Nghiên cứu hiệu quả của một số dung dịch tiêm cầm máu trong điều trị chảy máu do loét dạ dày tá tràng qua nội soi

Nghiên cứu hiệu quả của một số dung dịch tiêm cầm máu trong điều trị chảy máu do loét dạ dày tá tràng qua nội soi

Luận án Nghiên cứu hiệu quả của một số dung dịch tiêm cầm máu trong điều trị chảy máu do loét dạ dày tá tràng .Chảy máu do loét dạ dày – tá tràng (DD-TT) là một cấp cứu nặng thường gặp, chiêm tỷ lê 40-50% trong chảy máu tiêu hóa (CMTH) chung [4], [6], [18], [85] .
Chảy máu mức độ nặng, nếu không can thiệp kịp thời, có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. Chính vì vây, việc chẩn đoán chính xác và điều trị cầm máu kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng để cứu sống người bệnh .

Có nhiều phương pháp điều trị CMTH do loét DD-TT. Những biện pháp kinh điển mang tính phổ biến trước đây là điều trị nội khoa bằng các thuốc, truyền máu và các thuốc điều trị ổ loét. Nếu thất bại, bệnh nhân được chuyển điều trị phẫu thuật. Phương án điều trị này đã cứu sống nhiều người bệnh, tuy nhiên, còn có nhiều hạn chế như tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng sau phẫu thuật [52], [130].
Từ những năm 1970 trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của nội soi đã cho phép thầy thuốc đánh giá sớm được nguyên nhân chảy máu với độ chính xác từ 80-95% [40], [52]. Đổng thời qua nội soi còn cho phép thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm cầm máu, hoặc phòng chảy máu tái phát, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh nhân phải phẫu thuật và đặc biệt làm giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 3-5% [71], [104], [130] .
Nhiều phương pháp điều trị qua nội soi được áp dụng như cầm máu bằng laser, điện đông, nhiệt đông, kẹp cầm máu, tiêm cầm máu … Trong đố, tiêm cầm máu là một trong những kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi, bởi hiệu quả cao, an toàn, gọn nhẹ và chi phí điều trị thấp [66], [101], [122]. Nhiều dung dịch tiêm cầm máu đã được sử dụng trên lâm sàng, mỗi loại dung dịch đều có những ưu nhược điểm riêng. Vấn đề sử dụng dung dịch nào trong tiêm cầm máu cho phù hợp với mỗi loại hình chảy máu và phù hợp với từng điều kiên cụ thể, là vấn đề quan tâm của nhiều nhà nôi soi.
Ở nước ta trong những năm gần đây kỹ thuật nôi soi đang trên đà phát triển, máy soi đã được trang bị ở các tuyến trung ương và nhiều địa phương. Cùng với nôi soi chẩn đoán, nôi soi can thiệp cũng được áp dụng tương đối rông rãi. Kỹ thuật tiêm cầm máu trong nôi soi điều trị CMTH đã được đề cập qua các nghiên cứu. Đa số các tác giả dùng dung dịch adrenalin 1/10000 trong nôi soi cầm máu, môt số tác giả sử dụng polidocanol và cồn tuyệt đối nhưng với số lượng ít. Chưa có tác giả nào dùng dung dịch nước muối ưu trương- adrenalin, môt dung dịch có hiệu quả cao trong điều trị CMTH do loét DD-TT, được hôi nôi soi Mỹ công nhận để tiêm cầm máu. Và theo các tài liệu mà chúng tôi có, thì còn rất ít tác giả đi sâu nghiên cứu so sánh về kết quả điều trị, đô an toàn, hiệu quả kinh tế” và những đặc điểm về mặt kỹ thuật của các loại dung dịch tiêm điều trị cầm máu khác nhau.
Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
1 -Đánh giá kết quả điều trị của bốn dung dịch tiêm cầm máu : nước muối đẳng trương 9%0 – adrenalinl/10.000, nước muối ưu trương 3,6%- adrenalinl/10.000, cồn tuyệt đối và polidocanol 2 %c trong điều trị chảy máu tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng qua nội soi
2- Tìm hiểu ưu nhược điểm về mặt kỹ thuật , tính an toàn của từng loại dung dịch tiêm cầm máu qua nội soi được sử dụng trong điều trị chảy máu tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng.

Leave a Comment