Nghiên cứu tình trạng loãng xương và kết quả phẫu thuật thay khớp háng Bipolar điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi
Nghiên cứu tình trạng loãng xương và kết quả phẫu thuật thay khớp háng Bipolar điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi.Gãy kín liên mấu chuyển (LMC) xương đùi ở người cao tuổi rất hay gặp, nữ nhiều hơn nam, nguyên nhân thường do ngã. Tại Mỹ, ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi, tỷ lệ tử vong lên đến 15% – 30%, phần lớn ở bệnh nhân hơn 70 tuổi, và chi phí cho điều trị loại này khoảng 10 tỷ USD một năm [1].
Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi thường khó khăn do tính chất ổ gãy phức tạp, chất lượng xương thường kém (loãng xương) và kết hợp nhiều bệnh lý mạn tính toàn thân. Nhiều phương pháp điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi đã được nghiên cứu và áp dụng như kết xương bằng nẹp DHS, nẹp khóa, đinh Gama hay thay khớp háng, nếu được chỉ định đúng sẽ cho kết quả tốt. Việc chọn lựa phương pháp điều trị cho các bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi căn cứ vào nhiều yếu tố như tuổi, vị trí gãy, tính chất gãy và chất lượng xương. Ở những bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi có chất lượng xương tốt, gãy xương vững, tuổi chưa quá cao thường được chỉ định kết hợp xương để bảo tồn khớp háng. Tuy nhiên với trường hợp bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi có mảnh rời hoặc thưa loãng xương thì các phương pháp kết xương thường gặp khó khăn, kết xương không thật sự vững nên tỷ lệ chậm liền xương, khớp giả, hoặc gập góc cao, theo một số nghiên cứu tỷ lệ thất bại lên tới 50-56% [2], [3], [4]. Hơn nữa sau mổ bệnh nhân phải có thời gian chờ liền xương dài không đi lại, vận động sớm, do đó dễ phát sinh thêm các biến chứng toàn thân. Đối với các trường hợp này để khắc phục các nhược điểm của phương pháp kết hợp xương, nhiều tác giả chủ trương thay khớp háng bán phần Bipolar nhằm mục đích giúp cho bệnh nhân phục hồi vận động sớm hoặc ngồi dậy sớm, tái hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống [2], [5].
Để đánh giá chất lượng xương vùng đầu trên xương đùi có nhiều phương pháp khác nhau như X-quang, tia X năng lượng kép (DEXA), CT Scan hay MRI [6], [7], [8], [9], [10]. Trong thực tế lâm sàng để đánh giá loãng xương, các bác sĩ ngoại khoa thường dựa vào chỉ số Singh (số lượng bè xương vùng cổ xương đùi) [6], hoặc độ dày vỏ xương [7], [11], tuy nhiên độ chính xác của các phương pháp này còn phụ thuộc nhiều yếu tố: phụ thuộc vào kỹ thuật chụp, chất lượng phim, đậm độ tia và trình độ người đọc. Phương pháp chẩn đoán loãng xương được cho là có độ chính xác cao, hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới là đo mật độ xương theo phương pháp DEXA [9], [12], [13]. Đây là phương pháp sử dụng tia X năng lượng kép cho phép đánh giá định lượng khối lượng khoáng xương tại vị trí cụ thể trong cơ thể hay còn gọi là đo tỷ trọng khoáng xương (Bone mineral Density: BMD) nhờ đó xác định thưa xương hay loãng xương thông qua chỉ số T-score. Phương pháp này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi DEXA là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương [14].
