Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của phương pháp kháng đông citrate trong lọc máu liên tục ở bệnh nhân tổn thương thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực

Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của phương pháp kháng đông citrate trong lọc máu liên tục ở bệnh nhân tổn thương thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của phương pháp kháng đông citrate trong lọc máu liên tục ở bệnh nhân tổn thương thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực.Tổn thương thận cấp (TTTC) là bệnh cảnh thường gặp và là yếu tố nguy cơ độc lập gây tăng tử vong, kéo dài thời gian nằm viện ở những bệnh nhân nặng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC)1-5. Trong trường hợp TTTC nặng có các biến chứng đe dọa tính mạng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa, điều trị thay thế thận là phương pháp điều trị thiết yếu cho những bệnh nhân này6. Trong đó, kỹ thuật lọc máu liên tục (LMLT) thường được ưu tiên hơn các kỹ thuật lọc máu ngắt quãng, nhất là ở những bệnh nhân có rối loạn huyết động, phù não hay cần hỗ trợ chức năng đa cơ quan7-9.
Trong kỹ thuật LMLT, khi máu được rút ra khỏi mạch máu và dẫn qua hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, dòng thác đông máu sẽ bị kích hoạt tạo ra cục máu đông, gây tắc nghẽn quả lọc và hệ thống lọc10,11. Điều này sẽ làm gián đoạn quá trình lọc, giảm hiệu quả lọc, giảm độ thanh thải các chất tan, gây mất máu và tăng nhu cầu truyền máu12. Do đó, thuốc kháng đông đóng vai trò rất quan trọng trong LMLT nhằm bảo bảo sự thông suốt của hệ thống lọc. Nhưng đồng thời, đây cũng là một nhược điểm của LMLT bởi vì sử dụng thuốc kháng đông kéo dài dẫn đến gia tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan thuốc kháng đông13-15. Chính vì vậy, nhiều phương pháp kháng đông đã được nghiên cứu và áp dụng trong LMLT16.


Trong các phương pháp kháng đông cho LMLT, heparin là phương pháp kháng đông toàn thân được sử dụng rộng rãi nhất vì sự quen thuộc và việc theo dõi cũng như điều chỉnh liều tương đối đơn giản17,18. Tuy nhiên, kháng đông heparin có nhiều bất lợi do tỉ lệ biến chứng cao, nhất là biến chứng xuất huyết có thể đe dọa tính mạng19-22.
Phương pháp kháng đông vùng citrate (RCA) là phương pháp sử dụng phân tử citrate gắn kết với ion canxi để làm giảm nồng độ ion canxi trong máu, ngăn cản sự hình thành cục máu đông23,24. Đây là kỹ thuật mà hiệu quả kháng đông chỉ hiện diện trong hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, không có tác dụng kháng đông toàn thân, do đó phương pháp này được gọi là kháng đông “vùng” hay “cục bộ”25. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy kháng đông citrate giúp kéo dài đời sống quả lọc, giảm thời gian gián đoạn trong quá trình lọc máu, tăng hiệu quả điều trị hơn so với kháng đông heparin20,26,27. Bên cạnh đó, so với phương pháp kháng đông toàn thân như heparin, kháng đông vùng citrate còn giúp giảm nguy cơ chảy máu, giảm tỉ lệ giảm tiểu cầu do heparin (HIT)20,28,29. Mặc khác, kháng đông citrate cũng có một số tác dụng bất lợi như rối loạn điện giải, rối loạn toan kiềm và tích lũy citrate30-32.
Theo hướng dẫn KDIGO năm 2012 của Hội Thận Học Thế Giới (ISN), citrate được khuyến cáo là kháng đông ưu tiên trong LMLT ở bệnh nhân không có chống chỉ định (khuyến cáo 2B)33,34. Tuy nhiên, khuyến cáo này dựa trên mức độ bằng chứng thấp và chưa được Hiệp hội thận học của tất cả các quốc gia trên thế giới đồng thuận. Nhiều tác giả đề nghị cần thêm những nghiên cứu tiếp theo để cung cấp nhiều hơn những chứng cứ về hiệu quả và an toàn của kháng đông citrate trong LMLT33,35.
Gần đây, kháng đông citrate được sử dụng với tỉ lệ ngày càng tăng trong LMLT ở nhiều quốc gia trên thế giới36,37. Tuy nhiên, tại các trung tâm HSTC ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, heparin vẫn là kháng đông truyền thống được sử dụng rộng rãi nhất trong LMLT. Mặc dù một số bệnh viện đã bắt đầu triển khai sử dụng kháng đông citrate, nhưng vẫn còn có những lo ngại về hiệu quả và an toàn của phương pháp kháng đông này38. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của phương pháp kháng đông citrate trong lọc máu liên tục ở bệnh nhân tổn thương thận cấp tại khoa Hồi sức tích cực”, với các mục tiêu như sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.    Phân tích các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân TTTC được LMLT tại khoa HSTC.
2.    So sánh hiệu quả đối với kéo dài đời sống quả lọc của kháng đông citrate với kháng đông heparin trong quá trình LMLT.
So sánh tính an toàn của kháng đông citrate với kháng đông heparin trong quá trình LMLT.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN    i
DANH MỤC VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ ANH VIỆT    II
DANH MỤC CÁC BẢNG    V
DANH MỤC CÁC HÌNH    VII
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ    VIII
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ    X
MỞ ĐẦU    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    SỰ HÌNH THÀNH CỤC MÁU ĐÔNG VÀ VAI TRÒ CỦA KHÁNG ĐÔNG
TRONG LMLT    4
1.1.1.    HOẠT HÓA CÁC YẾU TỐ ĐÔNG MÁU TRONG LMLT    4
1.1.2.    Vị trí hình thành cục máu đông trong LMLT    6
1.1.3.    VAI trò của kháng đông trong LMLT    8
1.2.    CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁNG ĐÔNG TRONG LMLT    9
1.2.1.    HEPARIN không phân đoạn(UFH)    9
1.2.2.    Heparin trọng lượng phân tử thấp(LMWH)    12
1.2.3.    Kháng đông vùng heparin-protamine    13
1.2.4.    CÁC chất ức chế trực tiếp thrombin (DTI)    15
1.2.5.    Kháng đông vùng citrate (RCA)    15
1.3.    MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA KHÁNG
ĐÔNG VÙNG CITRATE TRONG LMLT    27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    35
2.1.    THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU    35
2.2.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    35
2.3.    THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU    35
2.4.    CỠ MẪU CỦA NGHIÊN CỨU    35
2.5.    ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ    36
2.6.    PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU    40
2.7.    QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU    40
2.7.1.    Chỉ định khởi đầu lọc máu liên tục    42
2.7.2.    LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP KHÁNG ĐÔNG TRONG LMLT    43
2.7.3.    Quy trình LMLT sử dụng kháng đông citrate    44
2.7.4.    Quy trình LMLT sử dụng kháng đông heparin    49
2.7.5.    Chỉ định thay quả lọc    51
2.7.6.    Chỉ định ngừng lọc máu liên tục    51
2.8.    PHƯƠNG PHÁP PHÂN tích dữ liệu    51
2.9.    ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU    52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    53
3.1.    ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA
BỆNH NHÂN TTTC được LMLT tại khoa HSTC    53
3.1.1.    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU    53
3.1.1.1.    TUỔI và giới    53
3.1.1.2.    BỆNH NỀN MẠN TÍNH    54
3.1.1.3.    MỘT SỐ TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ NỔI BẬT    54
3.1.2.    ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN Ở THỜI ĐIỂM KHỞI
ĐẦU LMLT    55
3.1.3.    Các chỉ định khởi đầu LMLT    56
3.1.4.    Các thông số cài đặt LMLT    56
3.1.5.    KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC    57
3.1.6.    KẾT QUẢ LỌC MÁU LIÊN TỤC THEO PHÂN NHÓM KDIGO    58
3.1.7.    So sánh các Đặc điểm của bệnh nhân trong nhóm kháng đông
citrate và heparin    59
3.1.7.1.    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN TRONG NHÓM KHÁNG ĐÔNG CITRATE SO
VỚI KHÁNG ĐÔNG HEPARIN    59
3.1.7.2.    ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN Ở THỜI ĐIỂM KHỞI ĐẦU LMLT TRONG NHÓM
KHÁNG ĐÔNG CITRATE SO VỚI HEPARIN    60
3.1.7.3.    Các thông Số Cài đặt trong các lượt LMLT với kháng đông
CITRATE SO VỚI HEPARIN    60
3.2. HIỆU QUẢ CỦA KHÁNG ĐÔNG citrate so với kháng đông HEPARIN TRONG LMLT    62
3.2.1.    ĐỜI SỐNG QUẢ LỌC TRONG LMLT CỦA KHÁNG ĐÔNG CITRATE SO VỚI
HEPARIN    62
3.2.2.    BIỂU Đồ Kaplan-Meier đời sống quả lọc của kháng đông citrate so
VỚI HEPARIN TRONG LMLT    63
3.2.3.    TỈ LỆ ĐÔNG QUẢ LỌC THEO THỜI GIAN CỦA KHÁNG ĐÔNG CITRATE SO VỚI
KHÁNG ĐÔNG HEPARIN    64
3.2.4.    VAI TRÒ CỦA KHÁNG ĐÔNG VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÔNG
QUẢ LỌC SỚM TRONG LMLT    65
3.2.4.1.    ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC LỌC ĐỐI VỚI ĐÔNG QUẢ LỌC    65
3.2.4.2.    ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LỌC ĐỐI VỚI ĐÔNG QUẢ LỌC    67
3.2.4.3.    Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đông quả lọc sớm trong
LMLT 68
3.3. TÍNH AN TOÀN CỦA kháng đông citrate so với kháng đông
HEPARIN TRONG LMLT    70
3.3.1.    TỈ LỆ CÁC BIẾN CHỨNG LIÊN QUAN LMLT CỦA KHÁNG ĐÔNG CITRATE SO
VỚI HEPARIN    70
3.3.2.    TỈ LỆ TRUYỀN MÁU VÀ SỐ LƯỢNG CÁC CHẾ PHẨM MÁU TRUYỀN TRONG
NHÓM KHÁNG ĐÔNG CITRATE SO VỚI HEPARIN    71
3.3.3.    MỘT SỐ BIẾN CỐ NGOẠI Ý LIÊN QUAN KHÁNG ĐÔNG CITRATE    72
3.3.3.1.    NỒNG độ ion canxi máu sau màng của bệnh nhân LMLT với kháng
ĐÔNG CITRATE    72
3.3.3.2.    NỒNG độ ion canxi máu trong máu động mạch của bệnh nhân LMLT
VỚI KHÁNG ĐÔNG CITRATE    73
3.3.3.3.    RỐI LOẠN CANXI MÁU VÀ TÍCH LŨY CITRATE Ở NHỮNG BỆNH NHÂN LMLT
VỚI KHÁNG ĐÔNG CITRATE    74
3.3.4.    TỈ LỆ HỒI PHỤC CHỨC NĂNG THẬN, THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN VÀ
THỜI GIAN NẰM VIỆN CỦA NHÓM KHÁNG ĐÔNG CITRATE SO VỚI HEPARIN    74
3.3.5.    Kết quả điều trị Của bệnh nhân LMLT với kháng đông citrate so
VỚI KHÁNG ĐÔNG HEPARIN    75
3.3.6.    TỈ LỆ SỐNG CÒN NẰM VIỆN CỦA BỆNH NHÂN LMLT CỦA NHÓM KHÁNG
ĐÔNG CITRATE SO VỚI HEPARIN    76
3.3.7.    CÁC Yếu tố liên quan tử vong của bệnh nhân TTTC được LMLT với
KHÁNG ĐÔNG CITRATE VÀ HEPARIN TẠI KHOA HSTC    77
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    78
4.1.    ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA
BỆNH NHÂN TTTC ĐƯỢC LMLT TẠI KHOA HSTC    78
4.1.1.    TUỔI và giới    78
4.1.2.    MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH    79
4.1.3.    BỆNH LÝ NỀN MẠN TÍNH    80
4.1.4.    ĐỐI TƯỢNG BỆNH NHÂN THAM    GIA NGHIÊN    CỨU    80
4.1.5.    Chỉ định khởi đầu lọc máu    liên tục    và    kết    quả điều trị    81
4.2.    HIỆU QUẢ CỦA KHÁNG ĐÔNG CITRATE SO VỚI KHÁNG ĐÔNG
HEPARIN TRONG LMLT    83
4.2.1.    ĐỜI SỐNG QUẢ LỌC VÀ TỈ LỆ ĐÔNG QUẢ LỌC TRONG LMLT CỦA KHÁNG
ĐÔNG CITRATE SO VỚI KHÁNG ĐÔNG HEPARIN    83
4.2.2.    HIỆU quả kéo dài đời sống quả lọc của kháng đông citrate so với
HEPARIN THEO CÁC PHÂN TÍCH DƯỚI NHÓM DỰA trên phương thức lọc và PHƯƠNG PHỨC PHA LOÃNG    90
4.2.3.    Hiệu quả của kháng đông citrate so với heparin đối với độ thanh
THẢI CÁC CHẤT TRONG LMLT    91
4.3.    TÍNH AN TOÀN CỦA KHÁNG ĐÔNG CITRATE SO VỚI KHÁNG ĐÔNG
HEPARIN TRONG LMLT    94
4.3.1.    CÁC biến chứng LMLT ở nhóm kháng đông citrate so với heparin.94
4.3.1.1.    Biến chứng xuất huyết    94
4.3.1.2.    SỐ LƯỢNG CÁC CHẾ PHẨM MÁU truyền    96
4.3.1.3.    Biến    chứng rối loạn điện giải, toan kiềm    98
4.3.1.4.    Biến    chứng rối loạn canxi máu    99
4.3.1.5.    Biến    chứng tích tụ citrate    100
4.3.2.    TỈ LỆ    TỬ VONG VÀ TỈ LỆ HỒI PHỤC CHỨC NĂNG THẬN    101
4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU    107
KẾT LUẬN    108
KIẾN NGHỊ    110
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN LUẬN ÁNTÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ GIẤY CHẤP THUẬN THAMGIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.    Mục tiêu kháng đông trong LMLT    8
Bảng 1.2.    Tích lũy citrate và các chẩn đoán phân biệt    25
Bảng 2.3.    Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân độ AKI theo KDIGO8    38
Bảng 2.4.    Định nghĩa ARDS của hội nghị Berlin 201286    39
Bảng 2.5.    Cài đặt lưu lượng máu (Qb) theo cân nặng bệnh nhân    47
Bảng 2.6.    Chỉnh liều citrate và tốc độ bù canxi theo nồng độ piCa và    PFiCa    48
Bảng 2.7.    Điều chỉnh liều kháng đông heparin theo ACT và aPTT    50
Bảng 3.8.    Tỉ lệ một số tình trạng bệnh lý nổi bật của bệnh nhân LMLT    54
Bảng 3.9.    Đặc điểm của bệnh nhân ở thời điểm khởi đầu LMLT    55
Bảng 3.10.    Các    thông số cài đặt trong LMLT    56
Bảng 3.11.    Kết    quả lọc máu liên tục    57
Bảng 3.12.    Kết    quả lọc máu liên tục theo phân nhóm    KDIGO    58
Bảng 3.13.    Đặc    điểm chung của bệnh nhân trong    nhóm kháng đông citrate so với
heparin    59
Bảng 3.14. Đặc điểm của bệnh nhân ở thời điểm khởi đầu LMLT trong nhóm kháng đông citrate so với heparin    60
Bảng 3.15. Các thông số cài đặt trong các lượt LMLT với kháng đông citrate so với heparin    61
Bảng 3.16. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đông quả lọc sớm trong LMLT …68
Bảng 3.17. Tỉ lệ truyền máu và số lượng các chế phẩm máu truyền của nhóm kháng đông citrate so với heparin    71
Bảng 3.18. Tỉ lệ hồi phục chức năng thận, thời gian điều trị thay thế thận và thời gian nằm viện của nhóm kháng đông citrate so với heparin    74
Bảng 3.19. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan tử vong nằm viện của bệnh nhân nặng LMLT với kháng đông citrate và heparin    77
Bảng 4.20. So Sánh đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân theo một số nghiên cứu    78
Bảng 4.21. So Sánh mức độ nặng của bệnh nhân theo một số nghiên cứu    80
Bảng 4.22. So sánh hiệu quả của kháng đông vùng citrate so với kháng đông toàn thân heparin qua một số nghiên cứu    86
Bảng 4.23. So sánh tỉ lệ xuất huyết và truyền máu của kháng đông vùng citrate so với kháng đông heparin qua một số nghiên cứu    97
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình    1.1.    Cơ chế hoạt hóa đông máu bởi hệ thống LMLT    5
Hình    1.2.    Tắc quả lọc LMLT    6
Hình    1.3.    Tắc nghẽn các sợi lọc của quả lọc LMLT    7
Hình    1.4.    Đông bầu bẫy khí trong LMLT    7
Hình    1.5.    Cơ chế và vị trí tác động của các kháng đông heparin    9
Hình    1.6.    Cơ chế và vị trí tác động của LMWH    13
Hình    1.7.    Phức hợp citrate-canxi    16
Hình    1.8.    Mối liên quan giữa nồng độ canxi ion hóa và thời gian    đông máu    17
Hình    1.9.    Các rối loạn toan kiềm có thể gây ra bởi truyền citrate ưu trương    23
Hình 4.10. Hiệu quả của kháng đông vùng citrate so với kháng đông toàn thân heparin đối với đời sống quả lọc    89
Hình 4.11. Phân tích hiệu quả đối với đời sống quả lọc của kháng đông citrate so với heparin theo các dưới nhóm sử dụng phương thức lọc CVVH và CVVHDF    90
Hình 4.12. Hiệu quả đối với đời sống quả lọc của kháng đông citrate so với heparin theo các dưới nhóm sử dụng pha loãng trước màng lọc hoặc sau màng lọc    91
Hình 4.13.So sánh tỉ lệ tử vong của kháng đông vùng citrate so với kháng đông toàn thân heparin    105
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ    3.1.    Phân bố tuổi của dân số nghiên cứu    53
Biểu đồ    3.2.    Phân bố tỉ lệ các bệnh nền mạn tính của dân số nghiên    cứu    54
Biểu đồ    3.3.    Tỉ lệ các chỉ định khởi đầu LMLT ở bệnh nhân TTTC    56
Biểu đồ    3.4.    Đời sống quả lọc trong LMLT theo phương pháp kháng    đông citrate so
với heparin    62
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ Kaplan-Meier đời sống quả lọc trong LMLT của kháng đông citrate so với heparin    63
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ đông quả lọc theo thời gian của kháng đông citrate so với kháng đông heparin    64
Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ đông quả lọc sớm trước 24 giờ theo phương thức LMLT    65
Biểu đồ 3.8. So sánh đời sống quả lọc theo các phương thức lọc và các phương pháp kháng đông    66
Biểu đồ 3.9. Phân bố tỉ lệ đông quả lọc trước 24 giờ theo liều LMLT    67
Biểu đồ 3.10. So sánh đời sống quả lọc theo liều lọc và phương pháp kháng đông    68
Biểu đồ 3.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến đông quả lọc trong LMLT    69
Biểu đồ 3.12. Phân bố tỉ lệ các biến chứng liên quan LMLT của kháng đông citrate so với heparin    70
Biểu đồ 3.13. Nồng độ ion canxi máu sau màng của bệnh nhân LMLT với kháng đông citrate    72
Biểu đồ 3.14. Nồng độ ion canxi máu trong máu động mạch của bệnh nhân LMLT trong nhóm kháng đông citrate    73
Biểu đồ 3.15. Tỉ lệ rối loạn canxi máu và tích lũy citrate ở những bệnh nhân LMLT với kháng đông citrate    74
Biểu đồ 3.16. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân LMLT với kháng đông citrate so với kháng đông heparin    75
Biểu đồ 3.17. Biểu đồ Kaplan-Meier tỉ lệ sống còn nằm viện của bệnh nhân LMLTtheo thời gian của nhóm kháng đông citrate so với heparin    76
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ    1.1.    Kháng đông heparin không phân đoạn (UFH) trong    LMLT    11
Sơ đồ    1.2.    Kháng đông vùng heparin-protamin trong LMLT    14
Sơ đồ    1.3.    Nguyên lý kháng đông citrate trong LMLT    18
Sơ đồ    1.4.    Các phác đồ kháng đông citrate trong LMLT    20
Sơ đồ    1.5.    Các thông số cài đặt hệ thống LMLT với kháng đông    citrate    22
Sơ đồ    2.6.    Sơ đồ nghiên cứu    41
Sơ đồ    2.7.    Cài đặt kháng đông citrate trong LMLT    49
Sơ đồ    2.8.    Cài đặt kháng đông heparin trong LMLT    50

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment