Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng

Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng.Tật khúc xạ học đường đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện nay tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 333 triệu người trên thế giới bị mù hoặc khuyết tật về thị giác. Gần một nửa trong số này, tức là khoảng 154 triệu người đang bị tật khúc xạ nhưng chưa được điều trị, trong đó có hơn 13 triệu là trẻ em [51], [114].

Châu Á đang là nơi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ học đường cao nhất thế giới, đặc biệt là ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore, nơi mà tật khúc xạ chiếm khoảng từ 80% đến 90% ở học sinh phổ thông [58], [65], [111].
Tật khúc xạ đặc biệt là cận thị đang là mối quan tâm đặc biệt vì những tác động của nó tới sức khoẻ cộng đồng. Tật khúc xạ không chỉ gây khó khăn cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh mà khi mắc tật khúc xạ nặng sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến chứng như vẩn đục dịch kính, đục thủy tinh thể, glôcôm, thoái hóa hắc võng mạc, bong võng mạc và nhược thị có thể gây mù lòa cho học sinh [35], [105]. Ngoài ra, chi phí liên quan đến điều trị tật khúc xạ cũng là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, trong chương trình “Thị giác năm 2020” Tổ chức Y tế thế giới đã xếp tật khúc xạ là một trong năm nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù lòa toàn cầu [9], [50], [107].
Ở Việt Nam theo báo cáo về công tác phòng chống mù lòa năm 2014 của Đỗ Như Hơn, cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ học đường chiếm khoảng 40% – 50% ở học sinh thành phố và 10% – 15% học sinh nông thôn [21].
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến tỷ lệ mắc tật khúc xạ và phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với tật khúc xạ học đường như cường độ học tập ngày càng cao, việc thực hiện vệ sinh trong học tập chưa tốt. Tuy nhiên cho đến nay còn có ít các nghiên cứu đưa ra được các giải pháp can thiệp mang tính bền vững nhằm làm giảm tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh.
Tại Đà Nẵng kết quả nghiên cứu tật khúc xạ ở học sinh Trung học Cơ sở của Trần Văn Nhật năm 2004 cho thấy tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ là 10,2%, đến năm 2012 Hoàng Ngọc Chương, công bố tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh Trung học Cơ sở là 36,7 %. Điều này cho thấy tỷ lệ mắc tật khúc xạ học đường của học sinh Trung học Cơ sở tại thành phố Đà Nẵng đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây [6], [27]. Tuy nhiên cho đến nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có giải pháp can thiệp nào nhằm làm giảm tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là thực trạng tật khúc xạ học đường ở học sinh Trung học Cơ sở thành phố Đà Nẵng hiện nay ra sao? Đâu là yếu tố nguy cơ đối với tật khúc xạ ở học sinh và giải pháp nào để can thiệp có hiệu quả nhất?
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng để giảm tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh Trung học Cơ sở tại thành phố Đà Nẵng, cần phải có phương pháp can thiệp mang tính bền vững, huy động được nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng, can thiệp dựa vào bằng chứng từ giai đoạn nghiên cứu thực trạng và sử dụng khung lý thuyết nghiên cứu dựa vào mô hình chẩn đoán hành vi PRECEDE – PROCEED và mô hình truyền thông thay đổi hành vi học sinh dựa vào người học LEPSA để truyền thông (trực tiếp và gián tiếp) nhằm thay đổi hành vi của học sinh [72].
Từ những nhận thức nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng“, nhằm mục tiêu:
1.    Xác định tỷ lệ hiện mắc tật khúc xạ và các yếu tố liên quan của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Đà Nằng năm 2013
2.    Xây dựng, thử nghiệm và đánh giá kết quả mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu tật khúc xạ và mô hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng
Tiếng Việt
1.    Nguyễn Đức Anh (2003), Quang học, Khúc xạ và kính tiếp xúc (tập 3), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 154-192.
2.    Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế (2011), Thông tư liên tịch số 26/20U/ITLI-BGDĐI-BKHCN-BYT hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh,liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2011, Hà Nội.
3.    Bộ môn Mắt Trường Đại học Y Dược Huế (2008), Giáo trình Nhãn Khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 18-26.
4.    Bộ Y tế (2000), Quyết định số: 1221/2000/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về vệ sinh trường học, Ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2000, Hà Nội.
5.    Hoàng Ngọc Chương và cộng sự (2007), “Đề xuất giải pháp phòng ngừa và triển khai thí điểm một số giải pháp can thiệp làm giảm nhẹ hậu quả của các bệnh tật học đường”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Thừa Thiên Huế.
6.    Hoàng Ngọc Chương, Hoàng Hữu Khôi (2012), “Nghiên cứu giải pháp phòng ngừa và triển khai thí điểm một số giải pháp can thiệp làm giảm nhẹ tật cận thị ở học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Đà Nẵng”, Đề tài khoa học cấp thành phố Đà Nẵng.
7.    Phan Dẫn (2004), Nhãn khoa giản yếu (tập 1), Nhà xuất bản Y học, tr. 605-654.
8.    Phan Dẫn (2004), Nhãn khoa giản yếu (tập 2), Nhà xuất bản Y học, tr. 655-723.
9.    Douglas Fredrick (2013) “Những hiểu biết cần có để phòng ngừa cận thị tiến triển”, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, số 32, tr. 53-54.
10.    Phạm Thị Kim Đức, Nguyễn Thị Hiền, Hà Huy Tài (2011), “Đánh giá kiến thức-Thái độ-hành vi chăm sóc mắt của học sinh mắc tật khúc xạ đến khám tại phòng khám Bệnh viện mắt trung ương năm 2011”, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, số 30, tr. 48-57.
11.    Trần Thị Dung (2010), “Nghiên cứu tình hình bệnh, tật mắt và một số yếu tố liên quan ở học sinh một trường tiểu học tại thành phố Hà Nội”, Kỷ yếu tóm tắt, Hội Nghị Nhãn khoa toàn quốc, Hà Nội, 2010, tr. 61-62.
12.    Vũ Quang Dũng (2008), “Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng ngừa cận thị ở học sinh khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên ”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Thái Nguyên.
13.    Nguyễn Viết Giáp (2013), ” Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các dịch vụ chăm sóc tật khúc xạ tại Bà Rịa Vũng Tàu”, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 21-24.
14.    Lưu Thị Hải, Vi Văn Cầu (2006), “Đánh giá tình hình thị lực và tật khúc xạ qua đợt khám sàng lọc tật khúc xạ ở một số trường trung học cơ sở của tỉnh Hà Tây”, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2006, Đà Nẵng, tr. 113.
15.    Nguyễn Thị Hạnh (2010), “Nghiên cứu sự thay đổi khúc xạ của học sinh khối 6 trường THCS Cát Linh Hà Nội năm học 2009-2010”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
16.    Nguyễn Văn Hiến (2012), Khoa học hành vi và truyền thông giáo dục sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, tr. 22-25; 45-49.
17.    Nguyễn Văn Hiến, Lê Thị Tài (2012), Truyền thông giáo dục sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, tr. 25-86.
18.    Lưu Ngọc Hoạt, Võ Văn Thắng (2011), Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 32-51.
19.    Hội Nhãn khoa Việt Nam (2010), “Tuyên bố Durban năm 2010 về tật khúc xạ”, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, số 20, tr. 52-54.
20.    Đỗ Như Hơn (2012), Nhãn khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 373-400.
21.    Đỗ Như Hơn (2014), “Công tác phòng chống mù lòa năm 2013-2014 và phương hướng hoạt động năm 2015”, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2014, Hà Nội, tr. 6-17.
22.    Nguyễn Thanh Hương, Trương Quang Tiến (2006), Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, tr. 27-47.
23.    Chu Thị Loan, Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự (2010), “Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống cận thị học đường của giáo viên tiểu học tại thành phố Hà Nội năm 2008″, Hội nghị khoa học Giáo dục thể chất, Y tế Ngành Giáo dục lần thứ V, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, tr. 335- 342.
24.    Lâm Thị Ngọc Mai, Trương Văn Hạnh, Nguyễn Hoàn Cuộc và cộng sự (2005), “Mối liên quan giữa môi trường và tật khúc xạ ở học sinh lớp 3 đến lớp 9 tại tỉnh Hậu Giang”, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2006, Đà Nẵng, tr. 140.
25.    Đặng Anh Ngọc, Nguyễn Ngọc Ngà, Trần Thị Dung (2010), “Nghiên cứu sự giảm khả năng phân biệt hình nổi sau buổi học liên quan đến điều kiện vệ sinh chiếu sáng, khoảng cách mắt bàn ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở”, Hội nghị khoa học Giáo dục thể chất, Y tế Ngành Giáo dục lần thứ V, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, tr. 349- 354.
26.    Nguyễn Thị Nguyệt (2011), “Đánh giá kết quả điều trị loạn thị bằng Laser Excimer theo phương pháp Lasik”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
27.    Trần Văn Nhật (2004), “Nghiên cứu tình hình cận thị học sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến cận thị học sinh thành phố Đà Nẵng”, Luận án chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược Huế.
28.    Cung Hồng Sơn (2007), “Nghiên cứu phẫu thuật điều trị viễn thị bằng Laser Excimertheo phương pháp Lasik”, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
29.    Phạm Văn Tần, Phạm Hồng Quang, Trần Thị Dung (2010), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh tại bốn trường THCS thành phố Bắc Ninh”, Kỷ yếu Hội Nhãn khoa năm 2010, tr. 87-89.
30.    Tôn Thị Kim Thanh (2006), “Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù lòa năm 2005-2006”, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2006, Đà Nẵng, tr. 1-35.
31.    Vũ Thị Bích Thủy (2003), “Đánh giá các phương pháp xác định khúc xạ và điều trị chỉnh kính ở tuổi học sinh ”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
32.    Hoàng Văn Tiến (2006), “Nghiên cứu tình hình cận thị ở học sinh lớp 3, lớp 7, lớp 10 của một số trường phổ thông thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội và thử nghiệm mô hình can thiệp ”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
33.    Nguyễn Thanh Triết, Nguyễn Văn Thành (2012), “Đánh giá tỷ lệ tật khúc xạ và các nguyên nhân giảm thị lực ở học sinh tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định”, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, tr. 10-17.
34.    Mai Quốc Tùng, Vũ Quang Dũng (2006), “Tật khúc xạ và thị lực ở học sinh lứa tuổi 6-7 và 12-13 ở thành phố và nông thôn Thái Nguyên”, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2006, Đà Nẵng, tr. 140-141.
35.    Nguyễn Thanh Vân (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị nhược thị do tật khúc xạ ở trẻ em ”, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
36.    Lê Thị Thanh Xuyên (2009), “Khảo sát tỷ lệ tật khúc xạ và kiến thức thái độ hành vi của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên về tật khúc xạ tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 13, tập 1, tr. 13-25.
 ĐẶT VẤN ĐỀ    1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.     Khái niệm tật khúc xạ    3
1.1.1.    Định nghĩa tật khúc xạ    3
1.1.2.    Chẩn đoán tật khúc xạ    4
1.1.3.    Phân loại tật khúc xạ    5
1.1.4.    Nguyên nhân tật khúc xạ    5
1.1.5.    Điều trị tật khúc xạ    7
1.2.     Dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở    10
1.2.1.    Trên thế giới    10
1.2.2.    Ở Việt Nam    14
1.3.    Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở    16
1.3.1.    Yếu tố liên quan có tính chất di truyền    16
1.3.2.    Các yếu tố liên quan đến môi trường, điều kiện vệ sinh trường
học và thực hiện vệ sinh trong học tập    17
1.4.     Hành vi sức khỏe và truyền thông thay đổi hành vi    21
1.4.1.    Định nghĩa hành vi sức khỏe    21
1.4.2.    Các mô hình cơ bản về thay đổi hành vi     21
1.4.3.    Truyền thông thay đổi hành vi    28
1.5.    Các mô hình và giải pháp trên thế giới và ở Việt Nam    30
1.5.1.    Trên thế giới    30
1.5.2.    Mô hình giải pháp học đường ở Việt Nam    36
1.6.    Vài nét về địa phương nghiên cứu    40
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    42
2.1.    Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu    42 
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    42
2.1.2.    Địa điểm nghiên cứu    42
2.1.3.    Thời gian nghiên cứu    42
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    42
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    42
2.2.2.    Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu    44
2.2.3.    Biến số nghiên cứu    48
2.2.4.    Các bước tiến hành nghiên cứu    56
2.2.5.    Xử lý và phân tích số liệu    68
2.2.6.    Kỹ thuật hạn chế sai số    69
2.2.7.    Hạn chế của nghiên cứu    69
2.2.8.    Đạo đức nghiên cứu    70
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    71
3.1.    Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ tật khúc xạ ở học sinh THCS
thành phố Đà Nẵng    71
3.1.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    71
3.1.2.    Tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh THCS thành phố Đà Nẵng    72
3.1.3.    Thực trạng hành vi của học sinh và điều kiện vệ sinh học đường
tại thành phố Đà Nẵng    78
3.1.4.    Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ học sinh THCS    82
3.2.    Xây dựng mô hình, tiến hành và đánh giá các kết quả can thiệp tại một số
trường THCS thành phố Đà Nằng    86
3.2.1.     Xây dựng mô hình, tiến hành các giải pháp can thiệp    86
3.2.2.     Các giải pháp can thiệp đã tiến hành    89
3.2.3.    Đánh giá hiệu quả can thiệp    94
Chương 4. BÀN LUẬN    101 
4.1.    Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ tật khúc xạ ở học sinh THCS
thành phố Đà Nẵng    101
4.1.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    101
4.1.2.    Tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh THCS thành phố Đà Nẵng    101
4.1.3.    Thực trạng hành vi của học sinh và điều kiện vệ sinh học đường
tại thành phố Đà Nẵng    112
4.1.4.    Các yếu tố liên quan đến tật khúc xạ học sinh THCS    113
4.2.    Xây dựng mô hình, tiến hành và đánh giá các giải pháp can thiệp tại một số
trường THCS thành phố Đà Nang    120
4.2.1.    Xây dựng mô hình giải pháp can thiệp    120
4.2.2.    Đánh giá hiệu quả can thiệp    130
4.3.    Những điểm mới của nghiên cứu    135
KẾT LUẬN    137
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN PHỤ LỤC 
❖ BẢNG
Bảng 2.1. Cỡ mẫu cần chọn từng trường    46
Bảng 2.2. Cỡ mẫu cần chọn từng khối lớp của các trường    47
Bảng 3.1.    Phân bố    tỷ lệ học sinh khám theo giới    71
Bảng 3.2.    Phân bố    tỷ lệ học sinh khám theo trường    71
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ khám theo địa dư    72
Bảng 3.4.    Tỷ lệ hiện mắc tật khúc xạ ở học sinh THCS    72
Bảng 3.5.    Phân bố    tỷ lệ mắc các loại tật khúc xạ    73
Bảng 3.6.    Tỷ    lệ    mắc tật khúc xạ theo giới tính    73
Bảng 3.7.    Tỷ    lệ    tật khúc xạ theo trường    74
Bảng 3.8.    Tỷ    lệ    tật khúc xạ theo địa dư    74
Bảng 3.9.    Phân    bố tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ theo thời điểm phát hiện … 75
Bảng 3.10. Tỷ lệ TKX của nhóm can thiệp và nhóm không can thiệp    76
Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ HS bị    tật khúc xạ theo mắt    76
Bảng 3.12. Mức độ tật khúc xạ    (cận thị)    77
Bảng 3.13. Mức độ tật khúc xạ    (viễn thị)    77
Bảng 3.14. Mức độ tật khúc xạ    (loạn thị)    78
Bảng 3.15. Phân bố tỷ lệ hành vi của học sinh    78
Bảng 3.16. Hành vi của học sinh trước can thiệp    79
Bảng 3.17. Hệ số chiếu sáng tự nhiên trung bình tại các trường    80
Bảng 3.18. Cường độ chiếu sáng trung bình tại các trường THCS (Lux)    80
Bảng 3.19. Hiệu số chiều cao bàn ghế trung bình tại các trường THCS (cm)    81
Bảng 3.20. Diện tích bình quân của các trường trên 1 học sinh (m2)    81
