NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT-proBNP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH TIM TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT-proBNP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH TIM TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM

 NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NT-proBNP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH TIM TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM

Nguyễn Khắc Tùng*; Phạm Văn Trân**
TÓM TẮT
Nghiên  cứu  tiến  hành  trên  50  người  bình  thường,  khỏe  mạnh  (nhóm  chứng)  và  56  bệnh nhân  (BN)  được  chẩn  đoán  suy  tim  (nhóm  bệnh).  Mục  tiêu:  xác  định  sự  thay  đổi  nồng  độ NT-proBNP (N terminal probrain natriuretic peptide) và mối liên quan với một số chỉ số hóa sinh tim trên BN suy tim. 
Phương pháp: chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn Framingham và phân độ  mức độ  suy tim theo tiêu chuẩn của  Hội Tim mạch New York (New York Heart Assosiation  –  NYHA). Xác định nồng  độ  NT-proBNP,  troponin-T,  hs-CRP  và  hoạt  độ  enzym  CK,  CK-MB,  GOT  huyết  tương. 
Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật toán thống kê bằng phần mềm SPSS 12.0.Kết  quả:  nồng  độ  NT-proBNP  huyết  tương  trung  bình  ở  nhóm  bệnh  1212,09  ±  1219,44 pmol/l so với giá trị  của người bình thường là 9,99 ± 3,76 pmol/l. Nồng độ  NT-proBNP trung bình cho suy tim độ  2, 3 và 4 lần  lượt là: 379,93 ± 195,19 pmol/l, 1391,96 ± 393,86 pmol/l và 3565,6 ± 412,98 pmol/l. Sự  thay đổi nồng độ  NT-proBNP tương ứng với phân độ  NYHA. Nồng độ  TnT và hoạt độ  CK, CK-MB, GOT trong từng phân độ  suy tim cao hơn giá trị  bình thường. 
Hệ số tương quan giữa nồng độ hs-CRP và nồng độ NT-proBNP là 0,492 (p < 0,001).Kết luận: nồng độ  NT-proBNP huyết tương  ở  nhóm BN suy tim cao hơn so với nhóm chứng và tăng theo mức độ suy tim. Nồng độ NT-proBNP huyết tương tương quan thuận mức độ vừa với nồng độ hs-CRP.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment