Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị nhồi máu não cấp tại tại bệnh viện Trung ưong Huế
Luận văn thạc sĩ dược học Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị nhồi máu não cấp tại tại bệnh viện Trung ưong Huế .Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột quỵ não là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và ngày có xu huớng gia tăng. Ở các nước Âu, Mỹ và các nước phát triển, TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh [19] và đứng hàng thứ 2 gây tử vong ở người trưởng thành trên thế giới chỉ sau bệnh mạch vành [40]. Ngay cả khi thoát khỏi nguy hiểm đến tính mạng, bệnh cũng có thể để lại những di chứng nặng nề về tâm thần kinh, là ,đầy đủ về căn nguyên bệnh và một khi đã xảy ra, việc điều trị sẽ cực kỳ tổn kém [19], [42], Do đó, TBMMN cho đến nay vẫn là vấn đề thời sự của y học đổi với mọi quốc gia, dân tộc.
Gánh nặng của TBMMN sẽ tiếp tục tăng trong 20 năm tới nếu không có những biện pháp dự phòng, đặc biệt ở các nước đang phát triển [59], 87% trường họp tử vong do TBMMN xảy ra ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình [11], [40], trong đó có Việt Nam. Thực vậy, TBMMN ngày càng có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tể về tử vong tại 6 bệnh viện lớn ở Hà Nội vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 và cũng như theo thống kê của SEAMIC (2001) cho thấy TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu ở nước ta [19].
Tai biến mạch máu não có hai thể chính là xuất huyết não và nhồi máu não. Trong đó, nhồi máu não (NMN) chiếm khoảng 80-85% các trường họp [27]. Nhồi mãu não là một bệnh cảnh lâm sàng cấp cứu phức tạp đồng thời mục tiêu và phương pháp điều trị còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Mặt khác, dù nhiều hướng dẫn quốc tế được đưa ra để xử lý TBMMN cấp, song việc áp dụng tại mỗi quốc gia và đơn vị điều trị lại rất khác nhau phụ thuộc vào điều kiện và kinh nghiệm lâm sàng thực tế. Hơn thế nữa, trong những thập kỷ gần đầy, điều trị NMN cấp đã có nhiều tiến bộ quan trọng nhờ sự phát hiện nhiều thuốc mới góp phần điều trị đặc hiệu [12]. Do đó, việc khảo sát tình hình sử dụng thuốc cũng như hiệu quả điều trị NMN cấp tại các bệnh viện sẽ góp phần tổng kết kinh nghiệm điều trị và nâng cao chất lượng điều trị trong tương lai tại mỗi bệnh viện.
Bệnh viện Trung Ương Huế là bệnh viện lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên và điều trị bệnh tim mạch là một thế mạnh của bệnh viện đã được ghi nhận. Theo nghiên cứu dịch tễ học trong 10 năm tại bệnh viện Trung Ương Huế (1984- 1993), tần suất năm TBMMN có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây từ 8,87 đến 47,67 [19]. Tại bệnh viên Trung Ương Huế, hầu hết các bệnh nhân TBMMN cấp thường được chuyển đến đơn vị cấp cứu muộn (sau khoảng thời gian “cửa sổ điều trị”) trong khi “thời gian là não”(time is brain) trong điều trị NMN cấp. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị chính xác, nhanh chóng là chìa khoá cho việc triều trị NMN cấp hiệu quả.
Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết được đặt ra ở trên, chúng tôi tiến hành đề tài « Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị nhồi máu não cấp tại tại bệnh viện Trung ưong Huế » nhằm hai mục tiêu :
1.Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị nhồi máu não cấp
2.Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân nhồi máu não cấp tại bệnh viện Trung Ương Huế.
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG/BIẺU ĐỒ/HÌNH
ĐẶT VẤN ĐÈ 1
CHƯƠNG 1. TÔNG QUAN 3
1.1.TÔNG QUAN VÈ NHỒI MÁU NÃO 3
1.1.1.Khái niệm và phân loại 3
1.1.2.Dịch tễ học và cơ chế bệnh sinh 4
1.1.3.Các yếu tổ nguy cơ 6
1.1.4.Chẩn đoán 7
1.1.5.Điều trị 8
1.2.TỔNG QUAN VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO 16
1.2.1.Các nhóm thuốc điều trị đặc hiện 16
1.3.2. Các nhóm thuốc điều trị yếu tố nguy cơ 24
CHƯƠNG 2. ĐÓI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 26
2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu 27
•
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 27
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư 27
2.2.1Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2Cỡ mẫu 28
2.2.3Nội dung nghiên cứu 29
2.2.4Một số quy ước và tiêu chuẩn đánh giá 30
2.2.5Phương pháp xử lý số liệu 33
CHƯƠNG 3. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu 34
3.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN 34
3.1.1.Đặc điểm về tuổi và giới 34
3.1.2.Thời gian từ lúc khởi phát đến khi nhập viện 35
3.1.3.Các yếu tố nguy cơ 35
3.1.4.Các chỉ số liên quan đến bệnh lúc nhập viện 36
3.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH sử DỤNG THUÓC 37
3.2.1.Các nhóm thuốc sử dụng 38
3.2.2.Sử dụng thuốc chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu 39
3.2.3.Sử dụng thuốc bảo vệ thần kinh 42
3.2.4.Sử dụng thuốc hạ huyết áp 44
3.3.KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 50
3.3.1.Đánh giá hiệu quả điều trị khi xuất viện 50
3.3.2.Đánh giá hiệu quả điều trị một tháng sau khi xuất viện 52
3.3.3.Tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc 53
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 55
4.1.VỀ ĐẶC ĐIỀM CỦA BỆNH NHÂN 54
4.2.VỀ CÁC THUỐC SỪ DỤNG 58
4.3.VỀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ 73
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 77
TAÌ LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1. Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi người nhà bệnh nhân một tháng sau khi xuất viện
Phụ lục 3. Danh sách bệnh nhân
Phụ lục 4. Thang điểm Glasgow
Phụ lục 5. Thang điểm Rankin hiệu chỉnh
Phụ lục 6. Chỉ định bắt buộc đối với một số nhóm thuốc hạ huyết áp
Phụ lục 7. Chỉ định ưu tiên, chống chỉ định và các kiểu phối hợp đối với một số nhóm thuốc hạ huyết áp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não 6
Bảng 1. 2. Khuyến cáo điều trị một số tình trạng bệnh lý gây huyết khối ở tim 15
Bảng 1.3. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu để dự phòng nhồi máu não 19
Bảng 1.4. Tóm tắt tính chất dược động học của valsartan và telmisartan 26
Bảng 2. 5. Phân mức huyết áp khi nhập viện theo AHA/ASA 30
Bảng 2. 6. Phân độ huyết áp 31
Bảng 2.7. Đánh giá tình trạng ý thức 31
Bảng 2. 8. Đánh giá phục hồi khả năng vận động 32
Bảng 2. 9. Đánh giá tổng trạng 32
Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 34
Bảng 3.11. Phân bố bệnh nhân theo thời gian từ lúc khởi phát đến khi nhập viện .35
Bảng 3.12. Các chỉ sổ cơ bản của bệnh nhân lúc nhập viện 37
Bảng 3. 13. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc trong điều trị nhồi máu não cấp 38
Bảng 3.14. Danh mục các thuốc chổng đông và chống ngưng tập tiểu cầu 39
Bảng 3.15. Phác đồ thuốc chống đông và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu 40
Bảng 3.16. Một số đặc điểm sử dụng thuốc chổng ngưng tập tiểu cầu 41
Bảng 3.17. Một số đặc điểm sử dụng thuốc chổng đông 42
Bảng 3. 18. Danh mục các thuốc bảo vệ thần kinh 42
Bảng 3.19. Phác đồ phối hợp thuốc bảo vệ thần kinh trong điều trị 43
Bảng 3. 20. Tỷ lệ dùng thuốc hạ áp 24 giờ đầu nhập viện theo phân mức huyết áp 44
Bảng 3.21. Danh mục thuốc hạ áp xử lý cơn tăng huyết áp mức 2 và 3 46
Bảng 3. 22. Hiệu quả hạ áp sau 24 giờ từ khi nhập viện 47
Bảng 3. 23. Danh mục các thuốc hạ áp điều trị duy trì tăng huyết áp 48
Bảng 3. 24. Các phác đồ điều trị duy trì tăng huyết áp 49
Bảng 3. 25. Hiệu quả hạ áp khi xuất viện 50
Bảng 3. 26. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm Glasgow theo thời gian 51
Bảng 3. 27. Phân bố bệnh nhân theo khả năng phục hồi vận động và thời gian 52
Bảng 3. 28. Tương tác thuốc – thuốc 53
Biều đồ 3. 1. Các yếu tố nguy cơ hay gặp ở bệnh nhân nhồi máu não cấp 36
Biều đồ 3. 2. Kết quả đánh giá toàn trạng bệnh nhân khi xuất viện 50
Hình 1.1. Cơ chế nhồi máu não 5
Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị nhồi máu não cấp tại tại bệnh viện Trung ưong Huế