NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐO ÁP LỰC NỘI SỌ TRƯỚC VÀ SAU MỔ GIẢI ÉP MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG CẤP TÍNH DO CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐO ÁP LỰC NỘI SỌ TRƯỚC VÀ SAU MỔ GIẢI ÉP MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG CẤP TÍNH DO CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN
Phạm Quang Phúc1, Nguyễn Văn Hưng2, Vũ Văn Hòe2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả đo áp lực nội sọ (ALNS) trước và sau mổ giải ép máu tụ dưới màng cứng (MTDMC) cấp tính do chấn thương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 52 bệnh nhân (BN) MTDMC cấp tính do chấn thương được điều trị phẫu thuật giải ép sọ não tại Bệnh viện Thanh Nhàn từ 1/2013 – 12/2015. Tất cả BN được đo ALNS trước và sau phẫu thuật 5 ngày, ghi nhận giá trị ALNS cao nhất trong ngày, so sánh ALNS trước và sau mổ.
Mô tả mối liên quan giữa ALNS và một số yếu tố. Kết quả: 42 BN nam, 10 BN nữ, tuổi thấp nhất 16, cao nhất 67. ALNS trung bình trước phẫu thuật 43,8 mmHg, sau phẫu thuật 18,3 mmHg. BN có ALNS ≥ 20 mmHg có nguy cơ tử vong cao gấp 34,1 lần BN có ALNS < 20 mmHg. Ngày thứ nhất, thứ 2 sau mổ, nguy cơ tử vong là 9,5 và 7,6 lần; ngày thứ 3, 4 nguy cơ có xu hướng tăng và cao nhất ngày thứ 5 sau mổ (71,7 lần). Kết quả BN hồi phục khi ra viện ở nhóm có ALNS bình thường tốt hơn nhóm có ALNS ≥ 20 mmHg. Tại thời điểm khám lại sau 6 tháng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Đo ALNS rất có giá trị trong theo dõi và điều trị BN. BN có ALNS ≥ 20 mmHg nguy cơ tử vong cao hơn so với BN có ALNS < 20 mmHg.
https://thuvieny.com/nghien-cuu-ket-qua-do-ap-luc-noi-so-truoc-va-sau-mo-giai-ep-mau-tu-duoi-mang-cung-cap-tinh/