Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát đường thở của ống gastro laryngeal cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao cần nội soi cấp cứu
Luận văn Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát đường thở của ống gastro laryngeal cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao cần nội soi cấp cứu. Xuất huyết tiêu hóa cao (XHTH) là xuất huyết ở phần trên của ống tiêu hóa, từ thực quản đến góc Treitz của tá tràng, thường gây ra nôn máu, nặng hơn bệnh nhân ngoài ra máu.Tỷ lệ nhập viện do xuất huyết tiêu hóa trên hàng năm ở Mỹ và Châu Âu xấp xỉ 0,1% và tỷ lệ tử vong khoảng 7-10%. XHTH mức độ nặng với biểu hiện nôn ra máu số lượng nhiều, tụt huyết áp, suy hô hấp rối loạn ý thức là một cấp cứu nội – ngoại khoa. Nguy cơ tử vong tăng nếu xử trí muộn và thiếu tích cực [1], [2], [3]. Theo tác giả Jonh R Salltzman XHTH cao mức độ nặng gặp khoảng 66,3% – 67,2% và có tỉ lệ tử vong 30% [4], [5]. Do vậy cần phối hợp các biện pháp hồi sức với điều trị cầm máu và điều trị nguyên nhân.
Nội soi là biện pháp ưu tiên được lựa chọn để chẩn đoán và điều trị XHTH cao. Nội soi sớm trong vòng 24 giờ đầu được khuyến cáo hầu hết cho các bệnh nhân. Nội soi rất sớm (<12 giờ) được khuyến cáo cho các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như huyết động không ổn định (nhịp tim nhanh, tụt huyết áp mặc dù cố gắng bù khối lượng tuần hoàn đã mất), đi ngoài ra máu, ống thông dạ dày có máu hay chống chỉ định cho việc dừng các thuốc chống đông [4], [6], [7].
Tuy nhiên khi nội soi bệnh nhân XHTH cao có nguy cơ sặc do tình trạng nặng của bệnh nhân như nôn máu số lượng nhiều, rối loạn ý thức và suy hô hấp. Theo hiệp hội nội soi Mỹ khuyến cáo phải kiểm soát hô hấp, tránh nguy cơ sặc trước khi soi [3]. Theo tác giả Ashra A, Rudo SJ [5], [8] tỉ lệ đặt ống nội khí quản dự phòng cho các bệnh nhân XHTH cao cần kểm soát đường thở 15,7% – 17,3%, đây là thủ thuật xâm lấn đường hô hấp nên có biến chứng gây viêm phổi 14,9%, thời gian hồi phục sau đặt ống dài, ngoài ra cần các bác sỹ hồi sức có kinh nghiệm.
Để kiểm soát đường thở, hạn chế những rủi ro trong nội soi những bệnh nhân XHTH cao đòi hỏi đặt ống nội khí quản bảo vệ đường thở trước khi soi. Trên thế giới đã sử dụng ống gastro laryngeal đặt vào hầu họng vừa kiểm soát đường hô hấp, vừa tiến hành soi mà không cần phải đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân [9], và cũng có nhiều nghiên cứu ứng dụng đặt ống gastro laryngeal để nội soi các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có dùng an thần, nội soi đường mật ngược dòng đều cho kết quả tốt [10],[11]. Hiện nay tại nước ta chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu hiệu quả kiểm soát đường thở của ống gastro laryngeal cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao cần nội soi cấp cứu”
Mục tiêu nghiên cứu:
1.Đánh giá khả năng kiểm soát đường thở để thông khí nhân tạo của ống gastro laryngeal ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao cần nội soi cấp cứu.
2.Đánh giá một số biến chứng và hạn chế khi sử dụng ống gastro laryngeal để kiểm soát đường thở ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cao cần nội soi cấp cứu.
MỤC LỤC
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất
Leave a Reply