Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng của bài thuốc “Xương khớp nam thang” trên mô hình thực nghiệm thoái hoá khớp gối
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng của bài thuốc “Xương khớp nam thang” trên mô hình thực nghiệm thoái hoá khớp gối. Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa sự tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.
Trên toàn cầu có khoảng 18% nữ và 9,5% nam giới mắc bệnh thoái hóa khớp nói chung, trong đó thoái hóa khớp gối chiếm tới 15% dân số [1]. Ở Mỹ, thoái hóa khớp gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người cao tuổi đứng thứ hai sau các bệnh lý tim mạch. Tại Việt Nam, thoái hóa khớp đứng hàng thứ ba (4,66%) trong các bệnh có tổn thương khớp, trong đó thoái hóa khớp gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hóa cần điều trị nội trú. Tỷ lệ thoái hóa khớp tại bệnh viện Bạch Mai từ 1991 – 2000 là 4,66% số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Cơ xương khớp [2].
Y học hiện đại đã có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, steroid nội khớp tuy có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng nhóm thuốc này thường gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian kéo dài như viêm loét dạ dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tổn thương gan thận…[3]. Việc nghiên cứu tìm ra thuốc mới điều trị thoái hóa khớp gối, đặc biệt là thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, hạn chế tác dụng không mong muốn khi sử dụng kéo dài là một điều rất ý nghĩa và cần thiết.
Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối được quy vào chứng Tý. Nguyên nhân chủ yếu do tuổi cao, công năng tạng phủ suy giảm hoặc là nhân lúc chính khí suy giảm, tà khí thừa cơ xâm phạm mà gây bệnh. Việc điều trị bệnh thường kết hợp các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc với các vị dược liệu quý với tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp gối, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và đặc biệt là hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn. Bài thuốc “Xương khớp nam thang” là sự kết hợp của 8 vị thuốc với tác dụng: Ích can thận, khu phong,
2
tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về cơ chế tác dụng chống viêm, chống thoái hóa khớp gối của bài thuốc này. Để có bằng chứng khoa học và làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng của bài thuốc “Xương khớp nam thang” trên mô hình thực nghiệm thoái hoá khớp gối” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp của bài thuốc “ Xương khớp nam thang” trên chuột nhắt trắng.
2. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm và chống thoái hóa khớp gối của bài thuốc “Xương khớp nam thang” trên chuột cống trắng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 3
1.1. Tổng quan thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại…………………………….. 3
1.1.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Phân loại……………………………………………………………………………… 4
1.1.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan ……………. 5
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng……………………………………………………………. 8
1.1.5. Các phương pháp thăm dò trong chẩn đoán thoái hóa khớp gối .. 10
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối ……………………………… 11
1.1.7. Điều trị. …………………………………………………………………………….. 11
1.2. Tổng quan thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền…………………………. 14
1.2.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………. 14
1.2.2. Nguyên nhân ……………………………………………………………………… 14
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh………………………………………………………………… 15
1.2.4. Các thể lâm sàng và điều trị…………………………………………………. 16
1.3. Tổng quan về các mô hình thực nghiệm………………………………………….. 20
1.3.1. Tổng quan về mô hình xác định độc tính cấp…………………………. 20
1.3.2. Tổng quan về các mô hình thoái hóa khớp thực nghiệm………….. 24
1.4. Tổng quan về bài thuốc “Xương khớp nam thang”. ………………………….. 28
1.4.1. Nguồn gốc, xuất xứ…………………………………………………………….. 28
1.4.2. Thành phần………………………………………………………………………… 28
1.4.3. Phân tích bài thuốc……………………………………………………………… 28
1.5. Một vài nghiên cứu liên quan đến tác dụng điều trị thoái hóa khớp theo y
học cổ truyền………………………………………………………………………………… 29
1.5.1. Trên thế giới………………………………………………………………………. 29
1.5.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………… 30Chương 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………………………………. 32
2.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………………….. 32
2.1.1. Thuốc nghiên cứu……………………………………………………………….. 32
2.1.2. Thuốc và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu…………………………. 33
2.1.3. Thuốc tham chiếu……………………………………………………………….. 33
2.1.4. Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu………………………………… 33
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 33
2.3. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu…………………………………….. 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 34
2.4.1. Độc tính cấp ………………………………………………………………………. 34
2.4.2. Mô hình gây thoái hoá khớp ………………………………………………… 36
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu…………………………………………… 42
2.6. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ………………………………………………. 42
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………… 42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 44
3.1. Độc tính cấp của dịch chiết “Xương khớp nam thang” ……………………… 44
3.1.1. Kết quả thử nghiệm sơ bộ ……………………………………………………. 44
3.1.2. Kết quả thử nghiệm chính thức…………………………………………….. 45
3.2. Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối khi dùng dịch chiết “Xương
khớp nam thang” trên mô hình thoái hóa khớp gối ……………………………. 46
3.2.1. Kết quả về tác dụng giảm đau của “Xương khớp nam thang” trên
chuột cống trắng…………………………………………………………………………………. 47
3.2.2. Kết quả về tác dụng của “Xương khớp nam thang” trên một số
chất trung gian hóa học gây viêm và mô bệnh học khớp gối trên thực nghiệm51
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 59
4.1. Bàn luận về độc tính cấp của bài thuốc “Xương khớp nam thang” chuột
nhắt trắng……………………………………………………………………………………… 594.2. Bàn luận về tác dụng giảm đau, chống viêm, chống thoái hóa khớp gối
của bài thuốc “Xương khớp nam thang” trên chuột cống trắng. ………….. 60
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 75
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần cao lỏng “Xương khớp nam thang”…………………… 32
Bảng 2.2. Bảng chấm điểm đánh giá mô bệnh học sụn xương khớp………. 39
Bảng 2.3. Bảng chấm điểm đánh giá tình trạng viêm khoang mỡ Hoffa…. 40
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá thử nghiệm thăm dò…………………………………. 44
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá thử nghiệm chính thức……………………………… 45
Bảng 3.3. Tỷ lệ phân phối chịu đựng trọng lượng của chân sau chuột ở thời
điểm trước tiêm MIA và 1 tuần sau tiêm MIA……………………… 47
Bảng 3.4. Sự thay đổi khả năng chịu đựng trọng lượng của chân sau chuột
sau 2 tuần và 4 tuần…………………………………………………………… 49
Bảng 3.5. Sự thay đổi khả năng chịu đựng trọng lượng của chân sau chuột
sau 6 tuần và 7 tuần…………………………………………………………… 50
Bảng 3.6. Sự thay đổi nồng độ PGE2 trong huyết thanh chuột ……………… 51
Bảng 3.7. Sự thay đổi nồng độ TNF-α trong huyết thanh chuột…………….. 52
Bảng 3.8. Sự thay đổi nồng độ IL-1β trong huyết thanh chuột ……………… 53
Bảng 3.9. Sự thay đổi nồng độ IL-6 trong huyết thanh chuột………………… 54
Bảng 3.10. Điểm đánh giá tổn thương mô bệnh học sụn xương khớp ……… 57
Bảng 3.11. Kết quả bảng chấm điểm đánh giá tình trạng viêm khoang mỡ
Hoffa ………………………………………………………………………………. 58DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Tóm tắt cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp gối …………………… 7
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu độc tính cấp……………………………………………. 36
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu thoái hoá khớp ……………………………………….. 41
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh khớp gối bình thường và bị thoái hóa …………………………. 3
Hình 2.1. Minh họa vị trí tiêm khớp gối ………………………………………………… 37
Hình 3.1. Hình ảnh mô bệnh học khớp gối sau tiêm MIA 08 tuần…………….. 5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com