NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA NANOMELANIN TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT MANG KHỐI UNG THƯ ĐƯỢC XẠ TRỊ

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA NANOMELANIN TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT MANG KHỐI UNG THƯ ĐƯỢC XẠ TRỊ

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA NANOMELANIN TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT MANG KHỐI UNG THƯ ĐƯỢC XẠ TRỊ
Nguyễn Thị Lê Na1, Nguyễn Lê Minh Trí1, Ngạc Hoàng Dũng1, Bùi Thị Vân Khánh1
Từ Quang4, Nguyễn Thị Hiền3, Nguyễn Đình Thắng1, Hồ Anh Sơn2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá khả năng bảo vệ tế bào gan của nanomelanin ở mức liều điều trị 40 mg/kg thể trọng trên mô hình chuột mang khối ung thư được xạ trị. Vật liệu và phương pháp:
Nghiên cứu thực nghiệm, hạt nanomelanin kích thước 80 – 200 nm; phương pháp phân tích mô học, phân tích chỉ tiêu hóa sinh, sử dụng kỹ thuật RT-PCR để đánh giá mức độ biểu hiện gen mã hóa CAT, GPx ở mô gan. Kết quả và kết luận: Nanomelanin mức liều điều trị 40 mg/kg thể trọng làm giảm tình trạng viêm mô gan. Kích thước khối ung thư giảm 80% so với nhóm chứng sau đợt điều trị (p < 0,01). Chỉ tiêu enzyme chức năng gan (AST) tăng nhẹ (p < 0,05), đồng thời mức độ biểu hiện gen mã hóa các enzyme CAT, GPx tăng tương ứng 1,86 và 1,5 lần ở mô gan sau xạ trị.

Hiện nay, trong điều trị bệnh ung thư, xạ trị và hóa trị là 2 phương pháp chính được sử dụng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của 2 phương pháp này ảnh hưởng đến tế bào thường, làm chết tế bào và tăng sinh mô. Xạ trị có thể gây ra các phản ứng phụ cấp tính cũng như mạn tính và có thể gây ra một loại ung thư khác (ung thư thứ phát) cho bệnh nhân. Xạ trị hay hóa trị thường trực tiếp phá hủy DNA và sinh ra các gốc oxy hóa có hoạt tính cao (ROS). Nồng độ của ROS tăng tiếp tụcphá hủy DNA làm thay đổi quá trình trao đổi chất bình thường của tế bào, dẫn đến làm chết tế bào và các mô bình thườn

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA NANOMELANIN TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT MANG KHỐI UNG THƯ ĐƯỢC XẠ TRỊ

Leave a Comment