NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ IL-6, IL-10 HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TỨ CHỨNG FALLOT SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TOÀN PHẦN

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ IL-6, IL-10 HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TỨ CHỨNG FALLOT SAU PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TOÀN PHẦN

 Khảo sát sự thay đổi nồng độ IL-6 và IL-10 huyết thanh dưới tác dụng của glucocorticoid (GC) ở 79 bệnh nhân (BN) tứ chứng Fallot (TOF) và xác định một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi nồng độ IL-6 và IL-10 huyết thanh  sau  phẫu thuật sửa chữa toàn phần từ tháng 8  –  2008 đến 4  –  2011 tại Bệnh viện Trung ương Huế.  Chia  BN  thành 2 nhóm: nhóm GC (sử dụng dexamethasone hoặc methylprednisolone)  và nhóm chứng (không sử dụng GC); định lượng IL-6 và IL-10 huyết thanh trước và sau mổ. Kết quả: nồng độ IL-6, IL-10 huyết thanh và tỷ lệ nồng độ IL-6/IL-10 không khác biệt giữa hai nhóm GC và chứng trước và sau mổ (p > 0,05). Sau mổ, IL-6 và IL-10 tăng cao so với trước mổ, nhưng chỉ có IL-6 tăng có ý nghĩa so với trước mổ (p < 0,05). Nồng độ IL-6 và IL-10 sau mổ 2 ngày tương quan với nhiều biến chứng hậu phẫu, bao gồm: tổng số inotrop, nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện, nhưng chưa phát hiện mối tương quan giữa IL-6 và IL-10 với thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT), thời gian kẹp động mạch chủ (ĐMC) và thời gian mổ. 

Bệnh tứ chứng Fallot (TOF: Tetralogy of Fallot) là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh tim bẩm sinh có tím. Nếu không được điều trị, bệnh TOF có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, phẫu thuật sửa chữa toàn phần là biện pháp tối ưu để điều trị bệnh lý này [2]. Tuy nhiên, mổ tim với sự hỗ trợ của THNCT gây ra hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (Systemic Inflammatory Response Syndrome  –  SIRS) với nhiều biến chứng như: suy hô hấp, suy thận, chảy máu sau mổ… và cuối cùng là hội chứng suy đa tạng (Multiple Organ Dysfunction Syndrome  –  MODS) [9]. Đáp ứng viêm toàn thân có liên quan đến sự gia tăng sản xuất cytokine [6,  8].  Sản xuất quá mức cytokine tiền viêm trong quá trình THNCT có thể làm tổn thương tim và nhiều tạng khác, góp phần gây ra hội chứng suy đa tạng [6,  8]. Trái lại, giải phóng cytokine chống viêm có thể có tính bảo vệ.  Mức cân bằng giữa những cytokine  tiền viêm và chống viêm này có thể ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng viêm và kết quả lâm sàng của BN [6].

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment