Nghiên cứu một số triệu chứng, bệnh đường hô hấp và môi trường lao động của công nhân thi công cầu Nhật Tân

Nghiên cứu một số triệu chứng, bệnh đường hô hấp và môi trường lao động của công nhân thi công cầu Nhật Tân

Luận án Nghiên cứu một số triệu chứng, bệnh đường hô hấp và môi trường lao động của công nhân thi công cầu Nhật Tân.Ngành giao thông vận tải là một ngành kinh tế quan trọng. Công nhân lao động trong ngành với tính chất đặc thù là lao động nặng nhọc, môi trường độc hại, lưu động. Lao động xây dựng cầu, đường là lĩnh vực đặc trưng của ngành Giao thông vận tải, được xác định là nghề nặng nhọc, độc hại do vậy công nhân lao động nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp, các bệnh liên quan đến nghề nghiệp rất cao. Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về sức khỏe công nhân xây dựng cầu đường. Kết quả của các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ công nhân mắc các bệnh đường hô hấp là khá cao như bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm họng, viêm amidal, hen phế quản, bụi phổi cao hơn hẳn các nhóm công nhân khác [1]. T¹i ViÖt Nam còng ®• cã mét sè Ýt c«ng tr×nh nghiªn cøu cho thÊy công nhân thi công giao thông ®­êng bé, trong hÇm d­êng bé trong điều kiện lao động có nhiều yếu tố tác động không có lợi cho sức khoẻ: stress, nhiệt, nồng độ bụi cao, bụi chứa hàm lượng SiO2 cao, hơi khí độc, rung lắc và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ đặc biệt các bệnh đường hô hấp, biến đổi chức năng hô hấp, phản ứng nhạy cảm của cơ thể đối với các tác nhân từ môi trường lao động không đảm bảo, số người mắc c¸c bÖnh, c¸c héi chøng ®­êng hô hấp cao, tỷ lệ bệnh phổi silic nghề nghiệp chiếm tới hơn 70% trong số bệnh nghề nghiệp được phát hiện [2], [3].

Vấn đề ảnh hưởng của môi trường lao động lên sức khoẻ công nhân rất được ngành y tế cũng như cả nước quan tâm. Để tăng cường công tác chăm sóc sức khoẻ người lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động, tài sản của cả nước, Nhà nước cũng đã có Quyết định số 193/QĐ/CTN do chủ tịch nước phê chuẩn các công ước Quốc tế của tổ chức lao động quốc tế ngày 30/5/1994. Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời kỳ mới và Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động.
Cầu Nhật Tân đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành trong 3 năm, là một trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội. Theo thiết kế Cầu Nhật Tân thuộc đường vành đai II của Thành phố Hà Nội, bắt đầu tại khu vực Phú Thượng, Quận Tây Hồ, chạy song song và cách đường Lạc Long Quân khoảng 420m. Sau khi vượt sông Hồng cách Cầu Thăng Long khoảng 3,6km về phía hạ lưu, cắt Quốc lộ 5 kéo dài tại nút giao Vĩnh Ngọc rồi đi thẳng theo hướng Bắc, vượt qua sông Thiếp và kết thúc ở điểm giao với đường Nam Hồng. Với quy mô hiện đại, thời gian thi công kéo dài, tất yếu sẽ phát sinh nhiều yếu tố môi trường bất lợi cho sức khỏe người lao động.
Tại Việt Nam, cho đến hiện nay đã có một số nghiên cứu về sức khỏe lao động của công nhân xây dựng hÇm đường bộ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa mô tả được đầy đủ các thông số về các yếu tố của điều kiện môi trường lao động, khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán các bệnh đường hô hấp cho công nhân thi công cầu đường bộ. Trong hoàn cảnh Việt Nam càng ngày càng xây dựng nhiều cầu đường bộ mới, một số câu hỏi được đặt ra là: Thực trạng bệnh đường hô hấp, chức năng thông khí của công nhân thi công cầu? Những yếu tố nào của môi trường lao động ảnh hưởng tới bệnh đường hô hấp? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu một số triệu chứng, bệnh đường hô hấp và rối loạn chức năng thông khí ở công nhân thi công cầu Nhật Tân năm 2012.
2. Mô tả thực trạng môi trường lao động của công nhân thi công cầu Nhật Tân năm 2012.

MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình và biểu đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm điều kiện thi công cầu đường bộ 5
1.1.1. Quy trình thi công cầu đường bộ 5
1.1.2. Điều kiện lao động thi công cầu đường bộ 7
1.2. Tác động các yếu tố nguy cơ đến bệnh đường hô hấp và các vấn đề sức khoẻ khác 15
1.2.1. Một số khái niệm về yếu tố nguy cơ tới sức khỏe 15
1.2.2. Các giai đoạn ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ tới sức khỏe 16
1.2.3. Tác động của các yếu tố nguy cơ môi trường lao động đến bệnh đường hô hấp 17
1.3. Vai trò hô hấp ký trong theo dõi rối loạn thông khí phổi và các bệnh đường hô hấp 25
1.3.1. Chỉ số chính hô hấp ký trong thăm dò chức năng thông khí phổi 25
1.3.2. Các rối loạn thông khí phổi 27
1.4. Các kết quả nghiên cứu về môi trường lao động và ảnh hưởng sức khỏe tại các công trình thi công cầu, hầm đường bộ 28
1.4.1. Các kết quả nghiên cứu tại nước ngoài 28
1.4.2. Các kết quả nghiên cứu trong nước 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2. Thời gian thu thập số liệu 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.3.2. Cỡ mẫu 36
2.3.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 37
2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu 38
2.3.5. Các kỹ thuật thăm khám và đo yếu tố môi trường 39
2.3.6. Phân tích và xử lý số liệu 51
2.3.7. Hạn chế sai số 51
2.3.8. Đạo đức trong nghiên cứu 51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. Một số đặc trưng cá nhân và điều kiện làm việc của công nhân thi công cầu Nhật Tân 53
3.1.1. Một số đặc trưng cá nhân 53
3.1.2. Điều kiện làm việc của đối tượng nghiên cứu 55
3.2. Thực trạng bệnh đường hô hấp và chức năng thông khí 56
3.2.1. Thực trạng mắc các bệnh đường hô hấp 56
3.2.2. Rối loạn chức năng hô hấp 67
3.3. Môi trường lao động và các yếu tố ảnh hưởng 71
3.3.1. Cảm nhận về môi trường lao động 71
3.3.2. Môi trường lao động và các yếu tố ảnh hưởng 77
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 84
4.1. Một số đặc trưng cá nhân và điều kiện làm việc của công nhân thi công cầu Nhật Tân 84
4.1.1. Một số đặc trưng cá nhân 84
4.1.2. Điều kiện làm việc của đối tượng nghiên cứu 85
4.2. Thực trạng mắc bệnh đường hô hấp và rối loạn chức năng thông khí ở công nhân thi công cầu Nhật Tân năm 2012 86
4.2.1. Thực trạng mắc các bệnh đường hô hấp 86
4.2.2. Rối loạn chức năng hô hấp 95
4.3. Khảo sát môi trường lao động và những yếu tố ảnh hưởng bệnh lý đường hô hấp của công nhân thi công cầu Nhật Tân năm 2012 98
4.3.1. Cảm nhận về môi trường lao động 98
4.3.2. Môi trường lao động và các yếu tố ảnh hưởng 101
KẾT LUẬN 120
KIẾN NGHỊ 122
Các công trình khoa học đã công bố
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

DANH MỤC BẢNG

Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió trong môi trường lao động 9
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn về nông độ bụi trong không khí 10
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn về một số nồng độ chất hóa học/không khí 13
Bảng 1.4. Cảm giác nhiệt phụ thuộc nhiệt đột và độ ẩm môi trường 17
Bảng 1.5. Các thông số chức năng phổi liên quan đến các hội chứng rối loạn thông khí phổi 28
Bảng 1.6. Đánh giá mức độ suy giảm chức năng hô hấp theo các thông số chức năng hô hấp 28
Bảng 2.1. Số lượng mẫu không khí được đo tại môi trường lao động cầu Nhật Tân 37
Bảng 3.1. Một số đặc trưng cá nhân 53
Bảng 3.2. Thời gian làm việc, cảm nhận về điều kiện môi trường làm việc 55
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa một số triệu chứng tức ngực, ho, khạc đờm và viêm phế quản mạn tính 57
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa một số triệu chứng ho ít nhất trong 3 tháng trong 2 năm liên tiếp, khạc đờm trong 3 tháng trong 2 năm liên tiếp và viêm phế quản mạn tính 58
Bảng 3.5. Tỷ lệ hiện mắc một số triệu chứng bệnh đường hô hấp sau khi lao động 62
Bảng 3.6. Tỷ lệ hiện mắc một số triệu chứng bệnh đường hô hấp hàng ngày của công nhân 63
Bảng 3.7. Tính chất ho của các công nhân trong nghiên cứu 64
Bảng 3.8. Tính chất của khạc đờm của các công nhân trong nghiên cứu 64
Bảng 3.9. Đặc điểm khó thở của các công nhân 65
Bảng 3.10. Các tính chất của triệu chứng cò cử, bóp nghẹt ngực ở công nhân 66
Bảng 3.11. Tính chất của các cơn hen phế quản ở công nhân 66
Bảng 3.12. Mức độ của rối loạn thông khí hạn chế 68
Bảng 3.13 Phân loại mức độ rối loạn thông khí tắc nghẽn theo GOLD 2003 và ATS 2004 68
Bảng 3.14. Tỷ lệ công nhân có cảm giác mùi trong môi trường lao động 71
Bảng 3.15. Tỷ lệ công nhân trả lời có bụi trong môi trường lao động 72
Bảng 3.16. Tỷ lệ công nhân trả lời có khói trong môi trường lao động 73
Bảng 3.17. Tỷ lệ công nhân có cảm giác nóng trong môi trường lao động 73
Bảng 3.18. Tỷ lệ công nhân có cảm giác lạnh trong môi trường lao động 74
Bảng 3.19. Tỷ lệ công nhân có cảm giác ẩm trong môi trường lao động 75
Bảng 3.20. Tỷ lệ công nhân có cảm giác ngột ngạt trong môi trường lao động 75
Bảng 3.21. Tỷ lệ công nhân có cảm nhận ô nhiễm trong môi trường lao động 76
Bảng 3.22. Điều kiện môi trường lao động của công nhân trong mùa hè 77
Bảng 3.23. Điều kiện môi trường lao động của công nhân trong mùa đông 78
Bảng 3.24. Phân tích đa biến mối liên quan giữa một số yếu tố và bệnh viêm phế quản mạn tính 79
Bảng 3.25. Phân tích đa biến mối liên quan giữa một số yếu tố và bệnh hen phế quản 81
Bảng 3.26. Phân tích đa biến mối liên quan giữa một số yếu tố và bệnh viêm xoang mạn tính 81
Bảng 3.27. Phân tích đa biến mối liên quan giữa một số yếu tố và rối loạn thông khí hạn chế 82
Bảng 3.28. Phân tích đa biến mối liên quan giữa một số yếu tố và rối loạn thông khí tắc nghẽn 83

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Tên sơ đồ, hình và biểu đồ Trang
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình thi công cầu 5
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tương tác của điều kiện môi trường lao động 16
Hình 1.1. Cấu tạo cơ bản bộ phận cầu 5
Hình 1.2-3. Công nhân thi công trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại và tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố bất lợi của vi khí hậu 8
Hình 1.4-5. Lao động vận chuyển vật liệu, san lấp mặt bằng, môi trường lao động tiếp xúc với rất nhiều bụi, nhất là bụi silic 9
Hình 1.6. Thi công hầm đường bộ, một công đoạn thường có tại các công trình thi công cầu 11
Hình 1.7. Máy thi công thảm nhựa đường mặt đường, mặt cầu phát thải nhiều hơi khí độc và bụi ra môi trường xung quanh 12
Hình 1.8-9. Công đoạn lắp đặt cốt thép khung và đúc bê tông mặt cầu gắn liền với công việc hàn, cắt, mài bavie, chế tạo một số dụng cụ cơ khí ngay tại công trình; công việc có nhiều yếu tố nguy cơ 13
Hình 1.10. Lao động trong môi trường nước bị ô nhiễm có nhiều vi sinh vật gây bệnh 14
Hình 1.11-12. Làm việc trên cao, môi trường lao động căng thẳng 15
Hình 1.13. Hô hấp ký và các chỉ số cơ bản 26
Hình 2.1. Máy ghi điện tâm đồ (3 cần) cho công nhân 42
Hình 2.2. Máy đo thính lực cho công nhân 42
Hình 2.3. Phế dung kế điện tử Spiroanalyzer – SIX 300 (Nhật Bản), Chest Hi 101 43
Hình 2.4. Máy chụp X-quang lưu động tại công trường 45
Hình 4.1. Hình ảnh tổn thương nốt ở bệnh nhân bụi phổi trên phim Xquang 98
Biểu đồ 3.1. Phân bố tình trạng hút thuốc lá của công nhân
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hiện mắc bệnh viêm phế quản mạn tính của công nhân 54
56
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi của công nhân 59
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ hiện mắc bệnh hen phế quản của công nhân 60
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ hiện mắc viêm xoang mạn tính của công nhân 60
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ hiện mắc viêm họng mạn tính của công nhân 61
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hiện mắc viêm amidal mạn tính của công nhân 61
Biểu đồ 3.8. Các hội chứng rối loạn thông khí ở công nhân thi công cầu Nhật Tân 67
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ công nhân có hình ảnh tổn thương trên X-quang phổi thẳng 69
Biểu đồ 3.10. Các hình ảnh tổn thương trên X-quang phổi thẳng của công nhân 69

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ

1. Vũ Văn Triển, Ngô Quí Châu, Ngô Văn Toàn, Nguyễn Thị Thùy Dương (2013), “Môi trường lao động và các triệu chứng bệnh lý đường hô hấp của công nhân trên công trình thi công cầu Nhật Tân”. Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XXIII, số 7 (143), trang 142-148.

2. Vũ Văn Triển, Ngô Quí Châu, Chu Văn Thăng, Bùi Văn Nhơn, Ngô Văn Toàn (2013), “Rối loạn chức năng hô hấp của công nhân trên công trình thi công cầu Nhật Tân”. Tạp chí Y học thực hành, Số 11 (886)/2013, trang 28-30

3. Vũ Văn Triển, Ngô Quí Châu, Chu Văn Thăng, Bùi Văn Nhơn, Ngô Văn Toàn (2013), “Thực trạng bệnh đường hô hấp ở công nhân thi công cầu Nhật Tân”. Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 413, số 1/tháng 12, năm 2013, trang 10-15.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bakke B, Ulvestab B, Stewart P and Eduard W (2004). Cumulative exposure to dust and gases as determinants of lung function decline in tunel construction workers. Occupational and Environmental Medicine, 61, 262-269.

2. Lưu Minh Châu (2007). Nghiên cứu điều kiện lao động, những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tật, sức khoẻ công nhân thi công hầm đường bộ Hải Vân và đánh giá hiệu quả can thiệp, Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

3. Lưu Minh Châu, Phạm Hải Yên, Đào Thanh Bình (2005). Môi trường lao động và sức khỏe công nhân thi công hầm đường bộ khu vực miền Trung (2001 – 2003). Tạp chí thông tin y dược, số 3/2005.

4. Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Khắc Hải, Nguyễn Thị Toán và cộng sự (2008). Gánh nặng tai nạn chấn thương nghề nghiệp ở công nhân cơ khí đóng tàu. Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học Quốc tế YHLĐ &VSMT lần thứ 3, HNKH YHLĐ toàn quốc lần thứ VII, tr. 140- 141.

5. Bianchi C., Brollo A., Ramani L. (2000). Asbestos exposure in a shipyard area, northeastern Italy. Ind. Health, 38(3), 301-8.

6. Cherniack M. G., Letz R., Gerr F. et al. (1990). Detailed clinical assessment of neurological function in symptomatic shipyard workers. Br. J. Ind. Med., 47(8), 566-72.

7. Lê Trung (1997). Bệnh nghề nghiệp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế (2011). Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở lao động. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 1 năm 2011, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2012). Thông tư sô 19/2011/TT-BYT ngày 6 tháng 6 năm 2011, về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp, Hà Nội.

10. Bộ Y tế (2002). Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002. Nhà xuất Y học Hà Nội.

11. Bộ Y tế (2007). Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe. Hà Nội.

12. Nguyễn Quang Tiến (2008). Thực trạng môi trường và sức khỏe của công nhân công ty TNHH/NM tàu biển Huyndai Vinashin tỉnh Khánh Hòa năm 2007. Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học Quốc tế YHLĐ & VSMT lần thứ 3, HN khoa học YHLĐ toàn quốc lần thứ VII, tr. 208.

13. Hoàng Trọng (2005). Nghiên cứu môi trường lao động tình hình sức khỏe và bệnh hô hấp nghề nghiệp của công nhân nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.

14. Nguyễn Xuân Trường (2009). Nghiên cứu điều kiện lao động ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh tật của công nhân sản xuất bê tông xây dựng Hà Nội và hiệu quả giải pháp phòng ngừa, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment