Nhận xét kết quả  chăm sóc  vết thương phần  mềm khuyết da bằng vật liệu Urgotul  tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình,bệnh viện Việt Đức

Nhận xét kết quả  chăm sóc  vết thương phần  mềm khuyết da bằng vật liệu Urgotul  tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình,bệnh viện Việt Đức

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa Nhận xét kết quả  chăm sóc  vết thương phần  mềm  khuyết da bằng vật liệu Urgotul  tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình,bệnh viện Việt Đức.Da là một cơ quan lớn, chiếm 16% trọng lượng cơ thể có chức năng bao bọc cơ thể [21]. Da và lớp mỡ dưới da gần với màng cân cơ hoặc màng xương bên dưới và liên kết với các thành phần này bởi một tổ chức liên kết lỏng lẻo. Do đó, khi có lực giằng xé hay ma sát lên mặt da, da và tổ chức dưới da rất dễ bị bong lóc ra khỏi lớp cân, cơ ở sâu để lộ các tổ chức dưới da [40], khi bị chém ngang các sợi cơ, do tính đàn hồi của cơ làm miệng vết thương mở to ra; khi vết thương dập nát phải cắt lọc. Tất cả tổn thương trên đều làm mất đi sự liên tục của da.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của phương tiện giao thông với tốc độ lớn, tai nạn giao thông có xu hướng tăng cả về số lượng lẫn mức độ trầm trọng. Do vậy thương tổn phần mềm cũng tăng, trong đó tổn thương khuyết da chiếm một tỉ lệ đáng kể. Khi da bị tổn thương sẽ tạo đường vào cho các yếu tố có hại xâm nhập vào cơ thể, làm mất nước ở các tổ chức dưới da gây các tổn thương tiếp theo.


Việc điều trị vết thương khuyết da cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi tổn thương khuyết da có diện tích rộng. Khi đó, nguy cơ nhiễm trùng, mất nước ở các tổ chức dưới da rất cao dẫn tới biến chứng cơ, xương, khớp, mạch, thần kinh bên dưới. Vì vậy, những vết thương khuyết da cần được chăm sóc và tiến hành thủ thuật che phủ khuyết da. Để tiến hành che phủ khuyết da thì vết thương phần mềm (VTPM) phải không bị nhiễm trùng và lên tổ chức hạt tốt.
Việc thay băng đóng vai trò rất quan trọng trong qui trình chăm sóc vết thương nhằm mục đích làm sạch vết thương, tránh nhiễm khuẩn, tạo môi trường tốt cho vết thương chóng lành. Tuy nhiên, với việc thay băng thông thường, do miếng gạc chỉ là vật liệu thông thường được sử dụng với mục đích hút dịch nên dịch tiết ra từ vết thương như máu, huyết tương, mủ… bị cô đặc và tạo kết dính giữa gạc và bề mặt vết thương vì thế nhược điểm lớn của việc dùng gạc thông thường là khi bóc băng bệnh nhân phải chịu đau đớn rất nhiều, và có thể làm tổn thương cho mô tân sinh khiến quá trình liền vết thương bị gián đoạn. Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để hạn chế nhược điểm đó như: dùng nước muối sinh lí tưới lên băng gạc trước khi bóc, đắp mật ong, đường vào vết thương… tuy nhiên những phương pháp này thực hiện lâu và quan trọng là bệnh nhân vẫn không tránh khỏi cơn đau. Để khắc phục điều này, hiện nay, bằng công nghệ Technology Lipido-Colloid (TLC) hãng Urgo Medical đã tạo ra rất nhiều sản phẩm urgo với tính năng cơ bản: giảm đau, tránh tổn thương mô tân sinh, kích thích mô hạt phát triển… và các tác dụng đặc trưng khác nhau, được sử dụng cho các tình trạng vết thương khác nhau. Urgotul được sử dụng cho những vết thương phầm mềm khuyết da tiết ít dịch, hoặc không tiết dịch. Nó được cho là khắc phục tất cả nhược điểm của việc sử dụng miếng gạc thông thường vì nó có đủ các tính năng cơ bản của sản phẩm urgo sản xuất theo công nghệ TLC và giá thành rẻ. Hiện viện Chấn Thương Chỉnh Hình, bệnh viện Việt Đức đang áp dụng sử dụng vật liệu này với các vết thương phần mềm khuyết da.
Tới nay chưa có một báo cáo nào đề cập đến kết quả chăm sóc VTPM khuyết da bằng vật liệu Urgotul. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét kết quả  chăm sóc  vết thương phần  mềm  khuyết da bằng vật liệu Urgotul  tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình,bệnh viện Việt Đức” với 2 mục tiêu:
1.    Mô tả các hình thái vết thương phần mềm khuyết da thường gặp tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình – bệnh viện Việt Đức
2.    Nhận xét kết quả chăm sóc vết thương phần mềm khuyết da bằng vật liệu Urgotul tại viện Chấn Thương Chỉnh Hình – bệnh viện Việt Đức

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN    3
1.1 Đặc điểm cấu tạo và sự nuôi dưỡng của da    3
1.1.1 Cấu tạo của da    3
1.1.2 Sự nuôi dưỡng da    4
1.2 Chức năng của da    7
1.2.1 Chức phận bảo vệ    7
1.2.2 Chức phận điều hòa thân nhiệt    8
1.2.3 Chức phận thu nhận cảm giác    8
1.2.4 Chức phận miễn dịch    9
1.2.5 Chức phận bài tiết    9
1.2.6 Chức phận tạo sừng (keratin), tạo sắc tố (melanin)    9
1.3VTPM có khuyết da    9
1.3.1 Đại cương    9
1.3.2 Phân loại vết thương phần mềm.    10
1.4 Quá trình liền vết thương.    13
1.4.1 Giới thiệu.    13
1.4.2 Cơ chế lành vết thương.    13
1.5 Nhiễm trùng vết thương.    14
1.5.1 Sự phát sinh nhiễm khuẩn-phản ứng viêm].    14
1.5.2 Dấu hiệu nhiễm trùng    18
1.6 Các phương pháp điều trị khuyết da thông thường.    19
1.6.1 Ghép da bằng mảnh rời tự do.    19
1.6.2 Khâu da thì đầu muộn.    20
1.6.3 Khâu da thì 2.    20
1.6.4 Vi phẫu thuật.    21
1.6.5 Đặt túi làm giãn da (expauder).    21
1.7Chăm sóc VTPMKD    21
1.7.1 Một số vấn đề trong nhận định và chăm sóc.    21
1.7.2 Một số dung dịch sát khuẩn dùng trong chăm sóc vết thương    24
1.8 Băng vết thương bằng gạc Urgotul.    25
1.8.1 Tiêu chí cho một băng vết thương.    25
1.8.2 Công nghệ TLC ( Technology-lipido-colloid).    26
1.8.3 Đặc điểm Urgotul.    26
1.8.4 So sánh giữa gạc Urgotul và Urgocell Contact    28
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    29
2.1 Địa điểm nghiên cứu    29
2.2 Đối tượng nghiên cứu    29
2.3 Phương pháp nghiên cứu.    29
2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu    32
2.5 Xử lí số liệu.    34
2.6 Khía cạnh đạo đức của đề tài    34
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.    36
3.1Đặc điểm chung của đối tượng.    36
3.1.1 Tuổi.    36
3.1.2 Giới.    36
3.1.3 Phân theo nghề nghiệp.    36
3.2Tình trạng lúc vào viện:    37
3.2.1 Nguyên nhân tai nạn.    37
3.2.2 Thời gian từ lúc chấn thương tới khi vào viện.    38
3.2.3 Xử trí trước tuyến.    38
3.2.4 Tình trạng vết thương lúc vào viện.    39
3.2.5 Diện tích VTPM:    39
3.2.6 Phân loại VTPM.    40
3.2.7 Vị trí VTPM.    40
3.2.8 Tổn thương phối hợp.    41
3.3Nhận xét kết quả chăm sóc:    41
3.3.1 Tình trạng nhiễm trùng VTPM    41
3.3.2 Đánh giá mức độ lên tổ chức hạt.    42
3.3.3 Đánh giá mức độ đau.    43
3.3.4 Thời gian chăm sóc.    43
3.3.5 Kết quả kết thúc quá trình chăm sóc.    44
3.3.6 Thời gian nằm viện trung bình.    45
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN    57
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng:    57
3.1.1 Tuổi.    57
3.1.2 Giới.    57
3.1.3 Nghề nghiệp.    58
3.2 Tình trạng lúc vào viện:    58
3.2.1 Nguyên nhân tai nạn.    58
3.2.2 Thời gian từ lúc chấn thương tới khi vào bệnh viện.    59
3.2.3 Xử trí trước tuyến.    59
3.2.4 Tình trạng vết thương lúc vào viện.    60
3.2.5 Diện tích VTPM.    60
3.2.6 Phân loại VTPM.    60
3.2.7 Vị trí VTPM.    61
3.2.8 Tổn thương phối hợp.    61
3.3 Nhận xét kết quả chăm sóc:    62
3.3.1 Tỉ lệ nhiễm trùng VTPM.    62
3.3.2 Đánh giá mức độ lên tổ chức hạt.    62
3.3.3 Đánh giá mức độ đau.    63
3.3.4 Thời gian chăm sóc.    63
3.3.5 Kết quả kết thúc quá trình chăm sóc tại viện.    64
3.3.6 Thời gian nằm viện trung bình:    65
KẾT LUẬN    66
KIẾN NGHỊ    68

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment