Nhận xét kết quả lâm sàng và chức năng thông khí sau điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ

Nhận xét kết quả lâm sàng và chức năng thông khí sau điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ

Nhận xét kết quả lâm sàng và chức năng thông khí sau điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ
Nguyễn Thanh Thủy, Nguyễn Huy Bình, Phan Thu Phương, Phạm Cẩm Phương, Ngô Trường Sơn, Lê Viết Nam, Nguyễn Đức Nghĩa, Đặng Thành Đô, Đào Ngọc Phú, Ngô Quý Châu
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu đánh giá kết quảlâm sàng và chức năng thông khí sau điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ. Nghiên cứu can thiệp thử nghiệm lâm sàng ở 20 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên 40 tuổi với FEV1 < 60% vàcó ít nhất 2đợt cấp hoặc 1đợt cấp nhập viện trởlên trong 12 tháng trước được điều trị bằng tếbào gốc tự thân từ mô mỡ từ 1/2018 đến 8/2020, Trong nghiên cứu 100% nam giới với tuổi trung bình 66,25 ± 6,65. 100% bệnh nhân thuộc GOLD D. Nghiên cứu cho thấy sựcải thiện cóý nghĩa về điểm CAT, mMRC, SGRQ, BDI, chỉ sốBODE, khoảng cách đi bộ 6 phút tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng sau truyền TBG tựthân từmô mỡlần 1 và lần 2 so với trước điều trị(P < 0,05). Chỉ sốFVC, FEV1 tăng so với trước điều trị. Trung bình FEV1 (%) tăng từ41,35 ± 12,283 (trước điều trị) lên 47,2 ± 10,63 (ở 6 tháng sau truyền TBG lần 2) (p > 0,05).

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang là gánh nặng về bệnh tật và kinh tế – xã hội, mặc dù có nhiều phương pháp điều trị từ không thuốc phối hợp có thuốc đượcáp dụng. Trên thế giới, bệnh là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư,1và dự báo sẽ đứng thứ ba vào năm 2020.2 Tại châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam là nước có tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trung bình và nặng cao nhất chiếm 6,7% dân số.3Đáp ứng viêm hệ thống đóng vai trò quan trọng  trong  cơ  chế  bệnh  sinh  của  bệnh  phổi tắc nghẽn mãn tính. Muốn làm chậm tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải ngăn chặn được quá trình viêm này. Qua các nghiên cứu trên mô hình động vật, tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cell – MSC) được thấy là loại tế bào gốc (TBG) đa năng có thể biệt hóa  thành  nhiều  loại  tế  bào  khác  nhau  như xương, mỡ, sụn, cơ, gan, thận, tim mạch, tế bào tiết insulin, thần kinh, tế bào khí quản,…4 – 9đồng thời, có khả năng di chuyển đến vùng tổn thương, có tính kháng viêm và điều hòa miễn dịch. Trong cơ thể, mô mỡ là nguồn cung cấp số lượng TBG trưởng thành nhiều nhất. Các nghiên cứu sử dụng TBG từ mô mỡ điều trị các bệnh lý khác nhau đãđược thực hiện, trong đócó các bệnh lý phổi như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ phổi, tổn thương phổi cấp tính.10 – 12Với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các nghiên cứu đã bước đầu cho thấy tính an toàn của việc truyền TBG tự thân từ mô mỡ, tuy nhiên còn hạn chế trong việc đánh giá về kết quả điềutrị.

https://thuvieny.com/chuc-nang-thong-khi-sau-dieu-tri-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-bang-te-bao-goc-tu-than-tu-mo-mo/

Leave a Comment