NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH
Trần Văn Thuyết*,  Nguyễn Trọng Hiếu¬¬¬¬¬**
*Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh; ** Trường đại học Y-Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả thực hiện trên 298 bệnh nhân đã được chẩn đoán là đái tháo đường typ 2 có tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh từ tháng 1/2015 – tháng 6/2015. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là (68,35 ± 0,55). Thời gian mắc bệnh chủ yếu trên 5 năm (56%). Các triệu chứng kinh điển của đái đường typ 2 hầu như không còn. Bệnh nhân được kiểm soát HA  tốt (tối đa > 66,1%, tối thiểu 84,2%). Chỉ số BMI chủ yếu là bình thường  70,8%. Các biến chứng thường gặp là suy thận (80,9%), mắt, thần kinh ngoại biên (30,9%), tim mạch (40,9%). Nồng độ Glucose và HbA1C trong máu trung bình  là 7,41 ± 0,13 và  7,28 ± 0,8. Biểu hiện bất thường trên điện tâm đồ hay gặp là dày thất trái (32,6%) và thiếu máu cơ tim (9,1%). Giá trị trung bình của lipid máu (Cholesterol TP là 4,46 ± 1.0, Triglycerid 2,54  ± 1,69, HDL – C 1,10 ± 0,55 và LDL – C2,6 ± 0,8). Kết luận:  Bệnh  tập trung ở lứa tuổi trên 60. Các triệu chứng kinh điển của đái đường typ 2 hầu như không còn. Các biến chứng thường gặp là suy thận độ, mắt, thần kinh ngoại biên, tim mạch. Mức độ kiểm soát huyết áp tốt > 66%. kiểm soát lypid máu duy trì mức đạt yêu cầu. Mức độ kiểm soát Glucose và HbA1C còn ở mức kém. 
Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, Tăng huyết áp, điều trị ngoại trú

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia, trên toàn cầu bởi tốc độ phát triển nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức khoẻ nhiều người. Đái tháo đường còn trở thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và điều trị
Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 – 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình mắc 
Nhiều nghiên cứu cho thấy THA và ĐTĐ thường song hành cùng nhau THA là một yếu tố làm tăng mức độ nặng của ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị hơn, tỷ lệ THA ở người ĐTĐ cao gấp 2 lần so với người không bị ĐTĐ 
Tại Bắc Ninh chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về bệnh đái tháo đường typ 2 có tăng huyết áp, do vậy chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu sau: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1.    Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM (2013) “Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường”, <bvdaihoccoso2.com.vn/danh-cho-benh-nhan/kien-thuc-y-khoa/39-tang-huyet-ap>, Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2015
2.    Lê Thanh Bình, Đinh Đức Long, Lê Đức quyền (2014). “Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường typ2” Tạp chí Y học thực hành số 2/2014, Tr 28 – 30
3.    Bộ Y tế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 2” (2014),  <http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-3280-QD-BYT-Tai-lieu-chuyen-mon-huong-dan-chan-doan-va-di-vb129890.aspx>, Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2015, Tr 1- 5
4.    Bùi Thế Bừng (2004), “Nghiên cứu hàm lượng một số thành phần lipid máu và mối liên quan với biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh đái tháo đường týp 2”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr. 3-20.
5.    Lê Hiệp Dũng, Tô Văn Hải, Nguyễn Thị Kim Dung (2012) “Phát hiện tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người đái tháo đường Typ 2 điều trị tại khoa tim mạch BV Thanh Nhàn” BV Thanh Nhàn, <tanghuyetap.vn/tai-lieu/phat-hien-tang-huyet-ap-va-cac-yeu-to-lien-quan-o-nguoi-dai-thao-duong-typ-2-dieu-tri-tai>, Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2015
6.    Bùi Nguyên Kiểm (2012). “Tăng huyết áp và đái tháo đường: Hai kẻ đồng hành xấu xa”, Sở Y tế Hà Nội,<soyte.hanoi.gov.vn/Default.aspx?u=dt&id=5385>, Truy cập 20/6/2015
7.    Trương Quang Phố, Đỗ Thị Minh Thìn (2010) “ Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần thơ” tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh số 4, Tr 220 – 223
8.    Triệu Phú Quang (2006) “Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn” Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
9.    Nguyễn Thu Trang, Nguyễn thanh Huyền (2013). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp” Tạp chí Y học thực hành số 5/2013, Tr 57 -60

 

https://thuvieny.com/nghien-cuu-mot-so-dac-diem-lam-sang-can-lam-sang-benh-nhan-dai-thao-duong-typ-2-co-tang-huyet-ap-dieu-tri-ngoai-tru/

Leave a Comment