Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung

Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung.Bình thường sự thụ thai được thực hiên ở 1/3 ngoài của vòi trứng, sau khoảng 1 tuần di trú thai làm tổ và phát triển trong buồng tử cung. Vì một lý do nào đó thai không phát triển và làm tổ ở trong buồng tử cung được gọi là chửa ngoài tử cung (CNTC), hay còn gọi là chửa lạc chỗ (ectopic pregnancy) [3]. Lần đầu tiên chửa ngoài tử cung được Abucasis mô tả là trường hợp chửa trong ổ bụng, sau đó nhiều tác giả đề cập chửa ngoài tử cung ở những vị trí khác [9], [10], [17]. Vị trí chửa ngoài tử cung thường gặp nhất là ở vòi trứng (chiếm tới 95%), các vị trí khác ít gặp hơn: chửa ở ổ bụng 1,5%, chửa ở buồng trứng 0,5%, chửa ở ống cổ tử cung 0,03% [22].

Chửa ngoài tử cung là bênh lý cấp cứu thường gặp trong sản phụ khoa, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người phụ nữ trong quý đầu thai nghén và làm giảm khả năng sinh đẻ của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [54]. Tỷ lê chửa ngoài tử cung có xu hướng ngày càng tăng, cách đây 30 năm tỷ lê này là 0,5% gần đây, gặp khoảng 1,9-2% số phụ nữ có thai [38], [91], [136]. Với những tiến bộ tiến bộ của viêc chăm sóc phụ nữ trước sinh và đặc biêt do tiến bộ của kỹ thuật chẩn đoán mới dựa trên xét nghiêm bhCG, siêu âm qua đường âm đạo, định lượng progesteron huyết thanh để chẩn đoán chửa ngoài tử cung từ rất sớm và những tiến bộ về kỹ thuật điều trị nên tỷ lê tử vong do chửa ngoài tử cung đã giảm từ 1,7% những năm 70 xuống còn 0,3% ở những năm 80 [39], [91]. Tỷ lê tử vong do chửa ngoài tử cung ở Mỹ năm 1970 là 35,5/10.000 đến năm 1989 chỉ còn 3,8/10.000 ca. Ở Anh 4/10.000 ca chửa ngoài tử cung [135].
Nguyên nhân tử vong chủ yếu trong chửa ngoài tử cung là do mất máu (chiếm tới 80%), trước kia đa số các xử trí đều đã muộn (đã vỡ) do đó ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và kinh tế của bênh nhân [53].
Điều trị kinh điển chửa ngoài tử cung là phẫu thuật mổ mở, được áp dụng cho tất cả các trường hợp chửa ngoài tử cung. Gần đây việc chẩn đoán và xử trí sớm chửa ngoài tử cung bằng phẫu thuật nôi soi (PTNS) là một bước tiến lớn đem lại hiệu quả y học và kinh tế đảm bảo được các mục đích điều trị chửa ngoài tử cung: cứu sống tính mạng bệnh nhân, bảo tổn khả năng sinh đẻ, hạn chế chửa ngoài tử cung tái phát. Phẫu thuật nội soi có những chỉ định và chống chỉ định nhất định, nhưng có rất nhiều ưu điểm nổi bật như thời gian nằm viện ngắn, hổi phục sau mổ nhanh, người bệnh trở lại với công việc lao động và sinh hoạt bình thường sớm, tiết kiệm được thuốc giảm đau, kháng sinh, các thuốc sau mổ…, đặc biệt các vết mổ nội soi hầu như không để lại sẹo nên còn mang tính chất thẩm mỹ, vì vậy mà ngày càng nhiều bệnh nhân chửa ngoài tử cung có nguyện vọng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi [49], [66], [67], [83], [90].
Trong lịch sử phát triển phẫu thuật nội soi, những bệnh được ứng dụng nhiều trong thời kỳ đầu chính là các bệnh lý phụ khoa. Hiện nay, phẫu thuật nội soi là phương pháp ưu việt để điều trị chửa ngoài tử cung, u nang buổng trứng lành tính, vô sinh. Gần đây, phẫu thuật nội soi còn được mở rộng điều trị cho cả u xơ tử cung, vét hạch hố chậu. Ngoài ra nó còn được áp dụng cho nhiều chuyên khoa khác như tiết niệu, tiêu hoá, lổng ngực… [14], [29].
Với bệnh lý chửa ngoài tử cung, phẫu thuật nội soi giúp chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung, đổng thời qua phẫu thuật nội soi có thể điều trị chửa ngoài tử cung bằng cách cắt bỏ khối thai hoặc rạch mở vòi trứng lấy bỏ khối thai, bảo tổn vòi trứng hoặc tiêm methotrexate vào vị trí khối thai làm tiêu huỷ khối thai. Nhiều cơ sở sản phụ khoa trên thế giới, phẫu thuật nội soi đã gần như thay thế hoàn toàn cho phẫu thuật mở ổ bụng để điều trị chửa ngoài tử cung [130].
Ở nước ta phẫu thuật nội soi được áp dụng đầu tiên ở các bệnh viện Chợ Rẫy từ 1992, Từ Dũ, Việt Đức (1993). Viện BVBMTSS, Viện 103 (1996) và hiên nay nhiều bênh viên đã ứng dụng kỹ thuật này. Song các nghiên cứu mới chỉ là bước đầu đánh giá chung về phẫu thuật nôi soi mới được áp dụng ở một số bênh viên, việc nghiên cứu các chỉ định, kỹ thuật, đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung cần tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ.
Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
1. Nghiên cứu chỉ định, kỹ thuật của phương pháp phẫu thuật nôi soi trong chẩn đoán, điều trị chửa ngoài tử cung.
2. Đánh giá kết quả của phương pháp chẩn đoán điều trị chửa ngoài tử cung bằng phẫu thuật nôi soi.

MUC LUC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục sơ đồ Danh mục hình Danh mục ảnh
ĐẶT VAN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Lịch sử phát triển và ứng dụng của nôi soi và phẫu thuật nôi soi 4
1.2. Úng dụng phẫu thuật nôi soi 7
1.3. Môt số nétvề giải phẫu, sinh lý buồng trứng, vòi trứng, sự thụ tinh 8
1.4. Nguyên nhân chửa ngoài tử cung 13
1.5. Tiến triển của chửa ngoài tử cung 15
1.6. Tỷ lê chửa ngoài tử cung 17
1.7. Phân loại chửa ngoài tử cung 17
1.8. Chẩn đoán chửa ngoài tử cung 18
1.9. Các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán chửa ngoài tử cung 24
1.10. Chẩn đoán phân biệt 27
1.11. Các phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung 28
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 58
3.1. Đặc điểm nhóm bênh nhân nghiên cứu 58
3.2. Về các triệu chứng lâm sàng chửa ngoài tử cung 64
3.3. Về phẫu thuật 70
3.4. Theo dõi và điều trị sau mổ 76
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 87
4.1 Đặc điểm nghiên cứu 87
4.2. Tỷ lệ chửa ngoài tử cung 87
4.3. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 89
4.4. Chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung 94
4.5. Nôi soi chẩn đoán 98
4.6. Đặc điểm của khối chửa ngoài tử cung 100
4.7. Kỹ thuật phẫu thuật nôi soi đuợc áp dụng trong chẩn đoán
và điều trị chửa ngoài tử cung 102
4.8. Kết quả phẫu thuật 112
4.9. Biến chứng phẫu thuật 116
KẾT LUẬN 121
KIẾN NGHỊ 123
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH BỆNH NHÂN
DANH MỤC CẢC BÁNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1: Tuổi bênh nhân chửa ngoài tử cung 58
3.2: Sự phân bố theo nghề nghiệp 59
3.3: Phân bố theo khu vực 59
3.4: Tỷ lệ chửa ngoài tử cung theo số lần đẻ 60
3.5: Tiền sử nạo hút thai 61
3.6: Nhóm tuổi và số lần nạo hút thai 62
3.7: CNTC liên quan đến tiền sử điều tri phụ khoa và phẫu thuật ngoại khoa …. 63
3.8: Triệu chứng cơ năng 64
3.9: Đặc điểm đau bụng trong CNTC 65
3.10: Đặc điểm ra máu đường âm đạo 65
3.11: Thời gian chậm kinh 66
3.12: Đau bụng ra máu liên quan đến thủ thuật nạo hút thai trong thời gian
diễn biến bệnh 66
3.13: Phối hợp các triệu chứng cơ năng 67
3.14: Triệu chứng thực thể 68
3.15: Các phương pháp thăm dò cận lâm sàng 68
3.16: Kết quả siêu âm 69
3.17: Tỷ lệ các dấu hiệu siêu âm 69
3.18. Giá tri chẩn đoán trước mổ 70
3.19: Kỹ thuật vào ổ bụng 70
3.20: Giá tri chẩn đoán qua nôi soi trong CNTC 71
3.21: Vi trí khối chửa ngoài tử cung 71
3.22: Tình trạng khối chửa ngoài tử cung 72
3.23: Kích thước khối CNTC. r 73
3.24: Lượng máu trong ổ bụng khi phẫu thuật 73
3.25: Tình trạng viêm dính hố chậu 74
3.26: Các kỹ thuật xử trí 74
3.27: Kỹ thuật cắt vòi trứng 74
3.28: Các kỹ thuật phối hỢp khác 75
3.29: Thời gian phẫu thuật 75
3.30: Lấy bệnh phẩm 76
3.31: Sử dụng kháng sinh 76
3.32: Thuốc giảm đau sau mổ 77
3.33: Kết quả hổi phục sau mổ 77
3.34: Thời gian nằm viện 78
4.1: So sánh tỷ lệ nạo hút thai với các nghiên cứu khác 91
4.2: Các yếu tố nguy cơ CNTC 108
4.3: So sánh ngày nằm viện, hổi phục trở lại làm việc sau PTNS
và PT mổ mở 114

Leave a Comment