NỒNG ĐỘ ALBUMIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CHẨN ĐOÁN LẦN ĐẦU
NỒNG ĐỘ ALBUMIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CHẨN ĐOÁN LẦN ĐẦU
Lê Đình Tuân1, Nguyễn Thị Phi Nga1, Trần Thị Thanh Hóa2
Nguyễn Thị Hồ Lan2, Phạm Văn Trân1, Nguyễn Tiến Sơn1
Đỗ Như Bình1, Nguyễn Huy Thông1, Nguyễn Văn Thuần1, Ngô Văn Mạnh3
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ albumin huyết thanh và mối liên quan của nó với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 chẩn đoán lần đầu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 306 BN ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Kết quả: Nồng độ albumin máu trung bình là 41,4 ± 4,03 g/L, của nam giới là 41,41 ± 4,18 g/L, nữ giới là 41,40 ± 3,18 g/L; tỷ lệ BN có giảm nồng độ albumin máu là 7,8%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ trung bình và tỷ lệ giảm nồng độ albumin máu giữa nam và nữ (p > 0,05). Khi phân tích đơn biến, nồng độ albumin máu có tương quan thuận với cân nặng (r = 0,174, p < 0,01), triglyceride (r = 0,123, p < 0,05); tương quan nghịch với tuổi (r = -0,214, p < 0,001), glucose máu khi đói (r = -0,164, p < 0,05), HbA1c (r = -0,178, p < 0,01), CRP (r = -0,24, p < 0,001). Khi phân tích hồi quy đa biến thấy, sự giảm nồng độ albumin máu liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi, giảm cân nặng, tăng glucose máu lúc đói, tăng CRP và giảm cholesterol máu. Đồng thời, sự tăng nồng độ HbA1c có liên quan có ý nghĩa thống kê với sự giảm nồng độ C-peptide và albumin máu. Kết luận: Ở BN ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu, sự giảm nồng độ albumin máu có liên quan đến sự tăng glucose máu lúc đói và HbA1c.
Đái tháo đường týp 2, chiếm chủ yếu trong các bệnh ĐTĐ, là bệnh nội tiết chuyển hóa mạn tính, tỷ lệ bệnh tăng rất nhanh trên toàn thế giới, gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [1]. Lý thuyết về bệnh ĐTĐ liên tục được cập nhật cùng với sự phát triển của khoa học y học bao gồm cả cơ chế bệnh sinh, biến chứng và điều trị.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com