KHả NĂNG CHốNG OXY HóA CủA CHế PHẩM PROTECGAN TRÊN MÔ HìNH THựC NGHIệM
KHả NĂNG CHốNG OXY HóA CủA CHế PHẩM PROTECGAN TRÊN MÔ HìNH THựC NGHIệM
Vũ Xuân Nghĩa, Nguyễn Thanh Việt
Học viện Quân y
TóM TắT
Khả năng chống oxy hóa, chống gốc tự do của chế phẩm Protecgan được nghiên cứu trên mô hình gây độc tetraclorua carbon (CCl4) chuột nhắt trắng và đánh giá thông qua hàm lượng Malonyl dialdehyd (MDA) và glutathione (GSH) của quá trình peroxyd hóa Lipid (POL). Chuột được chia thành các nhóm: nhóm chứng sinh học, nhóm chứng gây độc CCl4 không dùng Protecgan, nhóm gây độc CCl4 và sử dụng Protecgan. Protecgan 1g/kg cân nặng được hòa tan trong nước rồi cho chuột uống qua sond 3 giờ trước khi gây độc bằng tiêm bắp đùi chuột CCl4 với các hàm lượng 0,5ml/kg và 0,75ml/kg. Sau 15 giờ gây độc, chuột được giết nhanh, lấy gan đo nồng độ MDA và GSH. Kết quả cho thấy, Protecgan có khả năng ức chế POL, làm giảm hàm lượng MDA có ý nghĩa, nhưng tăng nồng độ GSH chưa có ý nghĩa thống kê
TàI LIệU THAM KHảO
1. Đỗ Tất Lợi (1985). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB – KHKT Hà Nội, tr. 633 –636.
2. Đặng Phương Kiệt (1987). Stress và đời sống. NXB –KHKT Hà Nội, tr. 63 -253
3. Lê Thị Hằng (1987). Thăm dò tác dụng của CCL4 tới hàm lượng các chất chứa nhóm –SH, -SS-fiprotein trong gan và não chuột. Luận văn tốt nghiệp dược sĩ đại học Dược Hà Nội.
4. Nguyễn Quang Thường (1986). Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của selen và thân oxy hóa của asen trong cơ thể. Luận án PTS dược học, Hà Nội, tr. 36 –40.
5. Phạm Minh Hưng (1998). Tác dụng bảo vệ gan của hỗn hợp tảo và nhân trần. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ dược học. Đại học dược Hà Nội.
6. Lê Văn Tú (2001). Tác dụng chống Oxy hóa bảo vệ gan của nhân trần tía Thái Nguyên và tảo spirulina Bình Thuận. Luận văn tốt nghiệp dược sĩ đại học Dược Hà Nộ
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất