Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Yên Bái năm 2012

Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Yên Bái năm 2012

Luận văn Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Yên Bái năm 2012.Những năm gần đây, sức khỏe sinh sản trở thành một trong các lĩnh vực quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức quan tâm. Chương trình sức khỏe sinh sản (SKSS) của Liên hiệp quốc họp tại Cairo – Ai Cập (1994) xác định SKSS gồm 10 nội dung cơ bản, trong đó có chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh và trẻ sơ sinh là nội dung quan trọng nhất [26].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến cáo để có những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh thì các bà mẹ phải được chăm sóc sức khỏe liên tục từ khi có ý định mang thai đến khi đứa trẻ chào đời. Sức khỏe, bệnh tật của bà mẹ trong thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú đều ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của đứa trẻ. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 530.000 phụ nữ bị tử vong trong quá trình mang thai và sinh nở, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh chết non, hàng triệu trẻ sơ sinh tử vong trong ngày đầu hoặc tuần đầu sau sinh, 640 triệu phụ nữ ốm yếu do liên quan đến thai nghén, 64 triệu phụ nữ gặp biến chứng khi sinh [1], [16]. Theo Qũy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc ở các nước đang phát triển, nguy cơ tử vong do các biến chứng liên quan đến thai nghén và sinh đẻ là 1/76 so với 1/8.000 ở các nước công nghiệp [25]. Tử vong ở các nước đang phát triển xảy ra ở giai đoạn trước sinh chiếm 23,9%; giai đoạn trong sinh là 15,5% và giai đoạn sau sinh là 60,6% [31]. 


Tại Việt Nam, hầu hết tử vong mẹ xảy ra ở giai đoạn sau sinh, hơn 80 – 83% tử vong trong ngày đầu tiên sau đẻ, còn lại chết trong tuần đầu tiên [28]. Hàng năm, hàng triệu thai nhi và trẻ sơ sinh chết, nguyên nhân chủ yếu do sức khỏe của bà mẹ kém hay biến chứng sau sinh [16]. Tuy nhiên với những cố gắng, nỗ lực trong nhiều năm, ngành y tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác chăm sóc SKSS. Việt Nam đã giảm thành công tỷ suất chết ở trẻ dưới 1 tuổi từ 44,4‰ (1990) xuống còn 16‰ (2009) và 15,5‰ (2011) [15], [50]. Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong mẹ còn cao 69/100.000 trẻ đẻ sống [15], do sự yếu kém của hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sự thiếu hiểu biết của người dân trong cộng đồng, đặc biệt ở những vùng khó khăn. Có tới 75 – 80% trường hợp tử vong mẹ do các biến chứng và bệnh nhiễm trùng xảy ra trong quá trình mang thai [31]. Hầu hết các trường hợp tử vong mẹ đều có thể tránh được bằng cách chăm sóc sức khỏe mẹ tốt hơn, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, sinh con và sau sinh [25]. 
Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía bắc Việt Nam, là một tỉnh khó khăn, địa hình phức tạp, tập trung nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn, … Theo tổng cục thống kê (2011) Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống rải rác khắp địa bàn tỉnh, với tổng dân số 758.600 người, trong đó có 378.800 nữ, toàn tỉnh có 214 cơ sở y tế với 534 bác sĩ và 400 nữ hộ sinh, tổng tỷ suất sinh của Yên Bái là 2,26 con/phụ nữ, cao hơn so với cả nước (1,99). Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi là 26,1‰ cao hơn nhiều so với cả nước là 15,5 ‰ [49], [8]. Câu hỏi đặt ra là: Với điều kiện như vậy thì kiến thức và thực hành chăm sóc của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Yên Bái hiện nay như thế nào? Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Yên Bái năm 2012” với 2 mục tiêu:
1.    Mô tả kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Yên Bái năm 2012.
2.    Mô tả thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Yên Bái năm 2012.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Kiến thức về chăm sóc trước sinh, trong và sau sinh của các bà mẹ    4
1.1.1.    Kiến thức về chăm sóc trước sinh    4
1.1.2. Kiến thức về chăm sóc trong sinh    7
1.1.3. Kiến thức về chăm sóc sau sinh    10
1.2. Thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ    12
1.2.1. Thực hành chăm sóc trước sinh    12
1.2.2. Thực hành chăm sóc trong sinh    15
1.2.3. Thực hành chăm sóc sau sinh    17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    19
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    19
2.1.1 Thời gian tiến hành nghiên cứu    19
2.1.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu    19
2.2. Đối tượng nghiên cứu    20
2.3. Phương pháp nghiên cứu    20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    20
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu    20
2.3.3. Công cụ thu thập thông tin    21
2.3.4. Kỹ thuật thu thập thông tin    22
2.3.5. Biến số và chỉ số    22
2.4. Sai số và cách khống chế    25
2.4.1. Sai số thu thập thông tin    25
2.4.2. Sai số nhớ lại    25
2.5. Xử lý và phân tích số liệu    26
2.6.  Đạo đức nghiên cứu    26
Chương 3: KẾT QUẢ    27
3.1. Một số đặc trưng cá nhân    27
3.2. Thông tin về kiến thức chăm sóc trước, trong và sau sinh    29
3.2.1. Kiến thức chăm sóc trước sinh của các bà mẹ    29
3.2.2. Kiến thức chăm sóc trong sinh của các bà mẹ    33
3.2.3. Kiến thức chăm sóc sau sinh của các bà mẹ    37
3.3. Thực hành về chăm sóc trước, trong và sau sinh    39
3.3.1. Thực hành chăm sóc trước sinh của các bà mẹ    39
3.3.2. Thực hành chăm sóc trong sinh của các bà mẹ    42
3.3.3. Thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ    43
Chương 4: BÀN LUẬN    47
4.1. Kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh    47
4.1.1. Khám thai    47
4.1.2. Tiêm phòng uốn ván    49
4.1.3. Uống viên sắt    51
4.1.4. Các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai    53
4.2. Kiến thức và thực hành chăm sóc trong sinh    54
4.2.1. Nơi sinh của các bà mẹ    54
4.2.2. Thực hành chọn người đỡ đẻ của các bà mẹ    56
4.2.3. Các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ trong sinh    57
4.3. Kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh    58
4.3.1. Khám lại sau sinh    58
4.3.2. Dấu hiệu nguy hiểm trong quá trình chăm sóc sau sinh    59
KẾT LUẬN    62
KIẾN NGHỊ    63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Một số đặc trưng của bà mẹ    27
Bảng 3.2. Tuổi trung bình của các bà mẹ    28
Bảng 3.3. Kiến thức của bà mẹ về số lần khám thai    29
Bảng 3.4. Kiến thức của các bà mẹ về lợi ích của việc khám thai    30
Bảng 3.5. Kiến thức về uống viên sắt    30
Bảng 3.6. Dấu hiệu nguy hiểm trong khi mang thai    32
Bảng 3.7. Những dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ chuyển dạ    34
Bảng 3.8. Thời điểm nên cho trẻ bú lần đầu tiên sau sinh    35
Bảng 3.9. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của sữa mẹ    36
Bảng 3.10. Ý kiến của bà mẹ về sự cần thiết được các nhân viên y tế khám lại sau khi sinh    37
Bảng 3.11. Nhận biết của các bà mẹ về những dấu hiệu nguy hiểm sau sinh    38
Bảng 3.12. Khi mang thai, bà mẹ có/không được khám thai    39
Bảng 3.13. Số lần thực tế bà mẹ đi khám thai    39
Bảng 3.14. Số lần tiêm phòng UV    40
Bảng 3.15. Thời điểm bắt đầu uống viên sắt của bà mẹ    41
Bảng 3.16. Nơi bà mẹ khám/điều trị khi có những dấu hiệu nguy hiểm    42
Bảng 3.17. Nơi sinh    42
Bảng 3.18. Người đỡ đẻ khi bà mẹ không sinh con ở cơ sở y tế    43
Bảng 3.19. Lý do bà mẹ không được thăm khám sau khi đẻ    44
Bảng 3.20. Thời điểm bà mẹ được khám sau đẻ    45
Bảng 3.21. Người đã khám cho bà mẹ sau khi đẻ    45
Bảng 3.22. Nơi bà mẹ đã đi khám/điều trị khi có dấu hiệu nguy hiểm    46

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của các bà mẹ    28
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bà mẹ biết lợi ích của tiêm phòng uốn ván    31
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bà mẹ biết những dấu hiệu nguy hiểm trong sinh    33
Biểu đồ 3.4. Nơi bà mẹ khám thai    40
Biểu đồ 3.5. Thời gian uống viên sắt của bà mẹ    41
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bà mẹ được khám lại trong vòng 7 tuần sau khi đẻ    43

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1.    Bộ Y tế – Vụ BVBMTE – KHHGĐ (2003), “Hội thảo vùng xây dựng kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn”, Vụ BVBMTE – KHHGĐ, tr. 2 – 21.
2.    Bộ Y tế (2000), “Chuyên mục sức khỏe sinh sản”, Tạp chí bác sĩ gia đình.
3.    Bộ Y tế (2001), “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010”.
4.    Bộ Y tế (2002), “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
5.    Bộ Y tế (2003), “Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, nhà xuất bản Y học – Hà Nội, tr. 31 – 44, 52 – 65, 191 – 193, 261 – 262, 374 – 375.
6.    Bộ Y tế (2006), “Báo cáo tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2005 và phương hướng năm 2006”, tr. 6 – 7.
7.    Bộ y tế (2007), “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, Hà Nội, tr. 112 – 172.
8.    Bộ Y tế (năm 2011), “Niêm giám thống kê năm 2011 “, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9.    Bộ Y tế và UNFPA (1999), “Báo cáo hội thảo quốc gia về chính sách chăm sóc sản khỏa thiết yếu”.
10.    Nguyễn Thế Vỹ và Phạm Văn Thái (1999), “Nghiên cứu tình hình chăm sóc bà mẹ trẻ em  tại Kim Bảng, Hà Nam”, Đề tài NCKHSV, Trường Đại học Y Hà Nội.
11.    Nguyễn Thị Như Tú (2009), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ tại tỉnh Bình Định năm 2008 – 2009, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại Học Y Hà Nội.
12.    Phan Lạc Hoài Thanh (2003), “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ có thai tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2002 – 2003”, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng. Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội, tr. 34 – 35.
13.    Phan Lạc Hoài Thanh (2004), “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc trước sinh của các bà mẹ tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”, Nghiên cứu Y học, 6(32), tr. 106 – 110.
14.    Phan Lạc Hoài Thanh (2005), “Kiến thức, thực hành chăm sóc trước sinh của các bà mẹ và thực hành khám thai của nhân viên y tế xã tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh”, Nghiên cứu Y học, 6(39):, tr. 78 – 83.
15.    Tổng cục Thống kê (2009), “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả chủ yếu”, Nhà xuất bản Thống kê.
16.    Trần Thị Phương Mai và Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2001), “Làm mẹ an toàn, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trọn gói”, tr. 7 – 71.
17.    Trịnh Thanh Thúy (1998), Thực hành nuôi con và tình trạng dinh dưỡng trẻ em sau ba năm thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng tại Sóc Sơn, Luận văn thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, trường Đại học Y Hà Nội.
18.    Tống Viết Trung (2002), “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2001 – 2002”, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội: tr 35 – 36.
19.    Trường cán bộ quản lý y tế và Bộ môn BVSKBMTE – DS/KHHGĐ (2000), “Giáo trình Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em “, Nhà xuất bản Y học, tr. 60 – 69.
20.    Trường Đại học Y Hà Nội (2002), “Bài giảng sản phụ khoa”, Nhà xuất bản Y học.    
21.    UNFPA (2003), “Báo cáo điều tra ban đầu Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2003 tại 12 tỉnh”, tr. 36 – 42.
22.    UNFPA (2007), “Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản tại Việt Nam. Báo cáo rà soát các nghiên cứu giai đoạn 2000 – 2005”, tr. 9.
23.    UNFPA (2008), “Sức khỏe sinh sản của đồng bào dân tộc H’Mông tỉnh Hà Giang”, Hà Nội, tr. 15 – 16.
24.    UNFPA (2008), “Sinh đẻ của cộng đồng dân tộc thiểu số”, Hà Nội, tr. 1 – 2.
25.    UNICEF (2008), “Báo cáo của Qũy Nhi đồng Liên Hiệp quốc nhấn mạnh nguy cơ tử vong bà mẹ ở các nước đang phát triển”, Dân số và phát triển, 11(92), tr. 25 – 26.
26.    Vương Tiến Hòa (2001), “Sức khỏe sinh sản”, Nhà xuất bản Y học.a

Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại Yên Bái năm 2012

Leave a Comment