Nghiên cứu kiến thức, thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai tại quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ năm 2020 – 2021
Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Nghiên cứu kiến thức, thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai tại quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ năm 2020 – 2021. Mang thai là một quá trình với nhiều giai đoạn và nhiều nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ như bệnh tật, thậm chí tử vong hoặc các biến chứng lâu dài sau sinh mà bất cứ một phụ nữ nào cũng có thể mắc phải trong thời kỳ mang thai [19].
Hàng năm trên thế giới có khoảng 580.000 phụ nữ chết vì những biến chứng liên quan đến thai nghén và sinh con. Trong đó 99% ở các nước đang phát triển và 90% ở khu vực cận Sahara và Châu Á. Nguy cơ tử vong có liên quan đến thai nghén và sinh con ở phụ nữ Bắc Âu là 1/4.000, trong khi đó nguy cơ này ở phụ nữ Châu Phi là 1/62 [3]. Theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc, bất chấp nỗ lực của cộng đồng quốc tế, trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn 1990-2013, tử vong mẹ và tử vong trẻ em chỉ giảm tương ứng là 45% và 49% so với mục tiêu phải giảm là 75% và 67% [7]. Vào năm 2015, ước tính có khoảng 30.000 phụ nữ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thai nghén và 2,6 triệu trẻ sơ sinh bị chết lưu, một nửa xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều trong số này các kết quả bất lợi có thể được ngăn ngừa bằng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng trong thời kỳ mang thai và sinh nở [67]. Theo quy định của Bộ Y tế, trong một lần mang thai người phụ nữ cần được khám thai định kỳ ít nhất 3 lần ở 3 quý của thai kỳ. Trong ba giai đoạn phát triển của thai kỳ, giai đoạn nào cũng quan trọng, giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ là quan trọng nhất. Về cơ bản, sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ gần như đã hoàn chỉnh. Dù không thể thay đổi tình hình nếu có phát hiện những bất thường nhưng thai phụ có thể ứng phó bằng cách chọn nơi sinh, chọn cách sinh và lên kế hoạch chăm sóc bé sau này. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu gần đây cho thấy ý thức của người dân về việc thực hiện khám thai định kỳ là chưa cao, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai phụ và thai nhi lúc sinh nở. Và đây cũng là nội dung đáng quan tâm của các cơ sở quản lý ngành y tế [4], [5], [6].
Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương với tổng dân số 1.273.243 người [9], chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản được thực hiện theo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ban hành kèm theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế từ năm 2009 [4], từ năm 2016 đến nay thực hiện theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế [6]. Theo báo cáo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Cần Thơ, trong năm 2019 tổng số phụ nữ có thai được quản lý là 16.625 đạt dự kiến sinh trong toàn thành phố [36]. Để góp phần vào việc đánh giá kết quả thực hiện về chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020 tại Cần Thơ nói chung, quận Cái Răng nói riêng về tỷ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức, thực hành đúng về chăm sóc trước sinh nên chúng tôi chọn thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu kiến thức, thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai tại quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ năm 2020 – 2021” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh đúng của phụ nữ mang thai tại quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ năm 2020 – 2021.
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh đúng của phụ nữ mang thai tại quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ năm 2020 – 2021.
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan 3
1.2. Kiến thức, thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai 5
1.3. Tình hình nghiên cứu chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai 16
1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32
Chương 3. KẾT QUẢ 33
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 33
3.2. Kiến thức và thực hành về chăm sóc trước sinh 37
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành chung đúng 43
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 52
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 52
4.2. Kiến thức và thực hành về chăm sóc trước sinh 59
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành chung đúng 64
KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng theo tuổi, dân tộc, kinh tế, tôn giáo 33
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng theo văn hóa, nghề nghiệp, bảo hiểm 34
Bảng 3.3 Số con hiện có và số lần mang thai 35
Bảng 3.4 Hư/sẩy/chết thai và số lần hư/sẩy/chết thai 35
Bảng 3.5 Nguồn thông tin về chăm sóc trước sinh 37
Kiến thức đúng của đối tượng về khám thai định kỳ và
Bảng 3.6 37
lợi ích của việc đi khám thai
Bảng 3.7 Kiến thức đúng của đối tượng về tiêm ngừa 38
Kiến thức đúng của đối tượng về dinh dưỡng và sàng lọc
Bảng 3.8 38
trước sinh
Kiến thức đúng của đối tượng về chế độ làm việc, nghỉ
Bảng 3.9 39
ngơi, vệ sinh và các chất có hại cho sức khỏe
Kiến thức đúng của đối tượng về việc chọn nơi sinh và
Bảng 3.10 39
các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ
Thực hành đúng của đối tượng về việc khám thai, tiêm
Bảng 3.11 ■ 40
ngừa uốn ván và cân nặng
Thực hành đúng về sàng lọc trước sinh và các xét
Bảng 3.12 ’ 41
nghiệm khi mang thai
Thực hành đúng về chế độ dinh dưỡng và sàng lọc trước
Bảng 3.13 41
sinh
Thực hành đúng của đối tượng về chế độ làm việc, nghỉ
Bảng 3.14 42
ngơi, vệ sinh và việc chọn nơi sinh
Bảng 3.15 Liên quan giữa kiến thức chung với nhóm tuổi 43
Bảng 3.16 Liên quan giữa kiến thức chung với trình độ học vấn 43
Image
Bảng 3.17 Liên quan giữa kiến thức chung với số lần mang thai 44
Bảng 3.18 Liên quan giữa kiến thức chung với số con hiện có 44
Bảng 3.19 Liên quan giữa kiến thức chung với tôn giáo 44
Bảng 3.20 Liên quan giữa kiến thức chung với tình trạng kinh tế 45
Bảng 3.21 Liên quan giữa kiến thức chung với bảo hiểm y tế 45
Bảng 3.22 Liên quan giữa thực hành chung với nhóm tuổi 45
Bảng 3.23 Liên quan giữa thực hành chung với trình độ học vấn 46
Bảng 3.24 Liên quan giữa thực hành chung với số lần mang thai 46
Bảng 3.25 Liên quan giữa thực hành chung với số con hiện có 47
Bảng 3.26 Liên quan giữa thực hành chung với tôn giáo 47
Bảng 3.27 Liên quan giữa thực hành chung với tình trạng kinh tế 47
Bảng 3.28 Liên quan giữa thực hành chung với bảo hiểm y tế 48
Liên quan giữa thực hành khám thai đầy đủ theo lịch hẹn
Bảng 3.29 48
của bác sỹ với kiến thức khám thai định kỳ của thai phụ
Liên quan giữa thực hành khám thai đầy đủ theo lịch hẹn
Bảng 3.30 49
của bác sỹ với kiến thức khám thai của thai phụ
Liên quan giữa thực hành ăn nhiều hơn bình thường so
Bảng 3.31 49
với kiến thức ăn nhiều hơn bình thường của của thai phụ
Liên quan giữa thực hành tăng thêm lượng thức ăn với
Bảng 3.32 50
kiến thức tăng thêm lượng thức ăn của thai phụ
Liên quan giữa thực hành nên có thêm thịt, cá, trứng..với
Bảng 3.33 50
kiến thức nên có thêm thịt, cá, trứng…
_ Liên quan giữa thực hành chọn nơi sinh với kiến thức về
Bảng 3.34 51
việc chọn nơi sinh của thai phụ
Bảng 3.35 Liên quan giữa thực hành chung với kiến thức chung 51
Nguồn: https://luanvanyhoc.com