Đánh giá kết quả của phương pháp nắn chỉnh cột sống kết hợp điện châm, hồng ngoại điều trị đau dây thần kinh hông to

Đánh giá kết quả của phương pháp nắn chỉnh cột sống kết hợp điện châm, hồng ngoại điều trị đau dây thần kinh hông to

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả của phương pháp nắn chỉnh cột sống kết hợp điện châm, hồng ngoại điều trị đau dây thần kinh hông to.Đau dây thần kinh hông to hay còn được gọi là đau dây thần kinh toạ, là một hội chứng biểu hiện cảm giác đau vùng chi phối của dây thần kinh hông to do hai rễ L5 và S1 đảm nhiệm, vị trí đau tuỳ theo rễ tổn thương. Cường độ đau tuỳ theo từng trường hợp, tính chất đau cơ học. Nguyên nhân cơ học chiếm 90-95% Đa số không tìm thấy nguyên nhân hoặc do thoái hoá hoặc do thoát vị đĩa đệm [1].
Tuổi mắc bệnh thường từ 30 – 60 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh nam giới gần gấp 3 so với nữ và nguyên nhân đau lưng kèm đau dây thần kinh toạ phổ biến nhất từ 60- 90% (theo nhiều tác giả) và theo Castaigne.P thì tỷ lệ là 75% [2].
Đau dây thần kinh hông to có thể biểu hiện rất nhẹ đến dữ dội, đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh hông to và các nhánh của nó, thời gian có thể ngắn hoặc có thể kéo dài lâu và dai dẳng. Bất kể xuất hiện và biểu hiện như thế nào thì đau thắt lưng do đau dây thần kinh hông to cũng làm ảnh hưởng, gây hạn chế và khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.


Đau dây thần kinh hông to có thể do rẩt nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có những nguyên nhất rất dễ dàng được phát hiện nhưng có những trường hợp kết hợp nhiều nguyên nhân gây khó khăn trong chẩn đoán cần đòi hỏi hỗ trợ cũng như những kiểm tra phức tạp dựa trên cận lâm sàng cũng như triệu chứng [2].
Tại Việt Nam hiện trạng đau dây thần kinh hông to chưa được thống kê một cách toàn diện nhưng theo Trần Ngọc Ân và cộng sự, bệnh chiếm 41.45% trong nhóm bệnh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất [3].
Theo các nghiên cứu nước ngoài thì bệnh lý đau dây thần kinh hông to là một tình trạng rất phổ biến, với tỷ lệ lưu hành trong khoảng thời gian một năm là khoảng 50% ở những người thuộc quần thể Bắc Âu [4].
Năm 2017 Tổ chức nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu (Global Burden of Disease Study) công bố nghiên cứu thực hiện từ năm 1990 đến năm 2017 tại Brazil cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đau dây thần kinh hông to tăng 26,83% [5].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), bệnh đau thần kinh hông to được mô tả trong phạm vi “Chứng tý” với các bệnh danh “Tọa cốt phong”, “Yêu cước thống” do nhiều nguyên nhân gây ra [6].
Trong YHCT có rất nhiều phương pháp điều trị mang lại tính hiệu quả trong bệnh này không xâm lấn và đã được nghiên cứu như: các bài thuốc YHCT, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống và nắn chỉnh cột sống… và mỗi liệu pháp điều trị đều có đặc điểm riêng và đạt kết quả điều trị hiệu quả trên lâm sàng.
Nắn chỉnh cột sống là một môn khoa học dựa trên sự liên hệ giữa các khớp xương của cột sống với hệ thống thần kinh để điều trị bệnh tật và duy trì sức khoẻ con người. Nắn chỉnh bằng tay hiện được phát triển trên 65 quốc gia trên thế giới với tính hiệu quả của nó và tên của nó được đích danh thành World Federation of Chiropractic và theo dõi bởi Federation of Chiropractic licensing Broad [7]. Nguyên tắc của phương pháp là sử dụng bàn ngón tay và các tư thế phù hợp để phát hiện những điểm mất cân bằng trên cột sống, thông qua điều trị bệnh phục hồi lại sự cân bằng của cơ thể [8],[9],[10]
Ngoài ra trong điều trị chứng đau thần kinh hông to bằng tia hồng ngoại và điện châm cũng có kết quả điều trị đã có nhiều công trình nghiên cứu.[11],[12], [13],[14] Kết hợp điện châm, hồng ngoại và nắn chỉnh cột sống trong điều trị đau dây thần kinh hông to với mong muốn ứng dụng tất cả những ưu điểm của mỗi phương pháp nhằm đem lại hiệu quả điều trị tối ưu cho người bệnh theo tiêu chí điều trị toàn diện. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả của phương pháp nắn chỉnh cột sống kết hợp điện châm, hồng ngoại điều trị đau dây thần kinh hông to” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả của phương pháp nắn chỉnh cột sống kết hợp điện châm, hồng ngoại điều trị đau dây thần kinh hông to do thoái hoá cột sống.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. Đau thần kinh hông to theo y học hiện đại ………………………………………… 3