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa hành vi của học sinh với tỷ lệ mắc tật
khúc xạ    82 
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa hành vi với tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh …. 82 Bảng 3.23. Các hành vi liên quan đến tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh (mô
hình hồi quy logistic đa biến)    83
Bảng 3.24. Mối liên    quan giữa hệ số chiếu sáng tự nhiên và tật khúc xạ    84
Bảng 3.25. Mối liên    quan giữa cường độ chiếu sáng và tật khúc xạ    84
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa diện tích ngôi trường với tật khúc xạ học sinh 85
Bảng 3.27. Mối liên    quan giữa tiền sử gia đình với tật khúc xạ học sinh    85
Bảng 3.28. Mối liên    quan giữa đau mỏi mắt sau giờ học và tật khúc xạ    86
Bảng 3.29. Hoạt động nâng cao năng lực    89
Bảng 3.30. Kết quả can thiệp về truyền thông trực tiếp tại 2 trường can thiệp    91
Bảng 3.31. Kết quả can thiệp về truyền thông gián tiếp tại 2 trường can thiệp …. 92 Bảng 3.32. Kết quả can thiệp cải thiện điều kiện vệ sinh lớp học tại 2
trường can thiệp    93
Bảng 3.33. Kết quả hỗ trợ can thiệp y tế    94
Bảng 3.34. Hành vi của học sinh sau can thiệp    94
Bảng 3.35. So sánh tỷ lệ thay đổi hành vi của nhóm can thiệp và nhóm
không can thiệp, trước và sau can thiệp    95
Bảng 3.36. Thay đổi về cường độ ánh sáng lớp học trước    và sau can thiệp    96
Bảng 3.37. Thay đổi về hiệu số bàn ghế của lớp học trước và sau can thiệp    97
Bảng 3.38. Phân bố tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ theo thời điểm phát hiện
sau can thiệp    98
Bảng 3.39. So sánh tỷ lệ tật khúc xạ trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp …. 98 Bảng 3.40. So sánh tỷ lệ tật khúc xạ của nhóm không can thiệp tại thời
điểm điều tra ngang và thời điểm sau 2 năm    99
Bảng 3.41. So sánh tỷ lệ tật khúc xạ của nhóm can thiệp và nhóm không
can thiệp sau can thiệp    100 
Bảng 4.1. Tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh THCS thành phố Đà Nẵng và một
số nghiên cứu khác ở Việt Nam    103
Bảng 4.2. Tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh THCS thành phố Đà Nẵng và một
số nghiên cứu khác trên Thế giới    105
❖ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh THCS    72
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tật khúc xạ học sinh theo khối lớp    73
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tật khúc xạ theo địa dư    75
Biểu đồ 3.4. So sánh tỷ lệ tật khúc xạ trước và sau can thiệp    99 

 
Sơ đồ 1.1. Mô hình BASNEF khuynh hướng thay đổi hành vi và các yếu
tố có thể tác động đến thay đổi hành vi    24
Sơ đồ    1.2.    Mô hình Precede và Proceed    27
Sơ đồ    1.3.    Truyền thông – giáo dục sức khỏe    28
Sơ đồ    2.1.    Thiết kế nghiên cứu    43
Sơ đồ    2.2.    Khung lý thuyết nghiên cứu    54
Sơ đồ    2.3.    Khung lý thuyết cho nghiên cứu can thiệp    cụ thể    55
Sơ đồ    2.4.    Lý thuyết chuyển đổi hành vi    59
Sơ đồ    3.1.    Mô hình truyền thông thay đổi hành vi    87
Sơ đồ    3.2.    Mô hình cải thiện điều kiện vệ sinh học    đường dựa vào sự
huy động nguồn lực của trường học và gia đình học sinh    88
Sơ đồ 3.3. Mô hình can thiệp y tế sử dụng hỗ trợ kỹ thuật thích hợp với
cộng đồng    89
Hình 1.1. Mắt bình thường    3
Hình 1.2. Mắt cận thị    3
Hình 1.3. Mắt viễn thị    4
Hình 1.4. Mắt loạn thị    4
Hình 1.5. Học sinh Trung Quốc viết bài với giá đỡ    chống tật    khúc    xạ    34
Hình 1.6. Học sinh Trung Quốc đọc bài với giá đỡ    chống tật    khúc    xạ    35
Hình 1.7. Giá đỡ chống cận thị Ali    37
Hình 1.8. Học sinh ngồi học với giá đỡ Ali    38
Hình 1.9. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng    41
Hình 2.1. Hướng dẫn bấm huyệt, thư giãn mắt    67 

 

Leave a Comment