PHƯƠNG PHÁP HYBRID ĐIỀU TRỊ PHỒNG ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC BỤNG VÀ PHỒNG ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG TRÊN THẬN
PHƯƠNG PHÁP HYBRID ĐIỀU TRỊ PHỒNG ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC BỤNG VÀ PHỒNG ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG TRÊN THẬN
Nguyễn Hữu Ước1,2, Nguyễn Tùng Sơn1,2, Lê Nhật Tiên1,2, Dương Ngọc Thắng1,2, Hoàng Trọng Hải1, Lê Hồng Quân1, Nguyễn Hữu Phong2, Nguyễn Thế Kiên3, Cao Mạnh Thấu1, Trần Hà Phương1, Nguyễn Kim Dần1,2, Phạm Tiến Quân1,2, Nguyễn Quốc Kính1,2, Đoàn Quốc Hưng1,2, Phùng Duy Hồng Sơn1,2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Trường đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Quân y 103- Học viện Quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phẫu thuật điều trị phồng động mạch chủ trên thận và phồng động mạch chủ ngực bụng là phẫu thuật phức tạp, nguy cơ biến chứng cao1,2. Phương pháp hybrid, dựa trên sự phối hợp giữa phẫu thuật và can thiệp nội mạch bằng ống ghép nội mạch (stent graft) ra đời và được kỳ vọng là một phương án thay thế cho phẫu thuật và can thiệp nội mạch đơn thuần3. Tuy nhiên, các kết quả thực tế có được khá thay đổi3. Kỹ thuật này do đó chủ yếu được áp dụng đối với những trường hợp có nguy cơ phẫu thuật cao. Chúng tôi phân tích 2 trường hợp lâm sàng áp dụng phương pháp hybrid tại Bệnh viện Việt Đức tháng 6 năm 2021 đồng thời nhìn nhận lại một số đặc điểm về phương pháp này.
Phồng động mạch chủ (ĐMC) trên thận và phồng ĐMC ngực bụng có thể ảnh hưởng đến tất cả hoặc một nhánh chính của động mạch chủ bụng như động mạch (ĐM) thân tạng, ĐM mạc treo tràng trên, hay ĐM mạc treo tràng dưới.1Phẫu thuật sửa chữa các tổn thương này phức 1Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức2Trường đại học Y Hà Nội3Bệnh viện Quân y 103-Học viện Quân yChịu trách nhiệm chính: Phùng Duy Hồng SơnEmail: hongsony81@yahoo.comNgày nhận bài: 12.5.2021Ngày phản biện khoa học: 28.6.2021Ngày duyệt bài: 13.7.2021tạp với tỷ lệ tử vong chu phẫu trongphồng ĐMC ngực bụng là 20-23%1,2và tỷ lệ biến chứng lên tới trên 50%2. Hiện nay, can thiệp nội mạch trong phồng ĐMC ngày càng phổ biến với nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên can thiệp nội mạch toàn bộ chỉ phù hợp đối với một nhóm bệnh nhân và phẫu thuật hiện vẫn là giải pháp chính đối với những trường hợp phức tạp3. Phương pháp hybrid, dựa trên sự phối hợp giữa phẫu thuật và can thiệp nội mạch bằng ống ghép nội mạch (stent graft) được giới thiệu lần đầu tiên bởi Quinones-Baldrich và cộng sự từ năm 1999 như là một phương án thay thế cho phẫu thuật và can thiệp nội mạch đơn thuần3. Trên lý thuyết, phương pháp này giúp tránh được việc phải bộc lộ rộng rãi hai khoang (ngực bụng), tránh phải cặp ĐMC và hỗ trợ tuần hoàn và được kỳ vọng là giải pháp ít xâm lấn hơn.3Tuy nhiên, thực tế cho thấy các kết quả sau áp dụng phương pháp hybrid thay đổi nhiều tùy theo cả yếu tố từ phía bệnh nhân và phẫu thuật viên.3Phương pháp này do đó chủ yếu được áp dụng đối với những trường hợp có nguy cơ phẫu thuật cao. Chúng tôi phân tích 2 trường hợp lâm sàng áp dụng phương pháp hybrid tại bệnh viện Việt Đức trong tháng 6 năm 2021 đồng thời nhìn nhận lại một số đặc điểm về phương pháp này
Nguồn: https://luanvanyhoc.com