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu …………………………………………………………………. 3
1.1.2. Lâm sàng…………………………………………………………………………………. 8
1.1.3. Cận lâm sàng……………………………………………………………………………. 9
1.1.4. Điều trị ………………………………………………………………………………….. 10
1.1.5. Nội khoa………………………………………………………………………………… 10
1.2. Đau thần kinh hông to theo y học cổ truyền …………………………………….. 12
1.2.1. Bệnh danh ……………………………………………………………………………… 13
1.2.2. Nguyên nhân………………………………………………………………………….. 13
1.2.3. Các thể lâm sàng…………………………………………………………………….. 14
1.3. Một số các nghiên cứu về điều trị đau thần kinh hông to trên thế giới và việt
nam ………………………………………………………………………………………………………………..15
1.3.1. Thế giới…………………………………………………………………………………. 15
1.3.2. Tại Việt Nam …………………………………………………………………………. 16
1.4. Tổng quan về nắn chỉnh cột sống, điện châm, hồng ngoại và xoa bóp bấm
huyệt………………………………………………………………………………………………….. 17
1.4.1. Nắn chỉnh cột sống …………………………………………………………………. 17
1.4.2. Điện châm……………………………………………………………………………… 19
1.4.3. Hồng ngoại…………………………………………………………………………….. 21
1.4.4. Xoa bóp bấm huyệt…………………………………………………………………. 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 24
2.1. Chất liệu nghiên cứu và phương tiện nghiên cứu ……………………………… 24
2.1.1. Phương pháp nắn chỉnh …………………………………………………………… 24
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu…………………………………………………………… 242.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 25
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHHĐ. …………………………….. 25
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHCT ………………………………. 25
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ………………………………………………….. 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 26
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………. 26
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………… 27
2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………. 27
2.3.4. Quy trình thực hiện nghiên cứu ………………………………………………… 29
2.3.5. Phương pháp lượng giá kết quả điều trị …………………………………….. 32
2.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………… 37
2.5. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………………… 37
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………… 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 39
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 39
3.1.1. Đặc điểm về tuổi…………………………………………………………………….. 39
3.1.2. Đặc điểm nghề ……………………………………………………………………….. 40
3.1.3. Thời gian mắc bệnh ………………………………………………………………… 40
3.1.4. Hoàn cảnh khởi phát bệnh ……………………………………………………….. 41
3.1.5. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị ……………………………………………… 41
3.1.6. Theo thể bệnh YHCT………………………………………………………………. 43
3.1.7. Theo cận lâm sàng trước điều trị ………………………………………………. 44
3.2. Kết quả lâm sàng sau điều trị …………………………………………………………. 44
3.2.1. Cải thiện mức độ đau sau điều trị ……………………………………………… 44
3.2.2. Cải thiện về nghiệm pháp Shober sau điều trị…………………………….. 46
3.2.3. Cải thiện về nghiệm pháp Lasègue sau điều trị…………………………… 47
3.2.4. Cải thiện tầm vận động trước và sau điều trị………………………………. 49
3.2.5. Cải thiện triệu chứng cơ năng trước và sau điều trị …………………….. 523.2.6. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị………………. 53
3.2.7. Phân loại chức năng sinh hoạt hàng ngày trước và sau điều trị …….. 54
3.3. Hiệu quả sau điều trị …………………………………………………………………….. 55
3.3.1. Hiệu quả sau điều trị theo thang điểm VAS ……………………………….. 55
3.3.2. Hiệu quả điều trị theo chức năng sinh hoạt hàng ngày…………………. 57
3.3.3. Sau 15 ngày điều trị ………………………………………………………………… 60
3.3.4. Sau 15 ngày theo nhóm rễ thần kinh. ………………………………………… 62
3.3.5. Sau 15 ngày điều trị theo thể YHCT …………………………………………. 63
3.3.6. Sau 15 ngày điều trị theo thời gian mắc bệnh …………………………….. 64
3.3.7. Sau 15 ngày điều trị theo mức độ thoát vị………………………………….. 64
3.3.8. Kết quả điều trị chung của cả hai nhóm sau điều trị ……………………. 65
3.4. Tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị ………………………… 65
3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết qủa điều trị ………………………………….. 66
3.5.1. Liên quan giữa tuổi và kết quả điều trị………………………………………. 66
3.5.2. Liên quan giữa nghề nghiệp và kết quả điều trị ………………………….. 67
3.5.3. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả điều trị ………………… 67
3.5.4. Liên quan giữa mức độ hạn chế tầm vận động……………………………. 68
3.5.5. Liên quan giữa vị trí mắc bệnh và kết quả điều trị………………………. 68
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 69
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 69
4.1.1. Bàn về tuổi…………………………………………………………………………….. 69
4.1.2. Bàn về nghề nghiệp ………………………………………………………………… 69
4.1.3. Bàn về thời gian mắc bệnh ………………………………………………………. 70
4.1.4. Hoàn cảnh khởi phát ……………………………………………………………….. 71
4.1.5. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị ……………………………………………… 72
4.1.6. Đặc điểm theo thể bệnh YHCT ………………………………………………… 74
4.1.7. Đặc điểm theo cận lâm sàng trước điều trị…………………………………. 74
4.2. Kết quả điều trị……………………………………………………………………………. 754.2.1. Sự cải thiện mức độ đau ………………………………………………………….. 75
4.2.2. Sự cải thiện về nghiệm pháp Schober ……………………………………….. 77
4.2.3. Sự cải thiện về nghiệm pháp Lasègue ……………………………………….. 78
4.2.4. Sự cải thiện tầm vận động ……………………………………………………….. 79
4.2.5. Sự cải thiện triệu chứng cơ năng ………………………………………………. 82
4.3. Tác dụng không mong muốn …………………………………………………………. 87
4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị của phương pháp nắn chỉnh
cột sống kết hợp điện châm, hồng ngoại điều trị đau dây thần kinh hông to . 87
4.4.1. Yếu tố tuổi …………………………………………………………………………….. 87
4.4.2. Yếu tố nghề nghiệp…………………………………………………………………. 88
4.4.3. Thời gian mắc bệnh ………………………………………………………………… 88
4.4.4. Yếu tố mức độ hạn chế tầm vận động ……………………………………….. 89
4.4.5. Yếu tố vị trí rễ tổn thương và kết quả điều trị …………………………….. 89
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 90
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng phân loại tiết đoạn rễ xâm phạm ………………………………… 9
Bảng 2.1: Bảng tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHCT ……………….. 26
Bảng 2.2: Bảng đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS ………………. 33
Bảng 2.3: Bảng đánh giá phân loại độ giãn cột sống thắt lưng…………….. 34
Bảng 2.4: Bảng đánh giá điểm Lasègue……………………………………………. 35
Bảng 2.5: Bảng đánh giá tầm vận động CSTL…………………………………… 36
Bảng 2.6: Bảng đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày …………………… 36
Bảng 3.1: Bảng đặc điểm về tuổi …………………………………………………….. 39
Bảng 3.2: Bảng phân loại theo thời gian mắc bệnh ……………………………. 40
Bảng 3.3: Các chỉ số lâm sàng trước điều trị …………………………………….. 41
Bảng 3.4: Các chỉ số tầm vận động cột sống trước điều trị …………………. 42
Bảng 3.5: Các chỉ số cận lâm sàng trước điều trị……………………………….. 44
Bảng 3.6: Bảng mức độ đau trước và sau điều trị………………………………. 44
Bảng 3.7: Bảng chênh lệch Lasègue trước và sau điều trị …………………… 47
Bảng 3.8: Bảng sự cải tiện tầm vận động gập trước và sau điều trị………. 49
Bảng 3.9: Bảng sự cải tiện tầm vận động duỗi trước và sau điều trị …….. 49
Bảng 3.10: Bảng sự cải tiện tầm vận động nghiêng trước và sau điều trị .. 50
Bảng 3.11: Bảng sự cải tiện tầm vận động xoay trước và sau điều trị…….. 51
Bảng 3.12: Bảng cải thiện triệu chứng cơ năng trước và sau điều trị ……… 52
Bảng 3.13: Bảng sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị. 53
Bảng 3.14: Bảng Phân loại chức năng sinh hoạt hàng ngày trước và sau
điều trị …………………………………………………………………………… 54
Bảng 3.15: Bảng mức độ đau theo thang điểm VAS sau 5 ngày điều trị … 55
Bảng 3.16: Bảng mức độ đau theo thang điểm VAS sau 10 ngày điều trị . 55
Bảng 3.17: Bảng mức độ đau theo thang điểm VAS sau 15 ngày điều trị . 56
Bảng 3.18: Bảng mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày sau 5
ngày………………………………………………………………………………. 57Bảng 3.19: Bảng mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày sau 10
ngày………………………………………………………………………………. 58
Bảng 3.20: Bảng mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày sau 10
ngày………………………………………………………………………………. 59
Bảng 3.21: Bảng kết quả điều trị sau 15 ngày theo nhóm rễ thần kinh …… 62
Bảng 3.22: Bảng kết quả điều trị sau 15 ngày theo YHCT……………………. 63
Bảng 3.23: Bảng kết quả chung sau 15 ngày theo thời gian mắc bệnh……. 64
Bảng 3.24: Bảng kết quả điều trị sau 15 ngày theo mức độ thoát vị ………. 64
Bảng 3.25: Đánh giá tác dụng không mong muốn trên lâm sàng …………… 66
Bảng 3.26: Liên quan giữa tuổi và kết quả điều trị………………………………. 66
Bảng 3.27: Liên quan giữa nghề nghiệp và kết quả điều trị ………………….. 67
Bảng 3.28: Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả điều trị ………… 67
Bảng 3.29: Liiên quan giữa mức độ hạn chế tầm vận động và kết quả điều
trị………………………………………………………………………………….. 68
Bảng 3.30: Liên quan giữa phân bố vị trí mắc bệnh và kết quả điều trị ….. 6

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment