Nghiên cứu tác dụng chống viêm của bài thuốc “Thái Bình HV” trên động vật thực nghiệm

Nghiên cứu tác dụng chống viêm của bài thuốc “Thái Bình HV” trên động vật thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tác dụng chống viêm của bài thuốc “Thái Bình HV” trên động vật thực nghiệm.Trong các bệnh lý như viêm khớp, gout, viêm khớp dạng thấp… thì triệu chứng thường xuất hiện sớm và phổ biến nhất là viêm và đau. Chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm vừa là một phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại yếu tố gây bệnh, vừa là phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạn chức năng cơ quan… Khi viêm ở mức độ nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh [1] [8].
Xét riêng đối với bệnh Viêm đa khớp dạng thấp- là một bệnh thường gặp trong các bệnh xương khớp mạn tính với triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh là sưng viêm và đau. Đây là bệnh mang tính xã hội vì tỉ lệ mắc bệnh cao, diễn biến kéo dài, có thể gây ra hậu quả nặng nề như tàn phế. Tỉ lệ mắc bệnh chung: Khoảng 0,3-1% dân số thế giới, riêng ở nước ta có khoảng 0,52% dân số mắc bệnh này, tập trung 80% ở độ tuổi trung niên, người già. Đáng chú ý là cho đến nay, bệnh viêm đa khớp dạng thấp vẫn là một bệnh chưa có khả năng chữa khỏi. Do các nguyên nhân xác thực của bệnh vẫn chưa được biết rõ, việc điều trị hiện nay chủ yếu là kiểm soát quá trình viêm. Vì vậy, nói đến thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp là phải nói đến các tác dụng chống viêm và giảm đau. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng các thuốc chống viêm steroid và không steroid, nhưng đặc biệt bị hạn chế do gây nhiều tác dụng không mong muốn. Một số thuốc mới đã hạn chế được nhược điểm trên thì giá thành rất cao, gây khó khăn cho chi trả của người bệnh [7] [45] [46].


Một thực tế hiện nay, nhiều cây thuốc, bài thuốc Y học dân tộc đã được ông cha chúng ta sử dụng từ ngàn xưa để chữa thấp khớp đem lại hiệu quả cao, lại an toàn, rẻ tiền và dễ áp dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các cây thuốc, bài thuốc này chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm dân gian, chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học để chứng minh cơ chế tác dụng, hiệu quả trị liệu, tác dụng không mong muốn… của chúng. Những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện nhằm làm sáng tỏ tác dụng dược lý, độc lực, cơ chế tác dụng, tính an toàn, hiệu quả điều trị… của các vị thuốc, bài thuốc dân gian cả trên thực nghiệm lẫn lâm sàng. Việc tiếp tục khai thác, nghiên cứu và đưa vào sử dụng các bài thuốc cổ truyền một cách khoa học là điều cần thiết.
Bài thuốc Thái Bình HV, mà tiền thân là “Bài thuốc Thái Bình”, được cố Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng sưu tầm, giới thiệu trong quyển sách Toa thuốc Đông y cổ truyền Việt Nam, là bài thuốc được sử dụng và lưu truyền từ lâu trong dân gian, xây dựng từ các vị thuốc Nam quen thuộc, rẻ tiền, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, ích can thận, chống viêm, giảm đau; ứng dụng điều trị đợt cấp của bệnh viêm khớp dạng thấp, cải thiện rõ rệt tình trạng viêm với các triệu chứng sưng, đau [36].
Tuy nhiên, bài thuốc “Thái Bình HV” chưa được nghiên cứu và chứng minh một cách khoa học, vì vậy chúng tôi điều chế bài thuốc này thành dạng cao lỏng và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng chống viêm của bài thuốc “Thái Bình HV” trên động vật thực nghiệm” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng chống viêm khớp của cao lỏng “Thái Bình HV” trên động
vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng chống viêm cấp và mạn của cao lỏng “Thái Bình HV” trên động vật thực nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………………..3
1.1.TỔNG QUAN VỀ VIÊM THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ………………………………..3
1.1.1. Khái niệm ………………………………………………………………………………………3
1.1.2. Nguyên nhân gây viêm…………………………………………………………………….3
1.1.3. Phân loại viêm ………………………………………………………………………………..4
1.1.4. Những thay đổi tại tổ chức viêm ……………………………………………………….4
1.1.5 . Một số thuốc chống viêm ………………………………………………………………..6
1.2. TỔNG QUAN VỀ VIÊM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN …………………………..8
1.2.1. Sơ lược quan niệm viêm theo Y học cổ truyền ……………………………………8
1.2.2. Sơ lược về chứng Tý theo quan niệm Y học cổ truyền…………………………9
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị ……………………………………………………………10
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CÓ TÁC
DỤNG CHỐNG VIÊM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC …………………….14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu tác dụng chống viêm của các thuốc Y học cổ truyền
trên thế giới……………………………………………………………………………………………14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu các thuốc Y học cổ truyền có tác dụng chống viêm
ở Việt Nam ……………………………………………………………………………………………15
1.3.3. Một số mô hình thực nghiệm nghiên cứu tác dụng chống viêm trên động
vật ………………………………………………………………………………………………………..17
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU “THÁI BÌNH HV”……….18
1.4.1. Đặc điểm của bài thuốc ………………………………………………………………….18
1.4.2. Phân tích bài thuốc ………………………………………………………………………..19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………30
2.1. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………….30
2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu…………………………………………………………………….30
2.1.2. Thuốc đối chứng và hóa chất dùng trong nghiên cứu …………………………312.1.3. Phương tiện và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu………………………….31
2.1.4. Động vật sử dụng trong nghiên cứu …………………………………………………31
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU…………………………………………32
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………………..32
2.2.2. Thời gian nghiên cứu……………………………………………………………………..32
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………….32
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm khớp của cao lỏng “Thái Bình HV”…32
2.3.3. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp và mạn của cao lỏng “Thái Bình
HV”………………………………………………………………………………………………………33
2.4. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH SỐ LIỆU……………………………………………………..36
2.5. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ……………………………………………..36
2.6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI …………………………………………………………………….36
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU …………………………………………………….37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………38
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM KHỚP CỦA CAO
LỎNG “THÁI BÌNH HV” GÂY BỞI TÁ CHẤT FREUND TRÊN CHUỘT
CỐNG ……………………………………………………………………………………………………..38
3.1.1. Đường kính khớp cổ chân chuột ……………………………………………………..38
3.1.2. Hình ảnh vi thể khớp cổ chân chuột…………………………………………………41
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CẤP VÀ MẠN
CỦA CAO LỎNG “THÁI BÌNH HV”…………………………………………………………42
3.2.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng “Thái Bình
HV” trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng Carrageenin. …………..42
3.2.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn của cao lỏng “Thái Bình
HV” theo mô hình gây u hạt trên chuột cống trắng. ……………………………………46
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………….484.1. VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM KHỚP CỦA
CAO LỎNG “THÁI BÌNH HV” GÂY BỞI TÁ CHẤT FREUND TRÊN CHUỘT
CỐNG TRẮNG ………………………………………………………………………………………..48
4.1.1. Về kết quả gây mô hình viêm đa khớp dạng thấp trên chuột……………….48
4.1.2. Về đánh giá tác dụng chống viêm khớp của cao lỏng “Thái Bình HV”
trên mô hình động vật gây viêm khớp……………………………………………………….50
4.2. VỀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CẤP VÀ MẠN CỦA CAO LỎNG “THÁI
BÌNH HV” ……………………………………………………………………………………………….52
4.2.1. Về tác dụng chống viêm cấp của cao lỏng “Thái Bình HV” ……………….52
4.2.2. Về tác dụng chống viêm mạn của cao lỏng “Thái Bình HV” ………………55
4.2. VỀ CƠ CHẾ CHỐNG VIÊM CỦA BÀI THUỐC “THÁI BÌNH HV” ………56
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..59
5.1. Kết luận về tác dụng chống viêm khớp của bài thuốc “Thái Bình HV” trên
thực nghiệm. …………………………………………………………………………………………….59
5.2. Kết luận về tác dụng chống viêm cấp và mạn của bài thuốc “Thái Bình HV”
trên thực nghiệm. ………………………………………………………………………………………59
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………….60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Thành phần của bài thuốc “Thái Bình HV” 30
Bảng 3.1 Đường kính khớp cổ chân của chuột được gây viêm bằng tá chất
Freund hoàn chỉnh tại các thời điểm trước và sau khi gây viêm
38
Bảng 3.2 Đường kính khớp cổ chân của chuột nghiên cứu trước, sau 7
ngày và sau 14 ngày tiêm tá chất gây viêm
39
Bảng 3.3 Đường kính khớp cổ chân của chuột nghiên cứu sau 21
ngày và sau 28 ngày tiêm tá chất gây viêm
40
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của cao lỏng “Thái Bình HV” tới trung bình tỉ lệ %
tăng thể tích bàn chân chuột ở các thời điểm sau gây viêm 2 giờ
42
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của cao lỏng “Thái Bình HV” tới trung bình tỉ lệ %
tăng thể tích bàn chân chuột ở các thời điểm sau gây viêm 4 giờ
43
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của cao lỏng “TBHV” tới trung bình tỉ lệ % tăng thể
tích bàn chân chuột ở các thời điểm sau gây viêm 6 giờ và 24 giờ
44
Bảng 3.7 Tỉ lệ % ức chế (I%) phù viêm cấp bàn chân chuột 45
Bảng 3.8 Tác dụng giảm trọng lượng u hạt của cao lỏng “TBHV” 46
Bảng PL2.1 Ảnh hưởng của “TBHV” tới thời gian xuất hiện đáp ứng với đau
của chuột nhắt trắng
Phụ lục 2
Bảng PL2.2 Ảnh hưởng của “TBHV” tới thời gian xuất hiện đau quặn Phụ lục 2
Bảng PL2.3 Ảnh hưởng của “TBHV” tới tổng số cơn đau quặn trong
25 phút sau tiêm acid aceti

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment