Nghiên cứu nồng độ một số hormon sinh sản ở phụ nữ vô sinh tại thành phố Hải Phòng

Nghiên cứu nồng độ một số hormon sinh sản ở phụ nữ vô sinh tại thành phố Hải Phòng

Luận văn y học Nghiên cứu nồng độ một số hormon sinh sản ở phụ nữ vô sinh tại thành phố Hải Phòng.Dân số Việt Nam tính đến năm 2011 đã đạt đến con số 87 triệu người, bình quân trung bình mỗi năm tăng 1 triệu người. Tỷ lệ sinh ở Việt Nam tuy những năm gần đây đã giảm nhưng tỷ lệ phát triển dân số vẫn còn cao. 
    Tuy dân số Việt Nam tăng nhưng trong thời gian gần đây tỷ lệ vô sinh cũng dần tăng lên, khiến vô sinh trở thành một vấn đề đáng lo ngại không chỉ của riêng Việt Nam mà còn của chung các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, theo GS. Trần Văn Hanh và cộng sự (2002) tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng từ 5% – 6% dân số. Trong đó, vô sinh nam chiếm 40%, vô sinh nữ chiếm 40%, do cả nam và nữ chiếm 10%, 10% vô sinh không rõ nguyên nhân [2].


    Vô sinh dẫn đến nhiều hệ lụy mà một trong số đó là các vụ ly hôn vì gia đình không có tiếng trẻ thơ, đặc biệt ở một xã hội còn mang nặng nhiều tư tưởng cổ xưa lạc hậu như Việt Nam. Điều đó cũng thúc đẩy việc điều trị vô sinh ở Việt Nam trở thành một vấn đề cấp bách.
    Thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm năm 1978 mà cha đẻ của nó là Patrick Steptoe và Robert Geoffrey Edwards là cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh trên người [52]. Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên mọi lĩnh vực, tiến bộ trong điều trị vô sinh cũng đạt được những thành tựu đáng kể, cùng với sự triển khai rộng rãi của các trung tâm hỗ trợ sinh sản đã góp phần làm tăng tỷ lệ kết quả điều trị.
    Tại Việt Nam, công tác khám, chẩn đoán và điều trị vô sinh mới được phát triển từ năm 1997,  hiện nay với những tiến bộ trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản các trung tâm này đã mang lại hạnh phúc gia đình cho không ít cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh. Tuy vậy tỷ lệ điều trị thành công nói chung còn thấp, vào khoảng 25-30% và giảm dần theo tuổi. 
    Sự bất thường về nồng độ các nội tiết tố tuyến yên và nội tiết tố sinh dục ở người phụ nữ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh, mà trong đó quan trọng nhất là sự bất thường của các hormon thuộc trục nội tiết sinh sản dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, bao gồm các hormon hướng sinh dục (FSH, LH, PRL) và các hormon sinh dục (estradiol, progesteron, AMH). 
    Trục nội tiết sinh sản này giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động sinh sản của người phụ nữ. Sự bất thường của các hormon sinh sản là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh và hội chứng như suy trục dưới đồi – tuyến yên, suy buồng trứng, hội chứng tăng PRL máu, hội chứng buồng trứng đa nang. Việc nghiên cứu nồng độ các hormon sinh sản cũng như sự tương quan giữa chúng trong một số bệnh và hội chứng có liên quan đến rối loạn nội tiết góp phần giúp cho công tác tư vấn dự phòng, chẩn đoán ban đầu nguyên nhân vô sinh cũng như tiên lượng kết quả điều trị trên lâm sàng đạt được hiệu quả cao hơn.
    Hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này trên phụ nữ vô sinh tại thành phố Hải Phòng, nên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ một số hormon sinh sản ở phụ nữ vô sinh tại thành phố Hải Phòng” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1 – Xác định nồng độ các hormon FSH, LH, Estradiol, Progesteron, PRL và AMH ở phụ nữ vô sinh tại thành phố Hải Phòng.
2 – Đánh giá mối liên quan giữa hormon hướng sinh dục (FSH, LH, PRL) và hormon sinh dục (Estradiol, Progesteron và AMH) ở các đối tượng phụ nữ vô sinh này.
              

MỤC LỤC
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình 
Danh mục các sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Vô sinh.    3
1.1.1. Định nghĩa vô sinh.    3
1.1.2. Nguyên nhân vô sinh    3
1.1.3.Thực trạng vô sinh hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.    4
1.2. Các hormon tuyến yên và hormon sinh dục .    5
1.2.1.FSH    6
1.2.2.LH    9
1.2.3.Estradiol    11
1.2.4.PRL.    14
1.2.5.Progesteron.    15
1.2.6.Anti-Müllerian hormon (AMH).    17
1.3.Các bệnh dẫn đến vô sinh nữ do rối loạn nội tiết và tình hình nghiên cứu hiện nay.    19
1.3.1.Các bệnh dẫn đến vô sinh nữ do rối loạn nội tiết.    19
1.4.2.Tình hình nghiên cứu hiện nay.    22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.1. Đối tượng nghiên cứu.    24
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.    24
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ.    24
2.2.Thiết kế nghiên cứu.    24
2.2.1.Cỡ mẫu.    24
2.2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu.    25
2.3.Phương pháp nghiên cứu    25
2.3.1.Kỹ thuật lấy máu.    26
2.3.2.Phương pháp định lượng các hormon.    27
2.4.Xử lý số liệu.    32
2.5.Đạo đức nghiên cứu.    33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    35
3.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.    35
3.1.1.Đặc điểm về tuổi.    35
3.1.2.Đặc điểm về thời gian vô sinh    36
3.2.Kết quả định lượng các hormon FSH, LH, PRL, Estradiol, Progesteron và AMH của các mẫu nghiên cứu.    36
3.2.1.Nồng độ các hormon sinh sản.    36
Kết quả nồng độ các hormon sinh sản thu được tuân theo phân phối chuẩn.    36
3.2.2.Mức độ thay đổi của nồng độ các hormon của nhóm bệnh nhân vô sinh.    38
3.2.3.Kết quả xác định nồng độ các hormon sinh sản theo tuổi đời của các phụ nữ vô sinh    39
3.2.4.Kết quả xác định nồng độ các hormon sinh sản theo thời gian vô sinh    43
3.3.Kết quả xác định mối liên quan giữa các hormon hướng sinh dục và các hormon sinh dục    44
3.3.1.Mối tương quan giữa FSH với các hormon sinh dục    44
3.3.2.Mối tương quan giữa LH với các hormon sinh dục.    46
3.3.3.Mối tương quan giữa PRL với các hormon sinh dục    50
Chương 4: BÀN LUẬN    53
4.1.Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu    53
4.1.1.Đặc điểm về tuổi.    53
4.1.2.Đặc điểm về thời gian vô sinh    54
4.2.Đặc điểm về nồng độ của các hormon hướng sinh dục  và các hormon sinh dục của các mẫu nghiên cứu    55
4.2.1.Nồng độ các hormon hướng sinh dục    55
4.2.2. Nồng độ các hormon sinh dục    60
4.3.Mối liên quan giữa các hormon hướng sinh dục và các hormon sinh dục    65
4.3.1.Mối liên quan giữa FSH với estradiol, progesteron và AMH.    65
4.3.2.Mối liên quan giữa LH với Estradiol, Progesteron và AMH.    66
4.3.3.Mối liên quan giữa PRL với estradiol, progesterone và AMH.    67
KẾT LUẬN    69
KIẾN NGHỊ    71
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng    Tên bảng    Trang

3.1.     Phân bố bệnh nhân vô sinh theo nhóm tuổi    35
3.2.     Phân bố bệnh nhân vô sinh theo thời gian vô sinh    36
3.3.     Nồng độ trung bình của các hormon hướng sinh dục.    36
3.4.     Nồng độ trung bình của các hormon sinh dục.    37
3.5.     Nồng độ các hormon hướng sinh dục theo tuổi đời.    39
3.6.     Nồng độ các hormon sinh dục theo tuổi đời.    41
3.7.     Nồng độ các hormon hướng sinh dục theo thời gian vô sinh.    43
3.8.     Nồng độ các hormon sinh dục theo thời gian vô sinh.    43
3.9.     Tương quan về nồng độ giữa FSH với Estradiol,  Progesteron và AMH.    44
3.10.     Tương quan về nồng độ giữa LH với Estradiol, Progesteron và AMH.    46
3.11.     Tương quan về nồng độ giữa PRL với Estradiol, Progesteron và AMH.    50
4.1.     So sánh độ tuổi vô sinh nguyên phát của một số tác giả.    54
4.2.     So sánh nồng độ FSH ở bệnh nhân nữ vô sinh của một số tác giả.    57
4.3.     So sánh nồng độ LH ở bệnh nhân nữ vô sinh của một số tác giả.    58
4.4.     So sánh nồng độ PRL ở bệnh nhân nữ vô sinh của một số tác giả.    59
4.5.     So sánh nồng độ estradiol ở bệnh nhân nữ vô sinh của một số tác giả.    61
4.6.     So sánh nồng độ AMH ở bệnh nhân nữ vô sinh của một số tác giả.    63

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ    Tên biểu đồ    Trang

3.1.     Tỷ lệ các nhóm tuổi bệnh nhân vô sinh.    35
3.2.     Tỷ lệ thay đổi của các chỉ số hormon so với trị số bình thường của chúng.    38
3.3.     Tỷ lệ thay đổi nồng độ FSH với nhóm tuổi bệnh nhân vô sinh.    39
3.4.     Tỷ lệ thay đổi nồng độ LH với nhóm tuổi bệnh nhân vô sinh.    40
3.5.     Tỷ lệ thay đổi nồng độ PRL với nhóm tuổi bệnh nhân vô sinh.    40
3.6.     Tỷ lệ thay đổi nồng độ estradiol với nhóm tuổi bệnh nhân vô sinh.    41
3.7.     Tỷ lệ thay đổi nồng độ progesteron với nhóm tuổi bệnh nhân vô sinh.    42
3.8.     Tỷ lệ thay đổi nồng độ AMH với nhóm tuổi bệnh nhân vô sinh.    42
3.9.     Tương quan giữa nồng độ FSH và Estradiol    44
3.10.     Tương quan giữa nồng độ FSH và Progesteron    45
3.11.     Tương quan giữa nồng độ FSH và AMH    46
3.12.     Tương quan giữa nồng độ LH và Estradiol.    47
3.13.     Tương quan giữa nồng độ LH và Progesteron    48
3.14.     Tương quan giữa nồng độ LH và AMH    49
3.15.     Tương quan giữa nồng độ PRL và Estradiol    50
3.16.    Tương quan giữa nồng độ PRL và Progesteron    51
3.17.     Tương quan giữa nồng độ PRL và AMH    52

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment