Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số AST, ALT ở các bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue điều trị tại bệnh viện E năm 2019

Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số AST, ALT ở các bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue điều trị tại bệnh viện E năm 2019

Khóa luận tốt nghiệp đại học Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số AST, ALT ở các bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue điều trị tại bệnh viện E năm 2019.Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, vector truyền bệnh là muỗi, hay gặp nhất là Aedes Agegypti. Trên thế giới có khoảng 3,6 tỷ người đang sống trong vùng có SXHD lưu hành, và hằng năm có tới 50 triệu đến 200 triệu ca nhiễm mới trong đó có 500.000 ca có biểu hiện bệnh nặng và
200.00ca tử vong liên quan đến SXHD [38]. Trong vòng 50 năm qua, tỉ lệ mắc SXHD đã tăng gấp 30 lần [38]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc SXHD cao nhất trong khu vực Đông Nam Á [3]. Theo WHO, tính đến tháng 2 năm 2021 nước ta đã có tổng số 13.892 trường hợp mắc SXHD, trong đó có 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2020 (17,443 trường hợp mắc, trong đó có ba trường hợp tử vong), tuy số ca mắc đã giảm song dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp [44].
SXHD có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng từ không có triệu chứng cho tới những trường hợp có biểu hiện sốc, suy đa tạng và tử vong nếu không được đánh giá đúng và điều trị kịp thời. Cơ chế bệnh sinh của SXHD rất phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm virus và đáp ứng của vật chủ, ảnh hưởng tới nhiều loại tế bào khác nhau như các tế bào đơn nhân, bạch cầu đa nhân, tiểu cầu, các tế bào kuffer ở gan lách, tế bào nội mạc mao mạch, … [36].Bệnh gây nên nhiều rối loạn quan trọng nhất là quá trình thoát huyết tương và rối loạn đông máu, SXHD cũng ảnh hưởng tới chức năng nhiều cơ  quan trong cơ thể như gan, thận, tim, hệ thần kinh trung ương,v.v… [24, 26, 34, 39,  52].


Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gan cũng bị nhiễm virus Dengue, các trường hợp tăng men gan do sốt xuất huyết hay tổn thương gan cấp đều đã được mô tả, các nghiên cứu đã cho thấy virus Dengue trong tế bào gan, tế bào kuffer, tế bào nội mạc và các phức hợp miễn dịch, cùng với đó là quá trình hoại tử, chết theo chương trình của các tế bào gan. Các con đường khác nhau tham gia vào quá trình này bao gồm tế bào virus, rối loạn chức năng ty thể do thiếu oxy, đáp ứng miễn dịch, gia tăng các chất oxy hóa [36, 39]. Ảnh hưởng tới chức năng gan có thể được đặc trưng bởi các biểu hiện lâm sàng của tổn thương gan cấp tính như   đau vùng hạ vị bên phải, gan to, vàng da,….
Các biểu hiện này thường hiếm gặp trên lâm sàng ở những bệnh nhân trong nhóm SXHD và SXHD có dấu hiệu cảnh báo (DHCB). Các thay đổi về chức năng gan

có thể biểu hiện sớm hơn thông các xét nghiệm cận lâm sàng như các enzyme Aspartate Aminotransferase (AST), Alanin Aminotransferase (ALT), prothrombin,… Trên thế giới có những nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi của AST, ALT và mối liên quan với mức độ xuất huyết, mức độ nặng của bệnh [12, 22]. Tác động lên gan thường không có triệu chứng nhưng có thể không điển hình và có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Từ nồng độ transaminase tăng không có triệu chứng đến suy gan tối cấp, các biểu hiện khác nhau là một thách thức lớn đối với các bác sĩ điều trị bệnh này[47].
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số AST, ALT ở các bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue điều trị tại bệnh viện E năm 2019 “ với hai mục tiêu:
Mục tiêu 1: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue và mối liên quan tới mức độ biểu hiện bệnh.
Mục tiêu 2: Mô tả đặc điểm chỉ số AST, ALT ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue, mối liên quan tới triệu chứng lâm sàng và mức độ biểu hiện bệnh.

 

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ    6
Chương 1 TỔNG QUAN    3
1.1.Dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue    3
1.1.1.Tình hình sốt xuất huyết Dengue    3
1.1.2.Virus Dengue    6
1.1.3.Vector truyền bệnh    7
1.1.4.Vật chủ    8
1.1.5.Sự lây truyền của virus Dengue.    8
1.1.6.Vaccine và các biện pháp phòng ngừa    9
1.2.Cơ chế bệnh sinh của sốt xuất huyết dengue    9
1.3.Diễn biến lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue    11
1.3.1.Giai đoạn sốt    12
1.3.2.Giai đoạn nguy hiểm    13
1.3.3.Giai đoạn hồi phục    15
1.4.Thay đổi chức năng gan ở bệnh nhân SXHD    15
1.4.1.Sự biến đổi chỉ số chức năng gan    15
1.4.2.Ảnh hưởng của thay đổi chức năng gan trên lâm sàng    17
1.5.Chẩn đoán và điều trị SXHD    18
1.5.1.Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue    18
1.5.2.Điều trị sốt xuất huyết Dengue    21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu    24
2.2.Phương pháp nghiên cứu    24
2.3.Phương pháp xử lý và phân tích số liệu    26
2.4.Đạo đức trong nghiên cứu    26
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    27
3.1.Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu    27
3.1.1.Tỉ lệ giữa hai nhóm có DHCB và không có DHCB    27
3.1.2.Một số đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu    28
3.1.3.Đặc điểm lâm sàng của các đối tượng tham gia nghiên cứu    29
3.1.4.Một số đặc điểm cận lâm sàng của các đối tượng tham gia nghiên cứu    30
3.2.Đặc điểm chỉ số AST, ALT và một số yếu tố liên quan    32
3.2.1.Đặc điểm chỉ số AST, ALT    32
3.2.2.Mức độ tăng AST, ALT ở các đối tượng nghiên cứu    33
3.2.3.Một số yếu tố liên quan đến chỉ số AST, ALT    36
Chương 4 BÀN LUẬN    39
4.1.Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu.    39
4.2.Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của các đối tượng tham gia nghiên cứu.    40
4.3.Đặc điểm chỉ số AST, ALT của các  đối tượng tham gia nghiên cứu    42
4.4.Một số yếu tố liên quan đến chỉ số AST, ALT ở bệnh nhân SXHD    43
KẾT LUẬN    45

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân

 

Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số AST, ALT ở các bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue điều trị tại bệnh viện E năm 2019

Leave a Comment