Nghiên cứu hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn và các tác dụng không mong muốn của Granisetron sau phẫu thuật tuyến giáp

Nghiên cứu hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn và các tác dụng không mong muốn của Granisetron sau phẫu thuật tuyến giáp

Nghiên cứu hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn và các tác dụng không mong muốn của Granisetron sau phẫu thuật tuyến giáp
Nguyễn Đức Anh1, Nguyễn Ngọc Thạch2, Trần Đắc Tiệp2, Phạm Thị Thanh Huyền3
1 Vietnam Military Medical University
2 Military Hospital 103
3 Bach Mai Hospital
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn, các tác dụng không mong muốn của Granisetron sau phẫu thuật tuyến giáp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 80 bệnh nhân tuổi từ 16 trở lên, tình trạng sức khỏe theo phân loại ASA I, II có chỉ định phẫu thuật tuyến giáp dưới gây mê nội khí quản, được chia làm hai nhóm, mỗi nhóm 40 bệnh nhân. Nhóm Granisetron (G): Ngay trước tiền mê, tiêm tĩnh mạch Granisetron 1mg.
Nhóm Ondansetron (O): Ngay trước tiền mê, tiêm tĩnh mạch Ondansetron 4mg.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân buồn nôn, nôn sau phẫu thuật 6 – 8 giờ và 0 – 24 giờ ở nhóm G tương ứng là 0% và 5% thấp hơn ở nhóm O là 15% và 22,5%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ đau đầu, chóng mặt, khô miệng, táo bón ở nhóm G tương ứng là 10%; 12,5%; 7,5%; 7,5% và ở nhóm O tương ứng là 15%; 15%; 10%; 17,5% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Kết luận: Granisetron tiêm tĩnh mạch có hiệu quả dự phòng buồn nôn nôn sau phẫu thuật tuyến giáp với các tác dụng không mong muốn thấp, nhẹ, thoáng qua.

Nghiên cứu hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn và các tác dụng không mong muốn của Granisetron sau phẫu thuật tuyến giáp

Leave a Comment