NGHIÊN CỨU VAI TRÒ LIỆT ĐIỀU TIẾT TRONG KHÚC XẠ TỰ ĐỘNG Ở LỨA TUỔI HỌC SINH

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ LIỆT ĐIỀU TIẾT TRONG KHÚC XẠ TỰ ĐỘNG Ở LỨA TUỔI HỌC SINH

 NGHIÊN CỨU VAI TRÒ LIỆT ĐIỀU TIẾT TRONG KHÚC XẠ TỰ ĐỘNG Ở LỨA TUỔI HỌC SINH 

Dương Ngọc Vinh*, Đoàn Trọng Hậu * 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của LĐT trong phương pháp đo KXKQ bằng máy đo KXTĐ bằng cách đo KXKQ bằng máy đo này trước và sau LĐT, đồng thời phân tích sự khác biệt KX giữa hai trường hợp đó. 
Đối tượng và phương pháp : Mô tả, phân tích cắt ngang được thực hiện trên 400 mắt (200 cá thể). Đo KXKQ bằng máy đo KXTĐ, chưa sử dụng thuốc LĐT; đoKXKQ bằng máy đo KXTĐ, đã được sử dụng thuốc LĐT (Cyclopentolate 1%). So sánh các thông số KX của hai lần đo này. 
Kết quả : So sánh trước và sau LĐT : chênh lệch KXC chiếm tỷ lệ cao (91%), chênh lệch KXC (+) – 87.7%, chênh lệch KXC (-) – 3.3%; chênh lệch KXT chiếm tỷ lệ cao 75.7%, chênh lệch KXT (+) – 46.7%, chênh lệch KXT (-) – 29.0%.Có sự khác biệt có ý nghĩa (p = 0.000) giữa trung bình KXC trước và sau LĐT và mức chênh lệch trung bình là 0.83 ±0.83 D. Có sự khác biệt có ý nghĩa (p = 0.006) giữa trung bình KXT trước và sau LĐT và mức chênh lệch trung bình là 0.08 ±0.57 D (không có ý nghĩa thực tiễn). Chênh lệch KXC và tuổi có quan hệ nghịch (RC= – 0.309). Chưa đủ cơ sở để có thể kết luận về sự tương quan giữa độ chênh lệch KXT và tuổi (p = 0.083 > 0.005). Có sự khác biệt có ý nghĩa (p = 0.000) về trung bình TKT trước và sau LĐT và mức chênh lệch trung bình là 8.52 ±10.99. 
Kết luận : Thuốc LĐT phát huy tác dụng tốt trong phương thức đo KXKQ bằng máy đo KXTĐ. Các thông số KX được đo bởi máy đo KXTĐ trong trường hợp không có thuốc LĐT là không hoàn toàn khách quan

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment