Nghiên cứu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu chi quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, giai đoạn 2002-2006
Luận án Nghiên cứu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu chi quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, giai đoạn 2002-2006. Con người là nhân tố quan trọng của sự phát triển. Chính phủ mỗi nước rất quan tâm chăm lo sức khoẻ cho người dân. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính là giới hạn nên mỗi nước đều tự tìm những con đường tài chính và y tế riêng cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ nói chung và BHYT nói riêng [33]. Việt Nam trong xu thế hôi nhập không thể nằm ngoài quy luật phát triển chung của thế giới. Vì vây, phát triển chính sách BHYT luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Đại hôi X của Đảng năm 2006 ghi rõ: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hôi đa dạng; phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân” [21].
Trên con đường xây dựng một nền y tế công bằng, phát triển và hiệu quả Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn công tác khám chữa bệnh, ngoài việc xây dựng mạng lưới và đưa dịch vụ đến gần người dân, thì cần thiết phải có một nguồn lực về tài chính đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân [27]. Bảo hiểm y tế ở nước ta được xác định là một cơ chế tài chính chủ yếu trong tương lai, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển của ngành y tế [18], [29]. Thực tiễn sau 18 năm thực hiện chính sách BHYT, Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng, nguồn tài chính BHYT ngày càng tăng và đóng góp một phần đáng kể cho sự nghiệp chăm sóc khỏe nhân dân. Đến nay đã có trên 50% dân số có BHYT, quỹ BHYT đã đảm bảo sự an toàn về tài chính trước những rủi ro bệnh tật cho hàng triệu người bệnh và gia đình họ [28].
Tuy nhiên, Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới, phát triển BHYT đang phải đối mặt với sự leo thang của chi phi y tế ngày một gia tăng. Mỹ là nước chi tiêu y tế đứng đầu thế giới, những năm 90, chi phí y tế chiếm 11,9% GDP, đến năm 2009 chi phí y tế tăng lên, chiếm 16% GDP, với chi tiêu y tế bình quân là 7.290 Đô-la/người [93]. Chi tiêu y tế ở Mỹ gấp 2,5 lần mức chi bình quân của các nước trong OECD- Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế, gấp 11,8 lần Thổ Nhĩ Kỳ (nước có chi phí y tế thấp nhất trong Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế) [92].
Hàn Quốc, năm 1990 chi phí y tế mới chỉ chiếm 4,3% GDP nhưng đến năm 2007 chi phí y tế nước này tăng lên, chiếm 6,8% GDP [91]. Ở Việt Nam, chi phí y tế có xu hướng tăng dần từ 4,9% năm 1999, lên 5,9% GDP năm 2005, trong đó chi tại khu vực công chiếm 1,42%, khu vực tư nhân chiếm 4,49% [18].
Thực tiễn phát triển BHYT ở Việt Nam cho thấy, năm 1997 đã xảy ra tình trạng mất cân đối thu chi quỹ BHYT ở 19 tỉnh thành phố và những năm gần đây, nhất là từ khi thực hiện Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ quy định ve Điều lệ BHYT mới thì tình trạng mất cân đối thu chi quỹ khám chữa bệnh BHYT lại có chiều hướng gia tăng, theo số liệu thống kê của BHXH
Việt Nam quỹ BHYT năm 2006 bôi chi 1.666 tỷ đồng, năm 2007 bôi chi gần 2.100 tỷ đồng (trong số bôi chi quỹ năm 2007, quỹ KCB BHYT tự nguyện chiếm 1.300 tỷ đồng) [7]. Vây yếu tố nào làm gia tăng chi phí y tế, trong đó có chi quỹ BHYT? Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố tác động như nhu cầu khám chữa bệnh (tuổi thọ, cơ cấu bệnh tật, mức sống,…); khả năng tiếp cân dịch vụ y tế, khả năng cung ứng dịch vụ; gói quyền lợi y tế người dân được thụ hưởng và điểm mấu chốt cơ bản đó là phương thức thanh toán BHYT còn chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền lợi cho người tham gia BHYT cũng như ảnh hưởng đến khả năng cân đối quỹ BHYT. Trong những năm gần đây, tình trạng nợ đọng, trốn đóng quỹ BHYT ở đối tượng lao đông chính quy trong các doanh nghiệp lại có xu hướng gia tăng- đây là nguồn thu cơ bản của quỹ BHYT, đã làm cho quỹ BHYT lại tăng chậm hơn so với chi phí y tế.
Từ trước đến nay đã có một số nghiên cứu về tài chính quỹ BHYT và áp dụng thí điểm phương thức thanh toán BHYT. Tuy nhiên các nghiên cứu chưa phân tích cụ thể các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt đông thu chi quỹ BHYT, đặc biệt là chưa đánh giá đầy đủ ảnh hưởng về chi quỹ BHYT của từng đối tượng tham gia. Giai đoạn trước Nghị định 63/2005/NĐ-CP, phương thức thanh toán theo định suất, chẩn đoán chưa được quy định cụ thể trong những văn bản pháp quy, các nghiên cứu thường thực hiện trong thời gian ngắn (6 tháng), nên chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện mức đô ảnh hưởng của phương thức thanh toán đối với quỹ BHYT và quyền lợi của người bệnh. Mặt khác, chính sách BHYT luôn có sự điều chỉnh, thay đổi qua mỗi giai đoạn phát triển (từ khi ra đời đến nay đã có 4 lần thay đổi Nghị định ve BHYT). Do đó, để phát triển chính sách BHYT một cách ben vững theo đúng quy luật vốn có của nó, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, xâu chuỗi các hoạt đông cốt lõi của chính sách như phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu chi quỹ BHYT kết hợp với áp dụng phương thức thanh toán BHYT cho từng giai đoạn phát triển của chính sách là những vấn đề luôn được quan tâm trong tình hình hiện nay (tình trạng thâm hụt quỹ BHYT đang có xu hướng gia tăng). Bên cạnh đó, khi thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, đối tượng tham gia BHYT mở rông, nguồn lực tài chính BHYT ngày càng lớn, cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn ve những mặt hoạt đông của chính sách BHYT mà những ảnh hưởng của các hoạt đông này cuối cùng lại tác đông trực tiếp đến quyền lợi sức khoẻ của chính người tham gia BHYT.Việc tiếp tục nghiên cứu về hoạt đông BHYT, đặc biệt nghiên cứu những yếu tố cơ bản, chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến thu chi quỹ khám chữa bệnh BHYT trong tình hình hiện nay là cần thiết. Vì vây, chúng tôi tiến hành đe tài “Nghiên cứu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu chi quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, giai đoạn 2002-2006” nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:
1. Xác định một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu chi quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở Việt Nam, giai đoạn từ năm 2002-2006;
2. Phân tích chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thanh toán theo phương thức khoán định suất tại bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, luân án đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện chính sách BHYT góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHYT để mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT ở Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Mạnh Hùng (2009), Phân tích hiệu quả sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế, Tạp chí Thông tin y dược học, số 5, tháng 5/2009, trang 16-19 .
2. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Mạnh Hùng (2010), Quá trình hình thành và phát triển BHYT ở Việt Nam, Tạp chí Thông tiny dược học, số 10, tháng 10/2010, trang 12-15.
3. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Mạnh Hùng (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay đổi chỉnh sách BHYT đổi với thanh toán chi phí KCB BHYT, Tạp chí Dược học số 416, tháng 12/2010, trang 5-9.
4. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Mạnh Hùng (2011), Mức phân bổ quỹ trong thanh toán khám chữa bệnh BHYT, Tạp chí Dược học số 417, tháng 1/2011, trang 5-4; trang 52-54.
5. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Mạnh Hùng (2011), Phân tích kết quả áp dụng thanh toán BHYT theo khoán định suất tại bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung, Thanh Hoá, Tạp chí y dược Quân sự, tập 36, số 2, năm 2011, trang 102-108.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. T.A (2002), Thực hiện Luật cải cách y tế ở Nhật Bản, Tạp chí BHYT số 15, tháng 5/2002, tr. 32.
2. Andreas Plate (2004), “Thanh toán cung ứng của bệnh viện và đảm bảo chất lượng KCB”, Tài liệu Hội thảo về che độ chăm sóc sức khoẻ ở Cộng hoà liên Bang Đức, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với InWent (Internationale Weiterbildung und Entwicklung GGMBH) – Cộng hoà Liên bang Đức, tổ chức tại Hà Nội từ ngày 9-13/8/2004.
3. Ban khoa giáo trung ương – Bộ Y te (1999) ‘Tác động của viện phỉ và BHYT đối với sự công bằng về tài chính, về tiếp cân và sử dụng các dịch vụ y tế”. Tài liệu từ dự án hỗ trợ y te quốc gia của tổ chức WHO.
4. Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002), ”Thống kê BHYT 1993-2002”, Nhà xuất bản Thống kê năm 2002.
5. Bảo hiểm y tế Việt Nam (2002), Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm y tế Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội.
6. Bảo hiểm y tế Việt Nam (2001), “Chính sách bảo hiểm y tế hiện nay của một sổ nước trên thế giới”, Tài liệu lưu hành nội bộ.
7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tình hình và kết quả thực hiện chính sách BHXH năm 2008, Tạp chí BHXH Việt Nam số 04/2008, tr. 12-13.
8. Tạ Văn Bằng, Lê Mạnh Hùng, Phạm Lương Sơn (2005), Đánh giá những ảnh hưởng của giá viện phí mới đối với quỹ BHYT”, Chương trình hợp tác giữa BHXH Việt Nam và WHO.
9. Bộ Y tế (1999), Đánh giá tình hình tài chính quỹ BHYT, Dự án hỗ trợ y tế quốc gia.
10. Bộ Y tế , Ngân hàng thế giới, tổ chức SIDA Thuỵ Điển, tổ chức AUSAID úc và Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan (2001), Việt Nam khoẻ để phát triển bền vững: Nghiên cứu tổng quan ngành y tế Việt Nam. Sách được phát hành tại: Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam 63- Lý Thái Tổ, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (2007), Quản lý và Kinh tế dược, Nhà xuất bản y học.
12. Bộ Y tế (2007), Dịch tễ dược học, Nhà xuất bản y học.
13. Bộ Y tế (2008), Kinh tế y tế và bảo hiểm, Nhà xuất bản y học.
14. Bộ Y tế (2008), Tài khoản y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 2000-2006,
Nhà xuất bản Thống kê; 2008.
15. Bộ Y tế (2006), Niên giám thống kê y tế 2005, Vụ kế hoạch tài chính.
16. Bộ Y tế – Cục Quản lý KCB (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và định hướng trọng tâm công tác 2010, Hà Nội năm 2009.
17. Bộ Y tế-WHO (2010), Tài khoản y tế quốc gia ở Việt Nam thời kỳ 1998-2008, Nhà xuất bản thống kê;
18. Bộ Y tế- Nhóm đối tác y tế (2008), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008- Tài chính y tế ở Việt Nam, Hà Nội tháng 11-2008.
19. Cục thống kê tính Thanh Hóa (2007), Niên giám thống kê 20006, Nhà xuất bản Thống kê.
20. Nghiêm Trần Dũng (2008), Thanh toán chi phí KCB- lựa chọn phương thức nào? Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam (07) tr, (29-33).
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006J, Vãn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
22. Minh Đạo (2009), BHYT ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, Tạp chí BHXH kỳ 02 tháng 4/2009, tr. 35-36.
23. Nhân Đạo (2009), Trung Quốc cải cách y tế để tiến tới BHYT toàn dân, Tạp chí BHXH kỳ 02 tháng 10/2009, tr. 30-33.
24. Dương Tuấn Đức (2005), Cơ cẩu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh BHYT điều trị nội trú tại Hà Nội, năm 2004, Luân văn thạc sĩ YTCC, Trường Đại học y tế Công cộng Hà Nội.
25. Goran Dahlgren (2002), “Bảo hiểm y tế xã hội, tại sao? Như thế nào?”, Tạp chí Bảo hiểm y tế Việt Nam (số 10).
26. Goran Dahlgren (2002), Đổi mới ngành y tế- kinh nghiệm ở các nước Tây Âu, Tạp chí BHYT số 14 tháng 4/2002 trang 22-26.
27. Hsiao W C, (2001) “Chuyển đổi kinh tế và biến đổi trong y tế”, Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả, Nhà xuất bản Y học, tr. 419-422.
