Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim

Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim

Luận án Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim.Bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) mạn tính là bệnh thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng ngày càng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tại Bắc Mỹ, ước tính trên 20 triệu người mắc bệnh động mạch vành, trong đó khoảng 50% có triệu chứng đau thắt ngực [1]. Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, tại Mỹ có hơn 13,2 triệu người bệnh mắc bệnh động mạch vành, trong đó khoảng 7 triệu là bệnh động mạch vành mạn tính. Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch Quốc gia năm 2009, khoảng 9% bệnh nhân nội trú tại Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai mắc bệnh động mạch vành [2]. Bệnh lý này là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu Năm 2016, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), ước tính Việt Nam có 31% trường hợp tử vong là do bệnh tim mạch, trong đó hơn 50% là do bệnh lý động mạch vành [3]. Nguyên nhân chủ yếu là do các biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim…


 Peptide bài niệu (Natriuretic peptide) là một chất được tiết ra từ tâm thất và tâm nhĩ, có tác dụng dãn mạch, kích hoạt thải natri và lợi tiểu, ức chế hệ Renin-Angiotensin-Aldosterol, giảm hoạt tính hệ thần kinh giao cảm. Thiếu máu cơ tim gây ra tăng tình trạng căng giãn của tế bào cơ tim, dẫn đến rối loạn chức năng tâm thu và/hoặc tâm trương thất trái là tác nhân quan trọng gây phóng thích NT-proBNP huyết tương [4], [5], [6]. Ngoài ra, thiếu máu cơ tim và giảm oxy tế bào cũng kích thích sản xuất NT-proBNP huyết tương. Những yếu tố khác trong thiếu máu cơ tim bao gồm tăng tần số tim, những cytokin tiền viêm và nội tiết tố thần kinh như co mạch, chống bài niệu, phì đại và tăng sinh tế bào cũng gây kích thích tổng hợp NT-proBNP [6], [7], [8]. Các peptide bài niệu (BNP và NT-proBNP) có liên quan đến mức độ tổn thương động mạch vành [9], [10]. BNP và NT-proBNP đều là những yếu tố tiên lượng mạnh mẽ, độc lập về tử vong và các biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim mạn tính cũng như bị bệnh động mạch vành [11], [12], [13].
Giảm biến thiên nhịp tim đã được chứng minh có liên quan sự phát sinh của các rối loạn nhịp tim và gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim và bệnh động mạch vành [14], [15]. NT-proBNP/BNP, biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp tim đều là những yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân suy tim. Tuy nhiên, mối liên quan giữa chúng với nhau, biến đổi trong quá trình điều trị như thế nào còn chưa được nghiên cứu nhiều.
          Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân BTTMCB mạn tính, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với các rối loạn nhịp, biến thiên nhịp tim và đặc điểm suy tim trên các đối tượng này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim” với hai mục tiêu: 
1. Khảo sát sự biến đổi nồng độ NT-proBNP huyết tương và biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim trên Holter ĐTĐ 24 giờ ở bệnh nhân BTTMCB mạn tính có suy tim trước và sau điều trị nội trú 7 ngày.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp ở bệnh nhân BTTMCB mạn tính có suy tim. 

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và suy tim    3
1.1.1. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính    3
1.1.2. Suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính    11
1.1.3. Vai trò của N-terminal pro-B type natriuretic peptide trong suy tim  và bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính    17
1.2. Rối loạn nhịp tim và biến thiên nhịp tim    21
1.2.1. Rối loạn nhịp tim trong bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và suy tim    21
1.2.2. Biến thiên nhịp tim trong bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính và suy tim    22
1.3. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa NT-proBNP với một số Đặc điểm lâm sàng, cân lâm sàng, rối loạn nhịp tim và biến thiên nhịp tim ở BN bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim    27
1.3.1. Các nghiên cứu trong nước    27
1.3.2. Các nghiên cứu trên thế giới    28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    33
2.1. Đối tượng nghiên cứu    33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn     33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    33
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu    34
2.2. Phương pháp nghiên cứu    34
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    34
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu    34
2.2.3.  Các thông số nghiên cứu    34
2.2.4.  Các bước tiến hành nghiên cứu    36
2.2.5. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu    49
2.3. Xử lí số liệu    54
2.4. Đạo đức nghiên cứu    55
2.5. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu    56
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    57
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    57
3.1.1. Đặc điểm về giới, tuổi    57
3.1.2. Các yếu tố nguy cơ    58
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị    58
3.2. Biến đổi nồng độ NT-proBNP huyết tương với đặc điểm rối loạn nhịp, biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân BTTMCB mạn tính có suy tim trước và sau điều trị 7 ngày    65
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, rối loạn nhịp và biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim    72
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    88
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    88
4.1.1. Tuổi và giới    88
4.1.2. Các yếu tố nguy cơ    89
4.1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị    90
4.2. Biến đổi nồng độ NT-proBNP huyết tương với đặc điểm rối loạn nhịp, biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân BTTMCB mạn tính có suy tim trước và sau điều trị 7 ngày    94
4.2.1. Biến đổi nồng độ NT- proBNP huyết tương    94
4.2.2. Biến đổi về rối loạn nhịp tim ở người bị BTTMCB mạn tính    97
4.2.3. Biến đổi về biến thiên nhịp tim ở người bị BTTMCB mạn tính    100
4.3. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, rối loạn nhịp và biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim    105
4.3.1. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với đặc điểm suy tim    106
4.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với đặc điểm rối loạn nhịp    112
4.3.3. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với đặc điểm biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim    118
HẠN CHẾ CỦA ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU    124
KẾT LUẬN    125
KIẾN NGHỊ    127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN      CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN NGHÊN CỨU 
DANH SÁCH BỆNH NHÂN

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng    Tên bảng    Trang

1.1. Phân độ đau ngực theo CCS    7
1.2. Đặc điểm của BNP và NT- Pro BNP    18
1.3. Các phản xạ ảnh hưởng đến tần số tim    23
1.4.  Tóm tắt một số nghiên cứu trong nước về nồng độ NT-proBN    27
2.1. Các phương pháp định lượng NT-proBNP    38
2.2. Giá trị NT-proBNP huyết tương ở người khỏe mạnh theo tuổi và giới..    38
2.3. Các vật liệu trong bộ kít    40
2.4.  Vị trí các chuyển đạo Holter ĐTĐ    43
2.5. Giá trị một số chỉ số BTNT của người bình thường    46
2.6. Tiêu chuẩn và phân loại suy tim theo ESC 2012    51
2.7. Phân loại BMI theo WHO dành cho người Châu Á    53
2.8. Phân độ THA theo Hội Tim mạch học Việt Nam 2015    53
3.1. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu    57
3.2. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu    57
3.3. Đặc điểm về tiền sử và các yếu tố nguy cơ tim mạch     58
3.4. Đặc điểm lâm sàng khi nhập viện    58
3.5. Phân độ đau ngực theo CCS     59
3.6. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA     59
3.7. Đặc điểm về xét nghiệm máu    60
3.8. Đặc điểm về XQ tim phổi    61
3.9. Đặc điểm về điện tâm đồ    62
3.10. Đặc điểm về siêu âm tim    62
3.11. Đặc điểm về phân suất tống máu thất trái    63
3.12. Đặc điểm về kết quả chụp động mạch vành    63
3.13. Đặc điểm về điều trị    64
3.14. Đặc điểm các nhóm thuốc điều trị    65
Bảng    Tên bảng    Trang
3.15. Biến đổi NT-ProBNP huyết tương  trước và sau điều trị    65
3.16. NT-ProBNP huyết tương  trước-sau điều trị theo nhóm tuổi    66
3.17. NT-ProBNP huyết tương  trước – sau điều trị theo giới    66
3.18. Đặc điểm chung về Holter nhịp tim 24 giờ    67
3.19. Đặc điểm về rối loạn nhịp thất (theo Lown)    67
3.20. Biến đổi các chỉ số biến thiên nhịp tim trên Holter ĐTĐ trước và sau điều trị    68
3.21. Biến đổi các chỉ số biến thiên nhịp tim trên Holter ĐTĐ với số thân động mạch vành tổn thương    68
3.22. Biến đổi các chỉ số biến thiên nhịp tim trên Holter ĐTĐ trước và sau điều trị ở người có ngoại tâm thu thất    69
3.23. Biến đổi các chỉ số biến thiên nhịp tim trên Holter ĐTĐ theo phân suất tống máu thất trái    70
3.24. Liên quan giữa biến đổi nhịp tim và số lượng ngoại tâm thu thất với phân suất tống máu thất trái    71
3.25. Mối liên quan giữa rối loạn nhịp tim với nhóm suy tim có phân suất tống máu thất trái ≤ 50%    71
3.26.Tương quan giữa NT-proBNP huyết tương với tuổi    72
3.27. Tương quan giữa NT-proBNP với BMI    72
3.28. Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm lâm sàng     73
3.29. Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với đặc điểm cận lâm sàng    73
3.30. Liên quan giữa NT-proBNP với mức độ suy tim    74
3.31. Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với mức EF    74
3.32. Liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với đường kính thất trái thì tâm trương    76
3.33. Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số chỉ số khác trên siêu âm tim    77
Bảng    Tên bảng    Trang
3.34. Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với rối loạn nhịp trên thất    78
3.35. Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP với rối loạn nhịp thất    78
3.36. Tương quan giữa NT-proBNP với mức độ ngoại tâm thu thất    79
3.37. Mối tương quan giữa nồng độ NT-proBNP trước điều trị với nhịp tim    80
3.38. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP trước điều trị với biến đổi nhịp tim trên Holter và số lượng NTT thất    81
3.39. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP trước điều trị với một số rối loạn nhịp tim trên Holter    82
3.40. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP cao trên điểm cắt và EF<50% với một số rối loạn nhịp tim    82
3.41. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP sau điều trị với biến đổi nhịp tim trên Holter và số lượng NTT thất    83
3.42. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP sau điều trị với rối loạn nhịp tim trên Holter    84
3.43. Mối liên quan giữa các chỉ số giảm biến thiên nhịp tim theo thời gian với nồng độ NT-proBNP    85
3.44. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với biến thiên nhịp tim theo thời gian trước và sau điều trị    86
3.45. Mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với biến thiên nhịp tim theo phổ tần số trước và sau điều trị    87

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Đoàn Thịnh Trường, Nguyễn Oanh Oanh, Nguyễn Quang Toàn (2021). Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ NT–proBNP huyết tương và đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Tạp chí Y học Việt Nam., 502(1): 216-220.
2. Doan Thinh Truong, Nguyen Oanh Oanh, Nguyen Quang Toan (2021). Relationship between the plasma NT–proBNP concentration and the characteristics of heart failure and premature ventricular complexes in table ischemic disease. Journal of Military Pharmaco – Medicine., 46(4): 172-178.
3. Đoàn Thịnh Trường, Nguyễn Oanh Oanh, Nguyễn Quang Toàn (2021). Nghiên cứu biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim. Tạp chí Y học Việt Nam., 508(1): 290-295.

 

https://thuvieny.com/nghien-cuu-moi-lien-quan-giua-nong-do-nt-probnp-huyet-tuong-voi-bien-thien-nhip-tim-roi-loan-nhip-tim-o-benh-nhan-benh-tim/

Leave a Comment