Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng chống say nắng, say nóng của chế phẩm Thanh nhiệt trên động vật thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng chống say nắng, say nóng của chế phẩm Thanh nhiệt trên động vật thực nghiệm.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cộng đồng, đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm và ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên trái đất, trong đó có tác động không nhỏ từ các đợt nắng nóng (WHO, 2003) [1]. Tại châu Âu làn sóng nhiệt năm 2003 khiến 70.000 ca tử vong, trong đó 28,9 % do say nắng, tăng thân nhiệt hoặc mất nước [2].
Việt Nam thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, hàng năm có tới gần 300 ngày nhiệt độ trung bình trên 20C và độ ẩm không khí trên 80%, chế độ mưa phong phú và lượng bức xạ nhiệt khá cao. Ở khu vực miền Bắc, năng lượng bức xạ tổng cộng thu được lên đến 130 – 135 kcal/cm2/năm [3], [4]. Hiện nay, nhiều lao động phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Như vậy tổn thương do nhiệt có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và hoạt động của bộ đội nói riêng và người lao động nói chung. Tình trạng này cần có những biện pháp khắc phục.
Các biện pháp dự phòng say nắng hiện tại đó là không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức. Uống đầy đủ nước khi trời nóng hoặc lao động nặng. Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng [3].
Y học cổ truyền (YHCT) từ xưa đã đề cập đến những tổn thương cơ thể do nắng – nóng gây ra và xếp vào chứng trúng thử. Có nhiều bài thuốc điều trị trúng thử như: Bạch hổ gia nhân sâm thang, Trúc diệp thạch cao thang, An cung ngưu hoàng hoàn, Chí bảo đan… [5]. Căn cứ vào nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng trúng thử (say nắng – say nóng) theo y học cổ truyền, chúng tôi nghiên cứu bào chế cao khô Thanh nhiệt phòng chống say nắng – say nóng. Cao khô Thanh nhiệt được xây dựng trên cơ sở bài Sinh mạch tán, được gia thêm các vị thuốc giúp sản phẩm toàn diện hơn, phù hợp với nhiều bệnh cảnh khác nhau của chứng say nắng say nóng. Cao khô Thanh nhiệt đã được bào chế thành dạng cao khô bằng phương pháp chiết xuất siêu âm tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga. Để bước đầu đánh giá cơ sở khoa học cũng như hiện đại hóa y học cổ truyền chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng chống say nắng, say nóng của chế phẩm Thanh nhiệt trên động vật thực nghiệm”, với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn của cao khô Thanh nhiệt trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng tăng khả năng chịu đựng với gánh nặng nhiệt của cao khô Thanh nhiệt trên mô hình thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………… 3
1.1. Tổng quan về say nóng …………………………………………. 3
1.1.1. Một số rối loạn bệnh lý có thể gặp do tác động của nắng nóng … 3
1.1.2. Những biện pháp phòng, cấp cứu và điều trị say nóng ………… 4
1.2. Tổng quan Y học cổ truyền về trúng thử ……………………….. 6
1.2.1. Khái niệm về thử ………………………………………….. 6
1.2.2. Đặc tính của thử …………………………………………… 7
1.2.3. Trúng thử …………………………………………………. 7
1.3. Tình hình nghiên cứu chống say nóng bằng y học cổ truyền trên
thế giới và trong nước ……………………………………………….. 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ………………………… 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước …………………………. 13
1.4. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu độc tính và ý nghĩa
về việc nghiên cứu tính an toàn của thuốc y học cổ truyền ………….. 13
1.4.1. Thuốc y học cổ truyền và nguyên nhân tiến hành thử độc tính … 13
1.4.2. Các phương pháp thử nghiệm độc tính cấp ……………….. 14
1.4.3. Các phương pháp thử nghiệm độc tính bán trường diễn ….. 16
1.5. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu tạo gánh nặng nhiệt 18
1.5.1. Mô hình nghiên cứu trên thỏ ……………………………… 18
1.5.2. Mô hình nghiên cứu trên chuột ……………………………. 19
1.6. Tổng quan về cao khô Thanh nhiệt …………………………….. 19
1.6.1. Nguồn gốc xuất sứ và công thức của cao khô Thanh nhiệt 19
1.6.2. Tổng quan các vị thuốc trong cao khô Thanh nhiệt ………. 20
Chương 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 282.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu ……………………………………… 28
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu ……………………………………………………. 28
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu …………………………………… 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………….. 29
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………… 29
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ……………………………………… 29
2.3. Động vật nghiên cứu ……………………………………………. 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………… 30
2.4.1. Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn ……….. 30
2.4.2. Đánh giá tác dụng tăng khả năng chịu đựng với gánh nặng
nhiệt của cao khô Thanh nhiệt trên mô hình thực nghiệm ………. 31
2.5. Sơ đồ nghiên cứu ………………………………………………… 34
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ………………………………………. 35
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………. 35
2.8. Sai số và khống chế sai số ………………………………………. 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………….. 36
3.1. Kết quả đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn của cao khô Thanh
nhiệt trên thực nghiệm ……………………………………………………………….. 36
3.1.1. Kết quả đánh giá độc tính cấp ……………………………………….. 36
3.1.2. Kết quả đánh giá độc tính bán trường diễn ……………………… 36
3.2. Đánh giá tác dụng tăng khả năng chịu đựng với gánh nặng nhiệt
của cao khô Thanh nhiệt trên mô hình thực nghiệm ……………………….. 49
3.2.1. Kết quả theo dõi biến đổi thân nhiệt, huyết áp và tần số
mạch của chuột khi chịu tác động của gánh nặng nhiệt …………….. 49
3.2.2. Kết quả biến đổi một số chỉ số huyết học khi chịu tác động
của gánh nặng nhiệt ……………………………………………………………… 513.2.3. Kết quả biến đổi một số chỉ số hóa sinh đánh giá chức năng
gan, thận sau gánh nặng nhiệt ………………………………………………… 53
3.2.4. Kết quả thời gian sống trung bình của chuột khi chịu tác
động của gánh nặng nhiệt ……………………………………………………… 55
Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………. 56
4.1. Về độc tính cấp và bán trường diễn của cao khô Thanh nhiệt ……. 56
4.2. Về tác dụng tăng khả năng chịu đựng với gánh nặng nhiệt của cao
khô Thanh nhiệt trên mô hình thực nghiệm …………………………………… 62
KẾT LUẬN ……………………………………………………………… 71
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………….. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lụ
Nguồn: https://luanvanyhoc.com