28. Lê Bạch Hồng (2009), Vai trò của chỉnh sách BHXH, BHYT đổi với An sinh xã hội của đất nước, Tạp chí BHXH Việt Nam (02-11), tr (7-10).
29. Phạm Mạnh Hùng, Trương Việt Dũng, Goran Dahlgren (2003) “Cải cách ngành y te theo định hướng công bằng và hiệu quả: Quan điểm của Việt Nam về một số vấn đề cơ bản”, Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả, Nhà xuất bản Y học, tr. 67- 68.
30. Lê Mạnh Hùng, Mai Thị Cẩm Tú, (2004), Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phương thức khám chữa bệnh hiện nay, Tạp chí Bảo hiểm xã hội tháng 5/2004.
31. Lê Mạnh Hùng (2005), Nên hiểu cho đúng về kết dư quỹ BHYT, Tạp chí thông tin y dược tháng 2/2005 (trang 15-16).
32. Nguyễn Khang (2001), Một sổ biện pháp quản lý chi phí KCB mới của BHYT Hàn Quốc, Tạp chí bHyT so 9/2001, tr.36-37.
33. Nguyễn Khang (2007), Bảo hiểm y tế trên thế giới, Tạp chí BHXH số 11/2007
(trang 42-51).
34. Nguyễn Quốc Khánh (1998), Khảo sát công tác BHYT ở Thanh Hóa qua 5 năm (1993-1997), Luân văn dược sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr. 15¬
16.
35. Đỗ Văn Khoan, Vũ Xuân Bằng (2002), Nghiên cứu thí điểm khoán quỹ khám chữa bệnh theo Định suất tại TTYT Vinh Tường – Vĩnh Phúc, Đề tài khoa học tại BHYT Việt Nam.
36. Từ Nguyễn Linh (2005), “Các phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam, (9).
37. Nguyễn Thị Mai Loan (2008), BHYT toàn dân theo luật định ở CHLB Đức, Tạp chí BHXH số 4/2008, tr. 48-49.
38. Nguyễn Văn Lỷ (2000), Đánh giá thực trạng và hiệu quả áp dụng phương thức chi trả BHYT tại một số bệnh viện tỉnh Thanh Hoá, Luân án tiến sỹ y học, Học Viện quân y.
39. Nguyễn Thị Thuý Nga (2003), “Bàn về phương thức khoán quỹ theo định suất trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam, (8).
40. Nhà xuất bản chính trị quốc gia (1999), Các quy định pháp luật về Bảo hiểm y tế.
41. Nhà xuất bản thống kê (2009), Chỉ mục các quy định về bảo hiểm thất nghiệp: Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006; Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QHỈ2 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua 14/11/2008, tr. 43-150.
42. Phạm Lương Sơn (2005), Nghiên cứu đánh giá chỉnh sách chỉ trả tiền thuốc theo chế độ BHYT ở Việt Nam, Luân văn Thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
43. Trần Quang Thông (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của khoán quỹ theo định suất đến chi phí và chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Vinh Bảo – Hải Phòng, Luân văn thạc sĩ YTCC, Trường Đại học y tế Công cộng Hà Nội.
44. Trần Văn Tiến (2001), “Thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo phí dịch vụ, những nguy cơ tiềm an”, Tạp chí thông tin Y-Dược, (10).
45. Trần Văn Tiến (2009), Chương trình cải cách y tế của tổng thống Mỹ Barack Obama, http://www. hspi. org. vn/vcl/vn/home/InfoDetail.jsp?area=1 &cat=92&ID=1149. Truy cập ngày 17/9/2009.
46. Tổ chức y te the giới (2009), Chiến lược tài chính y tế cho các quốc gia Tây Thái
Bình Dương và Đông Nam Ả (2010-2015).
47. Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội (2005), Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản thống kê.
48. Uỷ ban thường vụ Quốc Hội (2008), Báo cáo sổ 178/BC-UBTVQH12 ngày 11/11/2008 về giải trình và tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật BHYT trình Quốc Hội thông qua.
49. Viện chiến lược và chính sách y te (2006), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính
sách BHYT ở Việt Nam.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com