Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới quan hệ đồng tính tại tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới quan hệ đồng tính tại tỉnh Bến Tre

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới quan hệ đồng tính tại tỉnh Bến Tre.Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) vẫn là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Sự liên hệ giữa nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục đã được nghiên cứu tại các quốc gia và một số thành phố lớn ở Việt Nam. Tỷ lệ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam quan hệ tình dục đồng giới cao hơn ở phụ nữ và nam giới chỉ quan hệ tình dục với phụ nữ [56]. Với ước tính khoảng 357 triệu ca nhiễm Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoea, giang mai và Trichomonas vaginalis hàng năm, gánh nặng toàn cầu về các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đang tăng lên [75]. Hoa Kỳ (2017) ghi nhận có 68,2% các trường hợp MSM nhiễm giang mai, 38,5% bệnh lậu; ước tính khoảng 13,3-25% MSM bị nhiễm ít nhất một STIs do vi khuẩn [56],[58]. Một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục mang lại gánh nặng bệnh tật và kinh tế nặng nề là HIV/AIDS. Bourgeois và cộng sự (2017), cho thấy 1/2 số ca chẩn đoán HIV thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới [53]. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới trong một nghiên cứu tương tự cũng cho kết quả từ 14-22% [86].


Tại Việt Nam, Lê Anh Tuấn (2015) thống kê kích cỡ mẫu nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại 3 tỉnh/thành phố là Điện Biên, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2013, kết quả cho thấy nam quan hệ tình dục đồng giới từ 8.500-10.500 người tại Thành phố Hồ Chí Minh [44]. Kích cỡ này tăng lên năm 2019 với số lượng là 74.261 với KTC 95% dao động từ 50.810 đến 137.914 [38]. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nam quan hệ tình dục đồng tính tăng nhanh trong những năm gần đây, tăng từ 5,1% năm 2015 lên 7,36% năm 2017 [14]. Theo nghiên cứu của Lê Minh Giang (2015) tại 3 tỉnh, thành phố của Việt Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Nha Trang2 cho thấy nam bán dâm đồng giới là hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, STIs so với các hành vi nguy cơ khác [11]. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long (2019), tỷ lệ hiện mắc HIV và các yếu tố liên quan ở nam quan hệ tình dục đồng giới là 16,2% (KTC 95%=13,1-19,7) [37].
Bến Tre là một tỉnh thuần nông thuộc 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, so với cộng đồng MSM đô thị, nhóm MSM ở đây chưa được nghiên cứu. Qua ghi nhận từ kết quả vẽ bản đồ số lượng các nhóm nguy cơ cao về HIV/AIDS, toàn tỉnh Bến Tre có trên 2.550 nam quan hệ tình dục đồng giới, tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm này có chiều hướng gia tăng: năm 2012 là 1,18%, năm 2013 là 3,16% và năm 2014 là 4,29%, kèm theo đó là báo cáo về các trường hợp MSM nhiễm HIV và các BLTQĐTD từ các cơ sở y tế trong tỉnh [1].
Qua thực trạng đó, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai, Chlamydia trong nhóm MSM tại tỉnh Bến Tre là bao nhiêu, những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm và việc áp dụng các can thiệp sau 4 năm trong nhóm này có hiệu quả như thế nào? Xuất phát từ những nội dung trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới quan hệ đồng tính tại tỉnh Bến Tre”, với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả thực trạng nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiến thức, thực hành phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và phân tích một số yếu tố liên quan ở nam quan hệ tình dục đồng giới tại tỉnh Bến Tre năm 2014.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam quan hệ tình dục đồng giới tại tỉnh Bến Tre năm 2014-2018

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………… 3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến nam quan hệ tình dục đồng giới và
bệnh lây truyền qua đường tình dục …………………………………………………….. 3
1.1.1. Khái niệm nam quan hệ tình dục đồng giới………………………………. 3
1.1.2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục………………………………………… 3
1.1.3. Lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục trên nhóm nam
quan hệ tình dục đồng giới ……………………………………………………………… 5
1.2. Thực trạng bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiến thức, thực hành ở
nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới …………………………………………………. 6
1.2.1. Thực trạng bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam quan hệ tình
dục đồng giới ………………………………………………………………………………… 61.2.2. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống các bệnh lây truyền
qua đường tình dục ở nam quan hệ tình dục đồng giới ……………………….. 9
1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành, và nhiễm bệnh lây
truyền qua đường tình dục ở nam quan hệ tình dục đồng giới……………….. 12
1.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống
nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục trong ở nam quan hệ tình dục
đồng giới …………………………………………………………………………………….. 12
1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình
dục ở nam quan hệ tình dục đồng giới ……………………………………………. 14
1.4. Thực trạng can thiệp và mô hình can thiệp phòng chống bệnh lây
truyền qua đường tình dục………………………………………………………………… 15
1.4.1. Thực trạng hoạt động can thiệp phòng chống bệnh lây truyền qua
đường tình dục ở nhóm MSM Bến Tre …………………………………………… 15
1.4.2. Mô hình can thiệp phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình
dục……………………………………………………………………………………………… 15
1.5. Một số công trình nghiên cứu về bệnh lây truyền qua đường tình dục,
kiến thức, thực hành ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới ………………. 19
1.5.1. Trên thế giới……………………………………………………………………….. 19
1.5.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………… 22
1.6. Thông tin về địa bàn nghiên cứu tỉnh Bến Tre………………………………. 25
1.7. Khung lý thuyết ………………………………………………………………………… 27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………….. 292.1.2. Tiêu chuẩn chọn………………………………………………………………….. 29
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ………………………………………………………………. 29
2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………. 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………….. 29
2.2.2. Cỡ mẫu………………………………………………………………………………. 30
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………….. 31
2.2.4. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………… 31
2.2.5. Phương pháp và nội dung can thiệp ………………………………………. 38
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………….. 42
2.2.7. Phương pháp hạn chế sai số………………………………………………….. 47
2.2.8. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu…………………………………. 48
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………….. 49
2.4. Hạn chế của đề tài……………………………………………………………………… 49
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 51
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………… 51
3.2. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh lây qua đường tình dục, tỷ lệ kiến thức, thực
hành đúng về phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và một
số yếu tố liên quan năm 2014……………………………………………………………. 55
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam
quan hệ tình dục đồng giới năm 2014 …………………………………………….. 55
3.2.2. Kiến thức về phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục
ở nam quan hệ tình dục đồng giới năm 2014 …………………………………… 563.2.3. Thực hành về phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục
ở nam quan hệ tình dục đồng giới năm 2014 …………………………………… 57
3.2.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành và nhiễm ít nhất
một bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam quan hệ tình dục đồng
giới …………………………………………………………………………………………….. 61
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống một số bệnh lây truyền qua
đường tình dục ở nam quan hệ tình dục đồng giới tại tỉnh Bến Tre năm
2014-2018……………………………………………………………………………………….. 66
3.3.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống một số BLTQĐTD ở
ĐTNC năm 2014-2018 …………………………………………………………………. 66
3.3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức phòng chống các
BLTQĐTD ở ĐTNC năm 2014 – 2018 …………………………………………… 67
3.3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp về thực hành đúng phòng chống các
BLTQĐTD năm 2014 – 2018 ………………………………………………………… 70
3.3.4. Một số kết quả can thiệp về truyền thông và dự phòng ……………. 74
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 80
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………… 80
4.2. Thực trạng nhiễm một số bệnh lây qua đường tình dục, tỷ lệ kiến thức,
thực hành đúng và một số yếu tố liên quan ở MSM tại tỉnh Bến Tre năm
2014 ………………………………………………………………………………………………. 83
4.2.1. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ở ĐTNC
năm 2014…………………………………………………………………………………….. 83
4.2.2. Kiến thức về phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục
ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới năm 2014 ………………………….. 864.2.3. Thực hành về phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục ở
nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới năm 2014 …………………………….. 87
4.2.4. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành và nhiễm ít nhất một
bệnh lây truyền qua đường tình dục ở MSM năm 2014…………………….. 92
4.3. Hiệu quả can thiệp phòng chống một số bệnh lây truyền qua đường tình
dục ở ĐTNC năm 2014–2018 …………………………………………………………… 96
4.3.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống một số BLTQĐTD ở
ĐTNC năm 2014 – 2018……………………………………………………………….. 96
4.3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức phòng chống các
BLTQĐTD năm 2014 – 2018………………………………………………………… 99
4.3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp về thực hành phòng chống các
BLTQĐTD ở ĐTNC năm 2014 – 2018…………………………………………. 101
4.3.4. Một số kết quả can thiệp về truyền thông và dự phòng ………….. 103
4.4. Điểm mới của nghiên cứu ………………………………………………………… 105
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 106
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, nhóm tuổi của ĐTNC năm 2014………………………. 51
Bảng 3.2. Đặc điểm dân tộc, trình độ học vấn của ĐTNC năm 2014………….. 51
Bảng 3.3. Nơi sống của ĐTNC năm 2014 ……………………………………………… 52
Bảng 3.4. Thời gian sinh sống tại nơi thường trú ……………………………………. 53
Bảng 3.5. Nghề nghiệp và thu nhập của ĐTNC năm 2014………………………… 53
Bảng 3.6. Tình trạng sống chung và sở thích bạn tình của ĐTNC …………….. 54
Bảng 3.7. Tình trạng lập gia đình và số con của ĐTNC năm 2014……………. 55
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm một số BLTQĐTD của ĐTNC năm 2014……………… 55
Bảng 3.9. Kiến thức đúng về phương pháp làm giảm nguy cơ lây nhiễm và
đường lây truyền HIV, các BLTQĐTD …………………………………………………. 56
Bảng 3.10. Tỷ lệ TCMT và sử dụng BKT trong 1 tháng qua của ĐTNC …… 57
Bảng 3.11. Tỷ lệ sử dụng BCS tất cả các lần khi QHTD trong 1 tháng qua với
các bạn tình ở ĐTNC năm 2014 …………………………………………………………… 58
Bảng 3.12. Cách xử lý khi có triệu chứng các BLTQĐTD của ĐTNC………. 58
Bảng 3.13. Thực hành sử dụng BCS, CBT trong 12 tháng qua khi QHTD ở
ĐTNC năm 2014 ………………………………………………………………………………… 59
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa yếu tố đặc điểm cá nhân với kiến thức phòng
chống các BLTQĐTD ở ĐTNC năm 2014…………………………………………….. 61
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa yếu tố đặc điểm cá nhân với thực hành phòng
chống các BLTQĐTD ở ĐTNC năm 2014…………………………………………….. 62Bảng 3.16. Phân tích hồi quy logistic đa biến giữa các biến liên quan với thực
hành phòng chống các BLTQĐTD của ĐTNC năm 2014………………………… 63
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng các BLTQĐTD
ở ĐTNC năm 2014……………………………………………………………………………… 64
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa số người QHTD trong tháng qua, kiến thức,
thực hành với nhiễm ít nhất một BLTQĐTD của ĐTNC năm 2014………….. 64
Bảng 3.19. Phân tích hồi quy logistic đa biến giữa các biến liên quan với
nhiễm ít nhất một BLTQĐTD của ĐTNC năm 2014 ………………………………. 65
Bảng 3.20. Kết quả can thiệp điều trị một số BLTQĐTD năm 2014-2018…. 66
Bảng 3.21. Tỷ lệ nhiễm một số BLTQĐTD trước và sau can thiệp …………… 66
Bảng 3.22. Kiến thức đúng về phương pháp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV
và đường lây truyền HIV trước và sau can thiệp …………………………………….. 67
Bảng 3.23. Kiến thức phòng chống các BLTQĐTD trước và sau can thiệp .. 68
Bảng 3.24. Phân tích hồi quy logistic kiến thức và một số yếu tố TCT và SCT
…………………………………………………………………………………………………………. 69
Bảng 3.25. Thực hành sử dụng BCS, CBT khi QHTD trước và sau can thiệp
…………………………………………………………………………………………………………. 70
Bảng 3.26. Tỷ lệ sử dụng BCS tất cả các lần khi QHTD trong 1 tháng qua với
các bạn tình trước và sau can thiệp ……………………………………………………….. 71
Bảng 3.27. Thực hành phòng chống các BLTQĐTD của ĐTNC TCT và SCT
…………………………………………………………………………………………………………. 72
Bảng 3.28. Phân tích hồi quy logistic thực hành và một số yếu tố TCT và SCT
…………………………………………………………………………………………………………. 73
Bảng 3.29. Số lượng BCS và CBT chương trình can thiệp ………………………. 74Bảng 3.30. Tiếp cận với chương trình BCS miễn phí của ĐTNC TCT và SCT
…………………………………………………………………………………………………………. 74
Bảng 3.31. Tiếp cận được thông tin, tài liệu truyền thông của MSM ………… 75
Bảng 3.32. Thông tin về tiếp cận dịch vụ VCT, điều trị HIV của MSM…….. 76
Bảng 3.33. Tiếp cận với thông tin, dịch vụ dành cho người nhiễm HIV…….. 77
Bảng 3.34. Hoạt động can thiệp về truyền thông…………………………………….. 77
Bảng 3.35. Tiếp cận dịch vụ internet (mạng Zalo) ĐTNC SCT………………… 78
Bảng 3.36. Khảo sát độ hòa nhập cộng đồng, sống đúng với bản thân mình
của các bạn MSM qua việc từng tiết lộ mình là MSM với gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp……………………………………………………………………………………….. 

Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới quan hệ đồng tính tại tỉnh Bến Tre

Leave a Comment