SO SáNH HIệU QUả CủA THÔNG KHí NHÂN TạO THEO PHƯƠNG PHáP “Mở PHổI” Và THÔNG KHí NHÂN TạO

SO SáNH HIệU QUả CủA THÔNG KHí NHÂN TạO THEO PHƯƠNG PHáP “Mở PHổI” Và THÔNG KHí NHÂN TạO

SO SáNH HIệU QUả CủA THÔNG KHí NHÂN TạO THEO PHƯƠNG PHáP “Mở PHổI” Và THÔNG KHí NHÂN TạO THEO ARDS NETWORK TRONG ĐIềU TRị SUY HÔ HấP CấP TIếN TRIểN

LÊ ĐỨC NHÂN – Bệnh viện Đà Nẵng
VŨ VĂN ĐÍNH, NGUYỄN ĐẠT ANH -Trường Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu:  So sánh hiệu quả cải thiện lâm sàng, khí máu và nhận xét các biến chứng của thông khí nhân tạo (TKNT) theo phương pháp  mở phổi  và TKNT theo ARDS network trong điều trị suy hô hấp cấp tiến triển.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu can thiệp, áp dụng  cho 65 bệnh nhân ARDS điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đà Nẵng, từ tháng 8/2007 –  8/2011. Chia làm hai nhóm, nhóm 1 gồm 33 bệnh nhân được TKNT theo ARDS Network, nhóm 2 gồm 32 bệnh nhân được TKNT theo phương pháp  mở phổi . 
Kết  quả:  Tuổi,  APACHE  II  và  điểm  tổn  thương  phổi (LIS) trung bình của nhóm 1 lần l ượt:  50,4±20,1;  20,6±3,0 và  2,87±0,2  ;  nhóm 2: 48,3  ±  20,8;  21,7±3,4  và  2,92±0,3. Không có sự khác biệt về tuổi, giới, APACHE II và LIS giữa hai nhóm tại thời điểm bắt đầu  nghiên cứu (p > 0,05). So sánh diễn biến lâm sàng giữa nhóm  TKNT “mở phổi“ và TKNT theo ARDS Network: SpO2 trung bình ngày 1  t ương ứng: 89,9±4,4; 91,5?2,9 % (p < 0,05). Tần số thở trung bình ngày 2 tương ứng:  24,3±3,1; 22,8±2,3  lần/phút (p < 0,05). CVP  trung  bình  ngày  1  tương  ứng:  12,2±2,8;  15,0±1,4cmH2O (p < 0,01). PaO2/FiO2trung bình tương ứng với các ngày  1,  3,  7  ở  nhóm   mở  phổi   lần  lượt:123,3±43,2; 141,0±63,6;  200,5±73,6  so  với  nhóm  ARDS  Network: 145,4±46,7;  175,1±74,0;  263,8±95,5  đều  khác  biệt  có  ý nghĩa  thống  kê  ở  mức  p<0,01.  Tỉ  lệ  tử  vong  nhóm  TKNT ARDS Network là 42,4%, nhóm TKNT “mở phổi”  là 34,4% (p=0,68).  Viêm phổi liên quan đến thở máy là biến chứng thường gặp nhất ở cả hai nhóm nghiên cứu, tỉ lệ này ở nhóm TKNT  mở phổi  có thấp hơn nhóm ARDS Network nhưng không  có  ý  nghĩa  thông  kê  (p=0,24).  Chỉ  gặp  3,1%  biến chứng tràn khí màng phổi trong TKNT mở phổi. 
Kết luận:  TKNT theo phương pháp mở phổi cải thiện oxy hóa  máu  tốt  hơn  TKNT  theo  ARDS  Network.  Tỉ  lệ  biến chứng  chấn  thương  áp  lực  ở  nhóm  thông  khí  “mở  phổi“ không khác biệt so với nhóm thông khí theo ARDS Network
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment