Nhận xét kết quả thay van hai lá và động mạch chủ cơ học ở trẻ em tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Nhận xét kết quả thay van hai lá và động mạch chủ cơ học ở trẻ em tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Nhận xét kết quả thay van hai lá và động mạch chủ cơ học ở trẻ em tại Bệnh viện Tim Hà Nội
Đào Quang Vinh, Nguyễn Sinh Hiền, Tạ Hoàng Tuấn
Mục đích: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá và động mạch chủ cơ học ở trẻ em tại bệnh viện Tim Hà Nội từ  năm 2004 đến T6-2019.
Phương pháp: Mô tả hồi cứu
Kết quả: Tổng số bệnh nhân là 50 , trong đó 34 ca thay van hai lá cơ học đơn thuần, 16 trường hợp thay van ĐMC cơ học đơn thuần. Tuổi phẫu thuật trung bình: 7,58 ± 6,01 năm (Tuổi thấp nhất là 7 tháng, cao nhất là 15 năm). Nam:  29 bệnh nhân ( 58%), nữ: 21 bệnh nhân ( 42%). Siêu âm trước khi ra viện và sau 3 tháng chúng tôi thấy kết quả gần như  nhau: EF trung bình: van HL cơ học: 56,28 ± 10,67 %; van ĐMC: 54,72 ± 9,66 % .Chênh áp  trung bình: Van HL: 3,18 ± 1,25; van ĐMC: 12,12 ± 3,25 mmHg . Chỉ số INR: van HL: 2,58 ± 1,20; Van ĐMC: 2,34 ± 0,92. Biến chứng kẹt van: 2 trường hợp thay van hai lá sau mổ 3 năm và 4 năm; kẹt van ĐMC có 1 trường hợp sau mổ 5 năm.  Tử vong ngay sau mổ: Van HL: 2 trường hợp (5.88%); van ĐMC: 1 trường hợp (6.25%); Tử vong muộn: Sau 2 năm có 1 trường hợp tử vong sau thay van hai lá; sau 4 năm có 1 trường hợp tử vong sau thay van ĐMC.
Kết luận: Kết quả phẫu thuật thay van tim ở trẻ em khả quan. Cần trang bị phương tiện và kinh nghiệm trong mổ tim hở ở trẻ nhẹ cân tốt hơn nữa để phẫu thuật bệnh sớm và hiệu quả nhất có thể, trong đó việc điều trị biến chứng suy tim và rối loạn đông máu sau mổ cần được chú trọng.

Tại Việt Nam, số bệnh nhân trẻ em bị bệnh van hai lá và van ĐMC có tổn thương nặng có chỉ định  thay  van  chiếm  một  tỉ  lệ  nhỏ.  Chẩn  đoán bệnh  thường  dựa  vào  khám  lâm  sàng,  ĐTĐ, XQuang,  Siêu  âm  tim.  Đặc  biệt  siêu  âm  tim  là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật và theo dõi sau mổ. Điều trị bao gồm nội khoa và ngoại khoa. Trong đó phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng. Biến chứng và nguy cơ sau phẫu thuật hay gặp  suy  tim,  tăng  áp  động  mạch  phổi,  các  biến chứng liên quan đến van cơ học và thuốc chống đông.Tiên  lượng  bệnh  nhân  sau  phẫu  thuật  khá khả  quan,  kết  quả  phẫu  thuật  tốt  hơn  khi  phẫu thuật sớm.Tuy nhiên tùy theo mức độ suy tim mà thời  gian điều trị dài hay ngắn  và đặc  biệt  bệnh nhân thay van là trẻ em với tuổi đời tương lai còn rất dài nên việc theo dõi sát để đảm bảo một tiên lượng sống tốt là rất quan trọng.Tại Việt Nam còn rất ít nghiên cứu đánh giá kết quả thay van tim ở trẻ em, do đó chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị thay van hai lá và động mạch chủ cơ học ở trẻ em  tại bệnh viện Tim Hà nội.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment