Phân tích chi phí – hiệu quả một số phác đồ tầm soát và điều trị loãng xương ở phụ nữ Việt Nam trên 45 tuổi
Luận văn y học Phân tích chi phí – hiệu quả một số phác đồ tầm soát và điều trị loãng xương ở phụ nữ Việt Nam trên 45 tuổi.Loãng xương là một bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tình trạng mật độ xương giảm, vi cấu trúc của xương bị suy thoái dẫn đến hiện tượng yếu xương và làm tăng nguy cơ gãy xương [61]. Ước tính hiện có khoảng 200 triệu phụ nữ bị loãng xương trên toàn thế giới, và đến năm 2050, chỉ riêng Việt Nam con số này sẽ là khoảng 7 triệu người [55]. Với gánh nặng kinh tế và bệnh tật tạo ra, loãng xương thực sự là một vấn đề lớn của toàn thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Tỷ lệ loãng xương ở nữ giới cao gấp ba lần nam giới [81], đặc biệt phụ nữ da trắng và châu Á là đối tượng có nguy cơ rất cao bị loãng xương [61]. Bên cạnh đó, tỷ lệ loãng xương tăng nhanh theo độ tuổi và là nguyên nhân chính gây thương tật và tử vong ở người cao tuổi [26]. Khi tuổi thọ có xu hướng được cải thiện, kéo theo tỷ lệ người cao tuổi tăng lên, gánh nặng mà loãng xương gây ra càng lớn. Do đó cần một sự quan tâm đặc biệt trong tầm soát và điều trị đối với phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi sau mãn kinh.
Hiện nay, xác định mật độ xương theo phương pháp đo năng lượng hấp thụ tia X kép (DXA) là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương [13]. Tuy nhiên, với hạn chế về chi phí, số lượng [55], DXA khó có thể phổ biến được với mọi đối tượng. Vì vậy, việc lựa chọn, sàng lọc những đối tượng có nguy cơ cao để thực hiện DXA bằng công cụ tiền tầm soát nên được xem xét. Trong các công cụ tiền tầm soát, Công cụ tự đánh giá loãng xương (OST) nổi bật với sự đơn giản vì chỉ yêu cầu thông số tuổi và cân nặng. Hai phác đồ trên là những phác đồ cơ bản, được đánh giá trong hầu hết các nghiên cứu kinh tế Dược về tầm soát loãng xương trên thế giới [77].
Đối với bệnh nhân đã được chẩn đoán loãng xương, điều trị để dự phòng gãy xương là mục tiêu hàng đầu. Trong điều trị loãng xương, nhóm Bisphosphonate được coi như là chỉ định đầu tay, thuốc đã chứng minh hiệu quả rõ ràng với phụ nữ sau mãn kinh. Theo danh mục thuốc BHYT chi trả theo thông tư 40/2014/BYT, các thuốc điều trị loãng xương thuộc nhóm Bisphosphonate bao gồm alendronat và zoledronic acid. Tuy nhiên cả 2 thuốc đã bị giới hạn chi trả so với thông tư 31/2011/BYT, cụ thể, thuốc chỉ được thanh toán ở khoa cơ xương khớp bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I [4].
Trên thế giới, hàng chục nghiên cứu về chi phí – hiệu quả của các phác đồ tầm soát và điều trị loãng xương đã được thực hiện [36], [84], [31], [30] đây là bằng chứng cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo để đảm bảo cân bằng giữa hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế, từ đó đưa ra các phác đồ, hướng dẫn điều trị chuẩn. Tại Việt Nam hướng dẫn chuẩn về tầm soát và điều trị loãng xương vẫn chưa được xây dựng.
Từ năm 2014, ý tưởng về đánh giá các phác đồ tầm soát và điều trị loãng xương đã được nhóm nghiên cứu triển khai, trong đó, nghiên cứu của tác giả Hà Thu Huyền, Nguyễn Thị Kiều Oanh [5], [8] đã cung cấp số liệu về chi phí điều trị hậu loãng xương – dữ liệu cần thiết trong mô hình. Gần đây, tác giả Đỗ Bảo Ngọc
[7] đã ước tính CP – HQ của các thuốc điều trị loãng xương, tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở thử nghiệm mô hình và tập trung vào các phác đồ điều trị, các dữ liệu về chi phí trong nghiên cứu [5], [8] chưa được cập nhật. Tiếp tục định hướng nghiên cứu này, nhằm cập nhật các dữ liệu đầu vào, đồng thời phát triển mô hình đánh giá CP – HQ các phác đồ tầm soát và điều trị loãng xương từ đó cung cấp bằng chứng về đánh giá kinh tế, hỗ trợ quá trình ra quyết định của các nhà quản lý và hoạch định chính sách, đề tài: “Phân tích chi phí – hiệu quả một số phác đồ tầm soát và điều trị loãng xương ở phụ nữ Việt Nam trên 45 tuổi” được thực hiện với các mục tiêu:
Mục tiêu 1: Phân tích chi phí – hiệu quả của các phác đồ sử dụng thuốc alendronat (Fosamax Plus D®), zoledronic acid (Aclasta®) ở phụ nữ Việt Nam bị loãng xương trên 45 tuổi.
Mục tiêu 2: Phân chi phí – hiệu quả của các phác đồ tầm soát bằng DXA, OST kết hợp DXA ở phụ nữ Việt Nam trên 45 tuổi.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Loãng xương và hậu quả của loãng xương 3
1.1.1 Khái niệm và thực trạng của loãng xương trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.2 Hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương – gãy xương 4
1.2 Quản lý loãng xương 5
1.2.1 Phòng ngừa 5
1.2.2 Tầm soát và chẩn đoán 5
1.2.3 Điều trị 7
1.3 Phương pháp mô hình hóa trong đánh giá chi phí – hiệu quả 8
1.3.1 Sự cần thiết phải lập mô hình ra quyết định 9
1.3.2 Các loại mô hình ra quyết định 9
1.3.3 Các bước tính chi phí – hiệu quả bằng phương pháp mô hình hóa 11
1.3.4 Phân tích tính bất định trong phân tích chi phi – hiệu quả 11
1.3.5 Biểu diễn kết quả phân tích độ nhạy xác suất 14
1.3.6 Phầm mềm TreeAge Pro trong phân tích chi phí – hiệu quả 15
1.4 Các nghiên cứu liên quan 16
1.4.1 Các nghiên cứu đánh giá CP – HQ các phác đồ điều trị loãng xương 16
1.4.2 Các nghiên cứu đánh giá CP – HQ các phác đồ điều tầm soát loãng xương 17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.2 Các bước tiến hành 18
2.3 Mô hình sử dụng 20
2.4 Dữ liệu đầu vào mô hình 22
2.5 Phân tích số liệu và phiên giải kết quả 25
2.6 Phân tích độ nhạy 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 26
3.1 Phân tích chi phí – hiệu quả các phác đồ điều trị loãng xương 26
3.1.1 Phân tích cơ bản 26
3.1.2 Phân tích độ nhạy 28
3.2 Phân tích chi phí – hiệu quả các phác đồ tầm soát loãng xương 31
3.2.1 Phân tích cơ bản 31
3.2.2 Phân tích độ nhạy 33
BÀN LUẬN 35
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com