Tại Việt Nam, những năm gần đây nhiều cơ sở điều trị đã thay khớp háng bán phần Bipolar cho các bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi. Tuy nhiên còn chưa có sự thống nhất về chỉ định và cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá, theo dõi tình trạng loãng xương trên các bệnh nhân cao tuổi có gãy liên mấu chuyển xương đùi theo phương pháp DEXA. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình trạng loãng xương và kết quả phẫu thuật thay khớp háng Bipolar điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi” với mục tiêu:
1. Khảo sát tình trạng loãng xương vùng đầu trên xương đùi ở bệnh nhân ≥ 70 tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng Bipolar ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi
MỤC LỤC Nghiên cứu tình trạng loãng xương và kết quả phẫu thuật thay khớp háng Bipolar điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu khớp háng và vùng liên mấu chuyển 3
1.2. Loãng xương đầu trên xương đùi và các vấn đề liên quan 6
1.2.1. Khái niệm người cao tuổi và loãng xương 6
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh loãng xương 7
1.2.3. Phân loại loãng xương 8
1.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương 8
1.2.5. Các phương pháp đo loãng xương 10
1.2.6. Một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương và biện pháp phòng ngừa 13
1.2.7. Điều trị loãng xương ở người cao tuổi 14
1.2.8. Tình hình nghiên cứu về loãng xương trên thế giới 14
1.2.9. Tình hình nghiên cứu về loãng xương tại Việt Nam 15
1.3. Điều trị gãy liên mấu chuyển ở người cao tuổi 17
1.3.1. Phân loại gãy xương vùng liên mấu chuyển 17
1.3.2. Cơ sinh học và vật liệu chế tạo khớp háng 19
1.3.3. Các phương pháp điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi 21
1.3.4. Phương pháp thay khớp háng bán phần Bipolar 26
1.4. Thay khớp Bipolar cho bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi 30
1.4.1. Trên thế giới 30
1.4.2. Tại Việt Nam 35
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ của bệnh nhân nghiên cứu 37
2.2. Địa điểm 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 37
2.4. Nội dung nghiên cứu 38
2.4.1. Đặc điểm bệnh nhân 38
2.4.2. Khảo sát tình trạng loãng xương đầu trên xương đùi theo DEXA 38
2.4.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật 38
2.5. Phương pháp tiến hành và khống chế sai số 39
2.5.1. Các tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 39
2.5.2. Nghiên cứu tiến cứu theo các bước sau 44
2.5.3. Phương pháp đo loãng xương theo DEXA 44
2.5.4. Kỹ thuật thay khớp Bipolar cho gãy liên mấu chuyển xương đùi 46
2.5.5. Điều trị và phòng ngừa loãng xương sau phẫu thuật 52
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 52
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. Đặc điểm số liệu thống kê 54
3.1.1. Tuổi và giới 54
3.1.2. Nguyên nhân gãy xương liên mấu chuyển 55
3.1.3. Các bệnh kết hợp 55
3.1.4. Thời điểm phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar 56
3.1.5. Các phương pháp điều trị trước phẫu thuật 56
3.1.6. Đặc điểm tổn thương giải phẫu gãy liên mấu chuyển 57
3.1.7. Phân độ loãng xương theo Singh 58
3.2. Kết quả khảo sát mật độ khoáng xương theo DEXA và yếu tố liên quan 58
3.2.1. Hình thái cơ thể 58
3.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương 59
3.2.3. Kết quả đo mật độ khoáng xương 60
3.3. Kết quả phẫu thuật thay khớp háng Bipolar 73
3.3.1. Kết quả gần sau phẫu thuật thay khớp háng Bipolar 73
3.3.2. Kết quả xa sau phẫu thuật 75
3.3.3. Tai biến trong phẫu thuật 78
3.3.4. Biến chứng sau phẫu thuật 79
3.3.5. Biến chứng xa 79
CHƯƠNG 4 80
BÀN LUẬN 80
4.1. Đặc điểm lâm sàng của gãy liên mấu chuyển xương đùi 80
4.2. Mật độ khoáng xương và các yếu tố nguy cơ gây loãng xương 84
4.2.1. Mật độ khoáng xương ở bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi 84
4.2.2. Yếu tố nguy cơ loãng xương của gãy liên mấu chuyển xương đùi 90
4.3. Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng thay khớp háng Bipolar 95
4.3.1. Chỉ định thay khớp cho bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi 95
4.3.2. Kỹ thuật thay khớp cho bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi 102
4.3.3. Kết quả sau phẫu thuật 106
4.3.4. Tai biến và biến chứng 111
KẾT LUẬN 114
KIẾN NGHỊ 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1. BỆNH ÁN MINH HỌA
Phụ lục 2. MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Phụ lục 3. DANH SÁCH BỆNH NHÂN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Le Ngoc Hai, Tran Dinh Chien, (2018). A research on bone mineral density in the hip joint and evaluation on intertrochanteric fracture treatment with Bipolar joint hip replaxi măng in the elderly from 2012-2015 at 103 Military Hospital. Journal of Military Pharmaco-medicine, 43(9):134-141.
2. Lê Ngọc Hải, Trần Đình Chiến, (2019). Nghiên cứu tình trạng loãng xương và đánh giá kết quả điều trị gãy LMC xương đùi bằng thay khớp Bipolar tại Bệnh viện Quân y 103 từ 2012-2015. Tạp chí y học Việt Nam, 477(1):15-19.
3. Lê Ngọc Hải, Trần Đình Chiến, (2019). Khảo sát mật độ khoáng xương vùng khớp háng ở BN cao tuổi gãy LMC xương đùi tại Bệnh viện Quân y 103 từ 2012-2015. Tạp chí y học Việt Nam, 478(1):8-12.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com