Phẫu thuật nội soi ổ bụng, Nhà xuất bản Y học.
26. R. Garry (2006), “Laparoscopic surgery”, Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol, 20(1), tr. 89-104.
27. M. M. Ferrari, N. Berlanda, R. Mezzopane et al (2000), “Identifying the indications for laparoscopically assisted vaginal hysterectomy: a prospective, randomised comparison with abdominal hysterectomy in patients with symptomatic uterine fibroids”, Bjog, 107(5), tr. 620-5.
28. T. E. Nieboer, N. Johnson, A. Lethaby et al (2009), “Surgical approach to hysterectomy for benign gynaecological disease”, Cochrane Database Syst Rev, (3), tr. CD003677.
29. J. E. Carter, J. Ryoo, A. Katz (1994), “Laparoscopic-Assisted Vaginal Hysterectomy: A Case Control Comparative Study with Abdominal Hysterectomy”, J Am Assoc Gynecol Laparosc, 1(4, Part 2), tr. S7.
30. Nguyễn Viết Tiến Vũ Bá Quyết, Nguyễn Đức Hinh, (2009), “Kết quả cắt tử cung qua nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2005 – 2008”, Nội san sản phụ khoa”.
31. Nguyễn Bá Mỹ Nhi (2001,), “AP dụng kỹ thuật cắt tử cung qua nội soi tại Bệnh Viện Từ Dũ. Tạp chí phụ sản,” 2, tr. 29 – 32.
32. Nguyễn Đức Hinh (2011), “Tai biến của phẫu thuật nội soi cắt tử cung”, Một số kỹ thuật cắt tử cung, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 188-190.
33. P. Harkki-Siren, J. Sjoberg, J. Makinen et al (1997), “Finnish national register of laparoscopic hysterectomies: a review and complications of 1165 operations”, Am J Obstet Gynecol, 176(1 Pt 1), tr. 118-22.
34. R. O. Schwartz (1993), “Complications of laparoscopic hysterectomy”, Obstet Gynecol, 81(6), tr. 1022-4.
35. A. Dall’Asta, et al., (2013), “Total laparoscopic hysterectomy: our experience from 2008 to 2012. Ann Ital Chir, 84(6)”, tr. 645-8.
36. P.G. Paul, et al., (2014), “Secondary hemorrhage after total laparoscopic hysterectomy. Jsls,” tr. 18(3).
37. K. J. Neis, W. Zubke, M. Fehr et al (2016), “Hysterectomy for Benign Uterine Disease”, Dtsch Arztebl Int, 113(14), tr. 242-9.
38. Nguyễn Văn Giáp (2006), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học y Hà nội.
39. Nguyễn Quốc Tuấn (2010), “Đánh giá kết quả phẩu thuật cắt tử cung qua nội soi tại bệnh viện phụ sản trung ương”.
40. Trần Thanh Hương (2012), “Nghiên cứu kết quả cắt tử cung do u xơ tử cung bằng phẩu thuật nội soi tại bệnh viện 108”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, trường Đại học y Hà Nội.
41. Nguyen Thi Thu Hương (2017), “Nghiên cứu về cắt tử cung qua nội soi tại khoa phụ sản bệnh viện E 2 năm 2016 – 2017”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Trường Đại học y Hà nội, tr. 25-45.
42. F. Multinu, J. Casarin, K. T. Hanson et al (2018), “Practice Patterns and Complications of Benign Hysterectomy Following the FDA Statement Warning Against the Use of Power Morcellation”, JAMA Surg, 153(6), tr. e180141.
43. J. W. Shin, H. H. Lee, S. P. Lee et al (2011), “Total laparoscopic hysterectomy and laparoscopy-assisted vaginal hysterectomy”, JSLS, 15(2), tr. 218-21.
44. Nguyễn Văn Lựu (2014), “Nghiên cứu kết quả cắt tử cung qua nội soi tại Bệnh viện 198 – Bộ Công An”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, trường đại học y Hà Nội.
45. Nguyễn Văn Đồng (2017), “Nghiên cứu kết quả cắt tử cung do u xơ tử cung bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, trường đại học y Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Phương Loan (2005), “Nghiên cứu tình hình xử trí u xơ tử cung bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2004”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
47. Cláudia Medeiros-Borges Inês Gante, Fernanda Águas (2017), “Hysterectomies in Portugal (2000–2014): What has changed?”, European Journal of Obstetrics and Gynecology and Reproductive Biology, 208, tr. 97-102.
48. F. Leonard, N. Chopin, B. Borghese et al (2005), “Total laparoscopic hysterectomy: preoperative risk factors for conversion to laparotomy”, J Minim Invasive Gynecol, 12(4), tr. 312-7.
49. S. H. Park, H. Y. Cho, H. B. Kim (2011), “Factors determining conversion to laparotomy in patients undergoing total laparoscopic hysterectomy”, Gynecol Obstet Invest, 71(3), tr. 193-7.
50. N. K. Billfeldt, C. Borgfeldt, H. Lindkvist et al (2018), “A Swedish population-based evaluation of benign hysterectomy, comparing minimally invasive and abdominal surgery”, Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 222, tr. 113-118.
51. Wilson H Abdelmonem A, Pasic R ( 2006), “Observational comparison of abdominal, vaginal and laparoscopic hysterectomy as performed at a university teaching hospital”, J Reprod Med 51(12), tr. 945-954.
52. C. Fernandez, E. Fernandez, S. Fernandez et al (2006), “Total Laparoscopic Hysterectomy”, J Am Assoc Gynecol Laparosc, 3(4, Supplement), tr. S12.
53. C. Schindlbeck, K. Klauser, D. Dian et al (2008), “Comparison of total laparoscopic, vaginal and abdominal hysterectomy”, Arch Gynecol Obstet, 277(4), tr. 331-7.
54. Chu Thị Bá (1999), “Phương pháp cắt tử cung ngả âm đạo với sự hỗ trợ của phẫu thuật nội soi ổ bụng”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
55. T. Falcone, M. F. Paraiso, E. Mascha (1999), “Prospective randomized clinical trial of laparoscopically assisted vaginal hysterectomy versus total abdominal hysterectomy”, Am J Obstet Gynecol, 180(4), tr. 955-62.
56. E. M. Tsai, H. S. Chen, C. Y. Long et al (2003), “Laparoscopically assisted vaginal hysterectomy versus total abdominal hysterectomy: a study of 100 cases on light-endorsed transvaginal section”, Gynecol Obstet Invest, 55(2), tr. 105-9.
57. E. Bostanci Ergen, Y. K. Akpak, C. Kilicci et al (2018), “Does minimally invasive surgery reduce anxiety?”, J Turk Ger Gynecol Assoc.
58. N. Johnson, D. Barlow, A. Lethaby et al (2006), “Surgical approach to hysterectomy for benign gynaecological disease”, Cochrane Database Syst Rev, (2), tr. CD003677.
59. R Garry (2005), “The future of hysterectomy”, BJOG, 112(2),, tr. 133-139.
60. V. Thoma, M. Salvatores, L. Mereu et al (2007), “Laparoscopic hysterectomy: technique, indications”, Ann Urol (Paris), 41(2), tr. 80-90.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com