NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HOMOCYSTEIN MÁU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HOMOCYSTEIN MÁU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HOMOCYSTEIN MÁU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Trần Kim Sơn1, Ngô Hoàng Toàn1, Trương Bảo Ân2, Mai Long Thủy1, Nguyễn Trung Kiên1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Tim Mạch An Giang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, một số yếu tố liên quan tăng homocystein máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 105 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ từ tháng 05/2017 đến tháng 05/2018. Kết quả: Nồng độ trung bình homocystein máu là 16,24 ± 4,49µmol/L. Có 78 bệnh nhân tăng homocystein máu ≥15µmol/L, chiếm tỉ lệ 74,3%. Nồng độ homocystein tăng dần theo tuổi và mức độ tăng huyết áp. Tuổi cao, giới, tăng huyết áp, đái tháo đường và tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm có liên quan đến tăng homocysteine máu. Kết luận: Tăng homocystein máu là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.

Tăng huyết áp (THA) đã và đang trở thành một  gánh nặng sức khỏe mang tính toàn cầu.
Năm  2017  tại  Hoa  Kỳ,  trong  số  người  trưởng thành trên 20 tuổi được ước tính có 34,0% người lớn tăng huyết áp, tương đương với 85,7 triệu người [7]. Điều tra dịch tễ năm 2015 cho thấy tỷ lệ người tăng huyết áp ở Việt Nam là 25,1% (11 triệu người tăng huyết áp)[4].
Trong  những  năm  gần  đây  nhiều  tác  giảtrong nước và nước ngoài đã chú ý đến một yếutố độc lập làm gia tăng thêm các nguy cơ mắcbệnh  tim  mạch,  đólà  homocysteine Homocysteine là một  acid amin có chứa nhóm sulfur,  được  tạo  thành  trong  quá  trình  chuyển hoá methionine và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học của các tác giả nước ngoài đã cho thấy mối liên  quan  giữa  homocysteine  máu  (Hcy)  và  áp lực máu đặc biệt là huyết áp tâm thu. Vì vậy
sử dụng xét nghiệm homocysteine máu có thể giúp ích cho các nhà tim mạch trong việc phát hiện sớm và tiên lượng bệnh tăng huyết áp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa

Homocystein, tăng huyết áp
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Minh Hiền (2007), Homocysteine huyết thanh và mối liên quan với một số chỉ số sinh học khác trong bệnh tiền sản giật, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại Học Y Hà Nội.
2. Ngô Thị Hiếu (2014), Nồng độ homocysteine huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại Học Y Thái Nguyên.
3. Nguyễn Thị Hương (2006), Xác định nồng độ Homocysteine trong huyết thanh bệnh nhân tăng huyết áp, Luận văn Thạc sỹ y học, Học Viện Quân Y.
4. Hội Tim mạch Việt Nam (2016), “Báo cáo của chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp”, Bộ Y Tế.

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HOMOCYSTEIN MÁU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT

Leave a Comment