Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành qua da
Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành qua da.Hệ tim mạch gồm có hai thành phần chính là tim và hệ thống mạch máu hoạt động một cách đồng bộ. Nói một cách khác thất trái trong quá trình co bóp phảitương hợp với động mạch để tạo hiệu quả tống máu cao và duytrì phân số tống máu. Như vậy, chỉ số đánh giá hoạt động đồng bộ của timvà hệ thống động mạch là một chỉ số quan trọng, giúpbác sĩ lâm sàng đánh giátoàn diện về hệ tim mạch. Sự tác động qua lại giữa tâmthất – động mạch hay còn gọi là sự tương hợp tâm thất – động mạch (ventricular arterial coupling – VAC) ngày nayđược coi một chỉ số quan trọng, đánh giá hoạt động đồng bộ của hệ tim mạch tuy nhiên trong nghiên cứu cũng như thực hành chủ yếu khảo sát sự tương hợp thất trái và hệ thống động mạch nên chỉ số này thường được gọi là sự tương hợp thất trái – động mạh[1], [2], [3].Chỉ số này được xác định bằng tỷ lệ giữa độ đàn hồi của động mạch (Ea) chia cho độ đàn hồi của thất trái cuối thì tâm thu (Ees).Năm 1983, Sunagawa K.và cộng sự là người đầu tiên đưa ra khái niệm này[4].Tác giả đã chứng minh thể tích nhát bóp lớn nhất hay năng lượng cơ học chuyển từ thất trái sang động mạch đạt giá trị lớn nhất khi Ees và Ea xấp xỉ bằng nhau hay chỉ số VAC xấp xỉ bằng 1 [5].Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuy hiệu quả tống máu đạt được lớn nhất khi Ea/Ees xấp xỉ bằng 1, nhưng hiệu quả tiêu thụ năng lượng tối ưu đạt được ở những tỷ lệ Ea/Ees bằng 0,7 [6], [7], [8]. Khi VAC lớn hơn 1 thể hiện sự bất tương hợp nặng nề giữa thất trái và hệ động mạch[8].
Trước đây, VAC đượckhảosátdựaphầnlớnkỹthuậtthôngtim, đo áp lực và thể tích thất trái cuối tâm trương và tâm thu, từ đó xây dựng nên đồ thị thể tích – áp lực của thất trái, tính được Ea,Ees từ đó xác địnhVAC. Tuy nhiên, quá trình tiến hành đo đạc khó khăn và phức tạp cũng như không thể lặp lại nhiều lần, do đó khó được ứng dụng trong lâm sàng. Năm 2001, tác giả Chen C.H. và cộng sự đã đưa ra công thức tính Eavà Ees bằng phương pháp đơn nhịp trên siêu âm, đồng thời chứng minh các thông số này có thể thay thế cho các thông số đo bằng phương pháp xâm nhập trước đây. Từ đó, chỉ số VAC được ứng dụng rộng rãi ở các bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính[9]. Trong bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, một trong những biến đổi sớm nhất trên siêu âm là Ees giảm, VAC tăng cao, thể hiện sự bất tương hợp. Để dự phòng các biến chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (rối loạn nhịp, suy tim, tử vong) cần phát hiện sớm những biến đổi sớm trên cấu trúc và chức năng tim bằng các thông số trên siêu âm, trong đó có Ea,Ees, VAC.
Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính bằng phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong những thập kỷ qua đã có nhiều tiến bộ về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả sau can thiệp động mạch vành một cách toàn diện thì cần thêm nhiều thông số đánh giá chi tiết ngoài các kết quả về chẩn đoán hình ảnh kinh điển.Do vậy, đánh giá Ea, Ees và VAC ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp có vai trò quan trọng trong theo dõi, tiên lượng và điều trị. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về chỉ số này ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính cũng như sự biến đổi của nó sau khi can thiệp động mạch vành qua da. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành qua da” với hai mục tiêu sau:
1.Tìm hiểu mối liên quan giữa độ đàn hồi động mạch, độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu và chỉ số tương hợp thất trái – động mạch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da
2. Tìm hiểu sự biến đổi của độ đàn hồi động mạch, độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu và chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắcbệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính sau can thiệp động mạch vành qua da1, 3, 6 tháng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 8
DANH MỤC CÁCBẢNG 11
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 13
DANH MỤC CÁC HÌNH 14
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 3
1.1.1. Dịch tễ học 3
1.1.2. Hậu quả của quá trình thiếu máu cơ tim 3
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 4
1.1.4. Vai trò của các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán và tiên lượngbệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 5
1.1.5. Điều trị 12
1.2. Tương hợp thất trái – động mạch 16
1.2.1. Độ đàn hồi thất trái cuối thu 16
1.2.2. Độ đàn hồi động mạch 24
1.2.3. Chỉ số tương hợp thất trái – động mạch 26
1.2.4. Ea, Ees với VAC và bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 30
1.2.5. Ảnh hưởng của các biện pháp điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính tới Ea, Ees và VAC 31
1.3. Tình hình nghiên cứu về chỉ số VAC trong nước và trên thế giới 35
1.3.1. Trên thế giới 35
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước 39
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1. Nhóm bệnh 40
2.1.2. Nhóm chứng 41
2.2. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.2. Cỡ mẫu 41
2.2.3. Các bước tiến hành 42
2.2.4. Các thông số và cách đánh giá 43
2.3. Xử lý các số liệu nghiên cứu 61
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 62
2.5. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 63
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 64
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 64
3.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ của nhóm nghiên cứu 64
3.1.3. Đặc điểm về ECG và các xét nghiệm máu 66
3.1.4. Đặc điểm vềsiêu âm tim 68
3.1.5. Đặc điểm về tổn thương động mạch vành 71
3.1.6. Đặc điểm điều trị nội khoa trước can thiệp 72
3.2. Đặc điểm về sự tương hợp thất trái – động mạch ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 72
3.2.1. Đặc điểm của chỉ số Ea, Ees, VAC ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 72
3.2.2. Liên quan giữa các chỉ số Ea, Ees, VAC với tuổi và giới ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 73
3.2.3. Liên quan giữa các chỉ số Ea, Ees, VAC của nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính với các yếu tố nguy cơ tim mạch 75
3.2.4. Liên quan giữa các chỉ số Ea, Ees, VAC với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 76
3.2.5. Liên quan giữa Ea, Ees và VAC ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính với một số chỉ số trên siêu âm tim 78
3.2.6. Liên quan giữa Ea, Ees, VAC ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính với kết quả chụp động mạch vành 80
3.2.7 Liên quan của Ea, Ees và VAC với nồng độ BNP 81
3.3. Đặc điểm của Ea, Ees và VAC sau can thiệp động mạch vành 83
3.3.1. Sự biến đổi chỉ số Ea, Ees, VAC sau can thiệp động mạch vành 83
3.3.2. Mối liên quan giữa Ea, Ees, VAC sau can thiệp với số nhánh động mạch vành tổn thương 85
3.3.3. Mối liên quan giữa chỉ số Ea, Ees, VAC sau can thiệp với mức độ tổn thương động mạch vành 89
3.3.4. Mối liên quan giữa Ea, Ees và VACvới số nhánh động mạch vành được can thiệp 92
3.3.5. Mối liên quan giữa Ea, Ees và VAC với vị trí can thiệp động mạch vành 97
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 102
4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 102
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới của 2 nhóm nghiên cứu 102
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 103
4.1.3. Đặc điểm về yếu tố nguy cơ 103
4.1.4. Đặc điểm về ECG và xét nghiệm máu 104
4.1.5. Đặc điểm về siêu âm tim 105
4.1.6. Đặc điểm về tổn thương động mạch vành 106
4.2. Đặc điểm về sự tương hợp thất trái – động mạch ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 107
4.2.1. Đặc điểm của chỉ số Ea, Ees và VAC ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 107
4.2.2. Liên quan giữa các chỉ số Ea, Ees, VAC với tuổi và giới 109
4.2.3. Liên quan giữa Ea, Ees, VAC với các yếu tố nguy cơ tim mạch 111
4.2.4. Liên quan giữa Ea, Ees và VAC với tình trạng suy tim 113
4.2.5. Liên quan giữa Ea, Ees và VAC với một số chỉ số siêu âm tim 116
4.2.6. Liên quan giữa Ea, Ees, VAC với tổn thương động mạch vành 118
4.2.7. Liên quan giữa Ea, Ees và VAC với nồng độ BNP 120
4.3. Đặc điểm của Ea, Ees và VAC sau can thiệp động mạch vành 121
4.3.1. Sự biến đổi chỉ số Ea, Ees, VAC sau can thiệp động mạch vành 121
4.3.2. Mối liên quan giữa Ea, Ees, VAC sau can thiệp với số nhánh động mạch vành tổn thương 123
4.3.3. Mối liên quan giữa Ea, Ees và VAC sau can thiệp với mức độ tổn thương động mạch vành 124
4.3.4. Mối liên quan giữa Ea, Ees và VAC với số nhánh động mạch vành được can thiệp 125
4.3.5. Mối liên quan giữa Ea, Ees và VAC với vị trí động mạch vành được can thiệp 126
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 128
KẾT LUẬN 129
KIẾN NGHỊ 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguồn: https://luanvanyhoc.com