NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT MỞ BAO SAU THỦY TINH THỂ BẰNG LASER YAG
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT MỞ BAO SAU THỦY TINH THỂ BẰNG LASER YAG
TÓM TẮT
Đục bao sau là biến chứng hay gặp, là nguyên nhân chính làm giảm thị lực sau phẫu thuật đục thủy tinh thể (TTT). Phẫu thuật mở bao sau bằng laser YAG tiến hành trên 235 mắt, 182 bệnh nhân (BN), chủ yếu (87,4%) trong độ tuổi ≥ 70. Bệnh toàn thân: tăng huyết áp (32,42%), đái tháo đường (10,44%), tai biến mạch máu não cũ (3,29%), Parkinson (1,1%). Chỉ định laser YAG trong trường hợp đục bao sau độ 3 và 4. Lỗ mở bao sau có đường kính 3 – 4 mm. Năng lượng trung bình mở bao sau đối với dạng đục hạt ngọc trai là 20,08 mJ, xơ hóa 60,08 mJ, dạng phối hợp 60,06 mJ. Kết quả: 42,55% mắt có thị lực ≥ 3/10 và 13,19% mắt ≥ 5/10 trước phẫu thuật, sau phẫu thuật tăng lên 87,66% và 65,96%. Biến chứng: tăng nhãn áp gặp 1 mắt, lỗ mở bao bị lệch tâm 2 mắt. Không gặp trường hợp nào bị biến chứng bong võng mạc, phù hoàng điểm, tổn hại thể thủy tinh nhân tạo, viêm nội nhãn… Để hạn chế biến chứng, cần lưu ý: năng lượng laser YAG sử dụng ở mức tối thiểu (< 80,0 mJ); lỗ mở bao có đường kính không >4 mm và không < 3 mm. Để lỗ mở bao sau đúng kích cỡ và không bị lệch tâm, nên tia đánh dấu 4 điểm trước, sau đó tạo lỗ
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất